Vật lý 6 bài 6: Lực - Hai lực cân bằng
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 6: Lực - Hai lực cân bằng được chúng tôi sưu tầm và tổng kết các kiến thức về khối lượng - đo khối lượng cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 6.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Lực - Hai lực cân bằng
A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 6
1. Lực
a. Thí nghiệm
- Bố trí các thí nghiệm:
- Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại:
+ Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng lên xe lăn một lực đẩy.
+ Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị giãn dài ra.
- Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lăn lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo giãn ra
+ Lò xo bị giãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo.
+ Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn.
- Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng: Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
b. Rút ra kết luận: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói ta nói vật này tác dụng lên vật kia.
2. Phương và chiều của lực
- Lực do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra.
- Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến trụ đứng.
3. Hai lực cân bằng
- Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.
- Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có chiều hướng về bên trái.
⇒ Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
B. Bài tập minh họa
a) Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một …………
b) Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một …………
c) Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cậy một …………
d) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ……..
Hướng dẫn giải:
a) Lực nâng
b) Lực kéo
c) Lực uốn
d) Lực đẩy
Bài 2: Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống.a) Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai ………… Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của …………
b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực. Một lực do ………….. tác dụng. Lực kia do …….. tác dụng .
c) Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai …… một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do ….. tác dụng .
Hướng dẫn giải:
a. Lực cân bằng, em bé
b. Lực cân bằng, em bé, con trâu
c. Lực cân bằng, sợi dây.
C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 6
Câu 1: Để nâng 1 vật có trọng lượng 30N ta phải dùng lực như nào trong các lực dưới đây
A. F<30N
B. F=30N
C. F>20N
D. 20N<F<300N
Câu 2: Một bạn kéo một vật lên theo phương thẳng đúng thì phải sử dụng một lực nhỏ nhất bằng 200N. Hỏi rằng nếu hai bạn cùng kéo vật đó lên theo phường thẳng đúng thì mỗi bạn phải sử dụng một lượ nhỏ nhất bằng bao nhiêu?
A, 50N
B. 200N
C. 100N
D. 10N
Câu 3: Lực nào không phải là lực đẩy trong các lực sau
A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ
B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy
C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường
D. Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người
Câu 4: Lực nào không phải lực kéo trong các lực sau
A. Lực của vật tác dụng vào sợi dây kéo nó
B. Lực của không khí tác dụng vào quả bóng làm quả bóng bay lên
C. Lực của tay người tác dụng vào lò xo làm lò xo dãn ra
D. Lực của lò xo tác dụng vào tay khi nó đang bị dãn
Câu 5: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau
A. Lực của mặt nước và lực của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước
B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên
C. Lực là lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo
D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái đất tác dụng vào bàn
Câu 6: Chọn đáp án đúng. Hai lực cân bằng:
A. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật.
B. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
C. Là hai lực mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
D. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Câu 8: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. Chọn câu trả lời đúng.
A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng
B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng
C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng
Câu 9: Dùng các từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ……..
A. Lực nâng
B. Lực kéo
C. Lực uốn
D. Lực đẩy
Câu 10: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Xách 1 xô nước.
B. Nâng một tấm gỗ.
C. Đẩy 1 chiếc xe.
D. Đọc một trang sách.
Câu 11: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?
A. Lực bất tòng tâm.
B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.
C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.
D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.
Câu 12: Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1′; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F2'. Hai lực nào là hai lực cân bằng?
A. Các lực F1 và F1′.
B. Các lực F2 và F2′
C. Các lực F1 và F2
D. Cả ba cặp lực kể trên
Câu 13: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?
A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.
B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.
C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.
D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.
Câu 14: Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.
A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.
B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.
C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.
D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.
Câu 15: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:
A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.
B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.
C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.
D. Không có lực
Đáp án
1. B | 2. C | 3. C | 4. B | 5. C | 6. B | 7. D | 8. D |
9. D | 10. D | 11. D | 12. C | 13. D | 14. B | 15. C |
----------------------------------------
Với nội dung bài Vật lý 6 bài 6: Lực - Hai lực cân bằng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm vai trò của lực và tính chất của hai lực cân bằng...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 6: Lực - Hai lực cân bằng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.