Bài tập Vật lý lớp 6: Ôn tập chương 2 - Nhiệt học
Bài tập Chương 2 Vật lý lớp 6
Bài tập Vật lý lớp 6: Ôn tập chương 2 - Nhiệt học bao gồm các dạng bài tập Tự luận có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các dạng Bài tập Vật lý chương 2 lớp 6, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Bài tập Vật lý 6: Ôn tập chương 2
Bài 1: Nhiệt kế y tế có giới hạn đo theo thang nhiệt độ Xenxiut là từ 35oC đến 42oC. Nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là bao nhiêu?
Đáp án
Ta có: 35oC = 32oF + 35.1,8 = 95oF
42oC = 32oF + 42.1,8 = 107,6oF
Vậy nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là từ 95oF đến 107,6oF.
Bài 2: Biết khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 50oC thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3. Vậy 2000 cm3 nước ban đầu ở 20oC khi được đun nóng tới 50oC thì sẽ có thể tích là bao nhiêu?
Đáp án
Ta có 2000 cm3 = 2 lít
Vậy 2 lít nước nở thêm 2.10,2 = 20,4 cm3
Do đó thể tích sau khi nở là V = 2000 + 20,4 = 2020,4 cm3
Bài 3: Dựa vào bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại (có chiều dài ban đầu là 100 cm) như sau:
Chất | Độ giãn nở dài khi nhiệt độ tăng thêm 50oC |
Nhôm | 0,12 cm |
Đồng | 0,086 cm |
Sắt | 0,06 cm |
Hỏi một thanh nhôm dài 10 m khi nhiệt độ của nó tăng từ 20oC lên đến 50oC thì chiều dài của nó là bao nhiêu?
Đáp án
1m = 100 cm nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 50oC thì dài thêm 0,12 cm.
Độ dài tăng thêm của 1m nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 1oC là:
\(\frac{0,12}{50}=0,0024\ cm\)
Độ dài tăng thêm của 10 m nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 30oC là:
10.30.0,0024 = 0,72 cm
Vậy chiều dài của thanh nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 30oC là:
Bài 4: Một bình ête, một bình rượu và một bình nước cùng có thể tích là 1 lít ở 0oC, khi nung nóng cả ba bình lên đến 50oC thì ta thấy mực chất lỏng trong ba bình đó lần lượt chỉ các giá trị là: 1080 cm3, 1058 cm3 và 1012 cm3. Hỏi độ tăng thể tích của chúng là bao nhiêu? Từ đó suy ra trong ba chất đó chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Đáp án
Ta có 1 lít = 1 dm3 = 1000 cm3.
Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 50oC thì độ tăng thể tích của các chất đó là:
⇒ Trong ba chất đó thì ête là chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất và nước là chất dãn nở vì nhiệt ít nhất.
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: nước, rượu, ête.
Bài 5: Ba nhiệt kế có ba thang nhiệt độ tương ứng là Xenxiut, Farenhai và Kenvin. Ta dùng ba nhiệt kế đó để cùng đo nhiệt độ của bình nước. Hỏi:
a) Khi thang nhiệt độ Xenxiut chỉ 30oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai và thang nhiệt độ Kenvin chỉ giá trị bao nhiêu?
b) Khi nung nóng bình tăng thêm 20oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai và thang nhiệt độ Kenvin tăng thêm bao nhiêu?
Đáp án
a) Ta có 30oC = 32 + 30.1,8 = 86oF
30oC = 30 + 273 = 303oK
Vậy khi thang nhiệt độ Xenxiut chỉ 30oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai chỉ 86oF và thang nhiệt độ Kenvin chỉ 303oK.
b) Cứ mỗi 1oC thì ứng với 1,8oF và ứng với 1oK
⇒ 20oC thì ứng với 20.1,8 = 36oF
⇒ 20oC thì ứng với 20.1 = 20oK
Vậy khi nung nóng thì bình tăng thêm 20oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai tăng thêm 36oF và thang nhiệt độ Kenvin tăng thêm 20oK.
Bài 6: Kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất được ghi vào bảng sau:
Thời gian (phút) | 0 | 5 | 10 | 15 | 20 | 25 |
Nhiệt độ (oC) | -5 | 0 | 0 | 50 | 100 | 100 |
a) Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian khi đun nóng chất đó.
b) Cho biết chất đó là chất gì? Chất đó ở trạng thái nào ứng với từng thời gian trên?
Đáp án
a,
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian khi đun nóng
b) - Chất đó là nước vì trên đồ thị cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nó là 0oC và 100o Mà chỉ có nước mới có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi như vậy.
+ 5 phút đầu nước ở thể rắn, đồ thị biểu diễn đường AB.
+ Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy, nước vừa ở thể rắn vừa ở thể lỏng, đồ thị biểu diễn đường BC.
+ Từ phút thứ 11 đến phút thứ 20 nước nóng lên từ 0oC đến 100oC, nước ở thể lỏng, đồ thị biểu diễn đường CD.
+ Từ phút thứ 21 đến phút thứ 25 nước sôi, nước vừa ở thể lỏng và vừa ở thể hơi, đồ thị biểu diễn đường DE.
Bài 7: Dựa vào bảng ghi độ tăng thể tích của các vật bằng kim loại (có thể tích ban đầu là 1000 cm3) như sau:
Chất kim loại | Độ dãn nở khối khi nhiệt độ tăng thêm 50oC |
Nhôm | 3,45 cm3 |
Đồng | 2,55 cm3 |
Sắt | 1,80 cm3 |
Hỏi một vật làm bằng đồng có thể tích 0,5 dm3 khi nhiệt độ của nó tăng thêm 100oC thì nó có thể tích là bao nhiêu?
Hiển thị đáp án
1000 cm3 đồng khi nhiệt độ tăng thêm 50oC thì thể tích tăng thêm 2,55 cm3
⇒ 5 dm3 đồng khi nhiệt độ tăng thêm 100oC thì thể tích tăng thêm là:
5.2,55 = 25,5 cm3
Vậy thể tích của vật đó khi nhiệt độ tăng thêm 100oC là:
V = 5000 + 25,5 = 5025,5 cm3
Bài 8: Khi nhiệt độ tăng thêm 1oC thì độ dài của dây đồng dài 2m tăng thêm là 0,034 mm. Vậy dây đồng đó sẽ có chiều dài là bao nhiêu khi nhiệt độ tăng thêm 20oC?
Hiển thị đáp án
Khi nhiệt độ tăng thêm 20oC thì:
- Chiều dài dây đồng sẽ tăng thêm là: 0,034.20 = 0,68 (mm) = 0,00068 (m)
- Chiều dài của dây đồng sẽ là: 2 + 0,00068 = 2,00068 (m)
Bài 9: Ở 20oC một thanh nhôm dài 12 m. Tính nhiệt độ cần thiết để chiều dài thanh nhôm là 12,01 m. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1oC thì thanh nhôm dài thêm 0,000023 chiều dài ban đầu.
Đáp án
Gọi nhiệt độ cần tìm là toC.
Độ tăng nhiệt độ là t – 20
- Khi nhiệt độ tăng lên (t – 20)oC thì thanh nhôm có chiều dài là 12,01 m.
- Ta có: 12 + 0,000023.12(t – 20) = 12,01 → t = 56,23oC
- Vậy nhiệt độ để thanh nhôm có chiều dài 12,01 m là 56,23oC
Bài 10:
a) Đổi 250oC ra oF và 1004oF ra oC.
b) Làm thế nào để xác định xem tại nhiệt độ bằng bao nhiêu thì số đọc trên thang Xenxiut bằng số đọc trên thang Farenhai.
Đáp án
a) Ta có 250oC = 32 + 1,8.250 = 482oF
Ta có 32 + 1,8.t = 1004oF → t = 540oC
b) Gọi t là nhiệt độ ở thang oC thì T là nhiệt độ ở thang oF
Ta có: T = 32 + 1,8.t
Khi T = t nghĩa là t = 32 + 1,8.t → t = T = -40oC = -40oF
Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng Bài tập Vật lý lớp 6: Ôn tập chương 2 - Nhiệt học ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.