Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 6 bài 6: Lực - Hai lực cân bằng

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 6

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 6: Hai lực cân bằng tổng hợp các kiến thức về lực, hai lực cân bằng cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I. Tóm tắt lý thuyết Vật lý 6

1. Lực là gì?

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 6

- Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là cường độ) của lực.

2. Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều.

- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Ví dụ: Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 6

II. Phương pháp giải

1. Nhận biết lực

- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.

- Khi vật chịu tác dụng của một hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép…

2. Xác định phương và chiều của lực

Căn cứ vào sự nhận biết lực, vào những kết quả tác dụng của lực để ta xác định phương và chiều của lực tác dụng.

- Khi chịu tác dụng của một lực, nếu vật bị nén hay giãn theo phương và chiều nào thì thường lực đó cũng có phương và chiều đó.

- Khi chịu tác dụng của lực và vật bị biến đổi chuyển động (chuyển động nhanh dần, chậm dần hay đổi hướng…) thì tùy theo từng trường hợp cụ thể để ta xác định đúng phương và chiều của lực.

3. Cách xác định hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:

- Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.

- Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.

- Chiều của hai lực phải ngược nhau.

- Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.

Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì chúng không phải là hai lực cân bằng.

Lưu ý:

+ Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực (hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng).

+ Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.

III. Bài tập ví dụ minh họa

Bài tập 1: Hai đội chơi kéo co. Ban đầu sợi dây dịch về phía A. Lúc sau sợi dây dịch chuyển về phía B. Có lúc sợi dây đứng yên. Giải thích vì sao?

Hướng dẫn

- Lúc đầu sợi dây dịch về phía A chứng tỏ đôi A có lực kéo lớn hơn đội B

- Lúc sau sợi dây dịch chuyển về phía đội B nghĩa là đội B đã có lực kéo lớn hơn đội A

- Khi sợi dây đứng yên thì hai đội có lực kéo ngang bằng nhau

Bài tập 2: Một quả bóng bằng kim loại được giữ yên bằng cách nào?

a. Vì sao quả cầu đứng yên?

b. Khi cắt sợi dây tại sao quả cầu rơi xuống?

Hướng dẫn

a. Quả cầu đứng yên do chịu tác dụng của hai lực cân bằng:

+ Trọng lực của Trái Đất

+ Lực giữ của sợi dây

b. Vì khi cắt đứt sợi dây, lực tác động của sợi dây biến mất chỉ còn lực hút Trái Đất nên quả cầu rơi xuống.

Bài tập 3: Treo một vật nặng vào một lò xo. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Vật tác dụng vào lo xo lực gì? Lò xo có sự biến đổi như thế nào?

b. Lò xo có tác dụng lực lên vật không?

d. Tại sao khi treo vật vào lò xo thì vật không bị rơi xuống đất, khi đó có cặp lực nào cân bằng không? Đó là những lực nào?

Hướng dẫn

a. Vật tác dụng vào lò xo lực kéo

b. Lò xo bị biến dạng – dãn ra

c. Lò xo tác dụng lực lên vật đó là lực đàn hồi

d. Vì lò xo tác dụng lực kéo lên vật nên vật đứng yên, khi đó có cặp lực cân bằng là: Lực kéo của lò xo cân bằng với lực kéo của vật.

Bài tập Lực - Hai lực cân bằng Vật lý lớp 6:

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 6: Lực - Hai lực cân bằng, các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 1 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
112
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Vật Lý lớp 6

    Xem thêm