Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Giáo án điện tử Vật lý 6 bài 3

Giáo án Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng được trình bày chi tiết rõ ràng giúp các em học sinh ôn lại đơn vị đo thể tích chất lỏng, xác định được thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo đồng thời biết cách sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong thực tế. Sau đây mời các bạn học sinh cùng các quý thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án Vật Lý 6 cả năm

Giáo án Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài

Giáo án Vật lý 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

A- MỤC TIÊU:

Kiến thức:

  • HS được ôn lại đơn vị đo thể tích chất lỏng. Biết kể tên 1 số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Biết xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.
  • Xác định được thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.

Kỹ năng:

Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong thực tế.

Thái độ:

Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

B- CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:

  • GV: giáo án, sgk

Chuẩn bị 1 xô nước, bảng phụ.

  • HS: vở ghi, sgk

Đồ dùng: HS kẻ sẵn bảng 3.1 vào vở.

  • HS: mỗi nhóm:
    • 1 bình đựng đầy nước chưa biết dung tích.
    • 1 bình đựng ít nước.
    • Bình chia độ, các loại ca đong, các loại chai.

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I- Ổn định tổ chức: (1ph) Sĩ số: Vắng:

II- Kiểm tra bài cũ: (5ph)

Khi đo độ dài ta cần lưu ý những điểm gì? Phát biểu kết luận về cách đo độ dài.HS: Trả lời

III- Bài mới:

Hoạt động của thầy và tròNội dung

ĐVĐ (3ph): GV đặt trên mặt bàn 1 chiếc bình nhựa và 1 chai.

+ Bình nhựa và chai thường dùng để làm gì?

+ Làm thế nào để biết bình nhựa và chai đựng được bao nhiêu nước?

HĐ1: Tìm hiểu đơn vị đo thể tích. (8ph)

GV cho HS đọc thông tin trong SGK:

+ Đơn vị đo thể tích là gì?

+ Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?

Y/c: HS điền vào chỗ trống của C1.

- Lưu ý HS:

1l = 1dm3; 1ml = 1cm3

ĐVĐ: Muốn đo thể tíh chất lỏng người ta làm thế nào? Dùng dụng cụ gì?

HĐ2: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. (23 phút)

- Khi ta mua rượu, nước mắm ... người bán hàng đã dùng dụng cụ nào để đo thể tích rượu, nước mắm cho ta?

HS: quan sát hình 3.1 trả lời C2: cho biết dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó.

+ Ở nhà em đã dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?

GV: Cho HS quan sát 1 số chai có ghi sẵn dung tích: chai 1lít; 1/2 lít

Chai bia 333 (~ 1/3 lít).

HS: Quan sát hình 3.2- Trả lời C4; C5.

+ Đại diện nhóm trả lời.

GV: Đo thể tích chất lỏng như thế nào?

GV: Treo bảng vẽ hình 3.3

HS: Quan sát cho biết: cách đặt bình nào cho phép ta đo thể tích chất lỏng chính xác?

HS: Quan sát hình vẽ 3.4 ; 3.5 để trả lời câu C7 và C8:

HS: Đọc - trả lời C9: Chọn từ thích hợp trong khung điển vào chỗ trống.

- Em hãy rút ra kết luận về cách đo thể tích chất lỏng?

- Gọi 2 HS phát biểu.

GV: Chốt lại.

1- Ước lượng độ dài cần đo.

2- Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

3- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch 0 của thước.

4- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

5- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chí gần nhất với đầu kia của vật.

I- Đơn vị đo thể tích

- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối: m3 và lít: l

C1:

1m3 = 1000dm3 = 1 000 000cm3

1m3 = 1000l = 1 000 000ml = 1 000 000 000cc

II- Đo thể tích chất lỏng

1- Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích

C2:

  • Ca: GHĐ: 1lít; ĐCNN: 1lít
  • Ca: GHĐ: 1/2lít; ĐCNN: 1/2lít
  • Can nhựa: GHĐ: 5lít
  • ĐCNN: 1lít

C3:

C4:

a) GHĐ: 1 lít; ĐCNN: 1 lít

b) GHĐ: 200ml; ĐCNN: 50ml

c) GHĐ: 300ml; ĐCNN: 50ml

C5: Những dụng cụ đo thể tíchchất lỏng: ca, bình chia độ.

2- Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng

C6: Hình b đúng

C7: Cách b đúng

C8:

a) 70 cm3

b) ~ 50 cm3

c) ~ 40 cm3

C9:

(1)- Thể tích (4)- Thẳng đứng

(2)- GHĐ (5)- Ngang

(3)- ĐCNN (6)- Gần nhất

*) Kết luận:

- Ước lượng thể tích cần đo.

- Chọn bình chia đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

- Đặt bình chia độ thẳng đứng.

- Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

VI- Củng cố: (3ph)

  • Khái quát nội dung bài dạy.
  • HS trả lời bài tập: 3.1; 3.2 (6-SBT).

V- Hướng dẫn về nhà: (2ph)

  • Học thuộc kết luận về cách đo thể tích chất lỏng.
  • Làm bài tập: 3.3-> 3.7 (6;7- SBT).
  • Đọc trước bài "Đo thể tích vật rắn không thấm nước".

D- RÚT KINH NGHIỆM

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 6

    Xem thêm