Bài tập vật lý lớp 6 bài 8: Trọng lực, Đơn vị lực

Bài tập Trọng lực, Đơn vị lực

Bài tập Vật lý lớp 6: Trọng lực, Đơn vị lực bao gồm các dạng bài tập Trắc nghiệm có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các dạng Bài tập Vật lý chương 1 lớp 6, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập Trắc nghiệm Vật lý 6: Trọng lực, Đơn vị lực

Bài 1: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?

A. Trái Đất.

B. Mặt Trăng.

C. Mặt Trời.

D. Người đứng trên mặt đất.

Đáp án: Chọn đáp án D: Người đứng trên mặt đất

Bài 2: Đơn vị của trọng lực là gì?

A. Niuton (N)

B. Kilogam (Kg)

C. Lít (l)

D. Mét (m)

Đáp án: Chọn đáp án A: Niuton (N)

Bài 3: Trọng lực là gì?

A. Trọng lực là lực tác dụng giữa hai vật.

B. Trọng lực là lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.

C. Trọng lực là lực cân bằng giữa Trái Đất tác dụng lên vật.

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Đáp án: Chọn đáp án D: Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Bài 4: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

A. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.

B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.

Đáp án: Chọn đáp án C: Phướng thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất

Bài 5: Một vật có khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?

A. P = 2N

B. P = 200N

C. P = 2000N

D. P = 20N

Đáp án: Chọn đáp án B: P = 200N

Bài 6: Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Đồng

B. Nhôm

C. Sắt

D. Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau

Đáp án: Chọn đáp án D: Ba khối kim loại có trọng lượng bắng nhau

Bài 7: Lực nào sau đây không là trọng lực?

A. Lực vật nặng của dây treo

B. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi

C. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn

D. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần

Bài 8: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.

Đáp án

Công thức P = 10.m chỉ là công thức gần đúng. Khối lượng vật không thay đổi theo vị trí đặt vật nhưng trọng lượng thì thay đổi.

⇒ Đáp án C

Bài 9: Đơn vị trọng lượng là gì?

A. N

B. N.m

C. N.m2

D. N/m3

Đáp án

Đơn vị trọng lượng là Niu tơn (N) ⇒ Đáp án A

Bài 10: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới

B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên

C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.

D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.

Đáp án

Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau ⇒ Đáp án C

Bài 11: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:

A. tập giấy có khối lượng lớn hơn.

B. quả cân có trọng lượng lớn hơn.

C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau.

Đáp án

Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau ⇒ Đáp án C

Bài 12: Chỉ có thể nói trọng lực của vật nào sau đây?

A. Trái Đất

B. Mặt Trăng

C. Mặt Trời

D. Hòn đá trên mặt đất

Đáp án

Chỉ có thể nói trọng lực của hòn đá trên mặt đất ⇒ Đáp án D

Bài 13: Trọng lực có:

A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

C. Phương ngang, chiều từ trái sang phải.

D. Phương ngang, chiều từ phải sang trái.

Đáp án

Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới ⇒ Đáp án A

Bài 14: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi

B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần

C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo

D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.

Đáp án

Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn không thể là trọng lực ⇒ Đáp án D

Bài 15: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Khối đồng

B. Khối sắt

C. Khối nhôm

D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Đáp án

Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau ⇒ Đáp án D

Bài 16: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

A. Một vật được thả thì rơi xuống.

B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.

C. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn.

D. Một vật được ném thì bay lên cao.

Đáp án

Thả rơi tự do một vật, dưới tác dụng của trong lực vật sẽ rơi thẳng đứng xuống dưới.

⇒ Đáp án A.

Bài 17: Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là:

A. lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách.

B. cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách.

C. lượng chất chứa trong quyển sách.

D. khối lượng của quyển sách.

Đáp án

Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách ⇒ Đáp án B.

Bài tập Vật lý lớp 6: Trọng lực, Đơn vị lực bao gồm 17 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi cho các em học sinh tham khảo nắm được các kiến thức Vật lý 6 về trọng lực, đơn vị lực. Các em học sinh tham khảo thêm: Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 8: Trọng lực, đơn vị lực và các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
12 5.503
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm