Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước được VnDoc tổng hợp các kiến thức về đo thể tích chất lỏng cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 4, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 4.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 4

1. Đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước

Muốn đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta có thể dùng bình chia độ hoặc dùng bình tràn.

a) Dùng bình chia độ

Khi dùng bình chia độ thì nhớ đổ đủ nước vào bình (sao cho khi thả vật vào thì vật được ngập hoàn toàn trong nước). Khi đó thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

Thể tích của vật được tính bằng công thức: Vvật = V2 – V1

Trong đó: V1 là thể tích của nước khi chưa thả vật vào trong bình chia độ.

V2 là thể tích của nước và vật khi thả vật vào trong bình chia độ.

Ví dụ: Thể tích của nước khi chưa thả viên đá vào trong bình chia độ là V1 = 150 cm3

Thể tích của nước và viên đá khi thả viên đá vào trong bình chia độ là V2 = 200 cm3

Thể tích của viên đá là: Vđá = V2 – V1 = 200 – 150 = 50 cm3

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 4

b) Dùng bình tràn

Ta thường sử dụng phương pháp bình tràn khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.

Khi dùng bình tràn thì nhớ trước khi thả vật vào bình tràn thì phải đổ nước cho đầy bình tràn và hứng hết toàn bộ nước tràn ra vào bình chia độ, không được để nước đổ ra ngoài. Vì nếu đổ nước chứa đầy bình tràn hay nước bị đổ ra ngoài thì kết quả đo sẽ không chính xác. Khi đó thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật:

Vvật = Vnước tràn ra ở trong bình chia độ

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 4

2. Chú ý

Khi đo thể tích của vật không thấm nước và chìm được trong nước thì ta cần chú ý:

- Nếu vật nhỏ hơn bình chia độ thì ta nên dùng bình chia độ chứ không nên dùng bình tràn để việc thực hiện đơn giản và chính xác.

- Nếu vật lớn hơn bình chia độ thì ta phải dùng bình tràn, tất nhiên cũng phải dùng thêm bình chia độ.

B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 4

Câu 1: Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN là 0,5cm³, chứa 65cm³ nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi tả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200. Thể tích hòn đá là bao nhiêu?

A. 65cm³

B. 135cm³

C. 35cm³

D. 165cm³

Câu 2: Dùng một bình chia độ có GHĐ 20ml và ĐCNN 1ml để đo một vật rắn không thâm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị nào trong các giá trị sau

A. 5cm³

B. 4cm³

C. 4,0cm³

D. 17,0cm³

Câu 3: Lấy 60cm³ cát đổ vào 100cm³ nước. Thể tích của cát và nước là:

A. 160cm³

B. Lớn hơn 160cm³

C .Nhỏ hơn 160cm³

D. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 160cm³

Câu 4: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra :

A. Lớn hơn thể tích của vật.

B. Bằng thể tích của vật.

C. Nhỏ hơn thể tích của vật.

D. Bằng một nửa thể tích của vật.

Câu 5: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:

A. Vrắn = V lỏng - rắn - Vlỏng

B. Vrắn = V lỏng + rắn - Vlỏng

C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng

D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng

Câu 6: Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20 cm³ nước để đo thể tích của 1 hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm³. Thể tích của hòn đá là

A. 86cm³

B. 31cm³

C. 35cm³

D. 75cm³

Câu 7: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách:

A. Đo thể tích bình tràn

B. Đo thể tích bình chứa

C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa

D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.

Câu 8: Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15cm³. Bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất:

A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml

B. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml

C. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 5ml

D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml

Câu 9: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm³ chứa 55cm³ nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm³. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?

A. V1 = 86cm³.

B. V2 = 55cm³.

C. V3 = 31cm³.

D. V4 = 141cm³.

Câu 10: Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm³ nước, đang đựng 60cm³ nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thế tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm³. Thể tích của vật rắn là

A. 40cm³.

B. 90cm³.

C. 70cm³.

D. 30cm³.

Câu 11: Nếu dùng bình chia độ đế đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL + R – VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VL+R là thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, VL là thể tích chất lỏng trong bình?

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phẩn trong chất lỏng.

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

C. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng.

D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

Câu 12: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

A. Một bình chia độ bất kì

B. Một bình tràn

C. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thế bỏ lọt vào bình

D. Một ca đong

Câu 13: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm³ và ĐCNN 5cm³. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?

A. 215cm³

B. 85cm³

C. 300cm³

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 14: Bình chia độ trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của

A. Nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.

B. Nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.

C. Nước tràn vào bình chứa

D. Nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa

Câu 15: Một bình chia độ có 15 vạch chia, chỉ số bé nhất và chỉ số lớn nhất trên bình là 0 và 150 cm³. Người ta dùng bình này để hứng lượng nước tràn ra từ bình tràn, khi đo thể tích của một vật có kích thước lớn. Mực nước ở bình chia độ ở vạch thứ 8. Thể tích vật có kích thước lớn đó là:

A. 80 cm³

B. 40 cm³

C. 60 cm³

D. 70 cm³

Đáp án

1. C2. B3. C4. B5. B6. C7. C8. D
9. C10. C11. D12. C13. D14. C15. A

----------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Vật lý 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cách đo thể tích vật rắn không bị ngấm nước...

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm