Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài: Ôn tập theo CV 5512
Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 16: Ôn tập bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Vật lý 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I đến tiết 16.
2. Kĩ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng đổi đơn vị đo, trình bày lời giải của một số bài tập dạng định tính, định lượng đơn giản.
+ Tính toán một số dạng bài định lượng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học hợp tác | - Kĩ thuật học tập hợp tác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | ||
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và HS | Nội dung |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: Nêu được công thức tính trọng lượng riêng và khối lượng riêng của một chất. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Nêu công thức tính trọng lượng riêng và khối lượng riêng của một chất. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: - Giáo viên: Lắng nghe học sinh trả lời và yêu cầu HS nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: * D = m/v * d = P/v *Báo cáo kết quả: Như phần dự kiến Sp. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức trong chương I đến tiết 16. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (35 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: Hoàn thành nội dung phần lý thuyết và vận dụng bài tập trong SGK. - Phiếu học tập cá nhân: và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Yêu cầu HS tự trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra vào vở, Gv thu và chấm vào tiết kiểm tra hôm sau. + GV gọi HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu bài tập 1 - 3. Bài 1: Đổi các đơn vị sau: 1g = 0,001kg 1cm3 = 0,000001m3 398g = 0,398g 15cm3 = 0,000015m3 Bài 2: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. a/ Tính thể tích của một tấn cát. b/ Tính trọng lượng của một đống cát 3m3. Bài 3: 1kg kem giặt viso có thể tích bằng 900 cm3 Tính khối lượng riêng của kem giặt và so sánh với khối lượng riêng của nước. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu bài tập 1 - 3/SGK và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) Bài 3: Tóm tắt: m = 1kg; V = 900cm3 = 0,0009m3 D = ? Giải: Khối lượng riêng của kem giặt là: áp dụng công thức: D = m/v= 1/ 0,0009 = 1111,1 kg/m3. Khối lượng riêng của nước là: 1000 kg/m3 nên khối lượng riêng của kem giặt lớn hơn khối lượng riêng của nước. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: | I/ Phần lý thuyết: 1/ Dụng cụ đo: Đo độ dài : Thước Đo thể tích chất lỏng: Bình chia độ Đo Lực: Lực kế Đo khối lượng: Cân 2/ Lực, tác dụng của lực KN: Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Tác dụng: Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. 3/ Hai lực cân bằng: Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng vào một vật. 4/ Trọng lực: Lực hút của trái đất tác dụng lên vật gọi là trọng lực hay trọng lượng của vật. 5/ Lực đàn hồi: Lực lò xo tác dụng lên vật gọi là lực đàn hồi. 6/ Trên vỏ hộp kem giặt có ghi 1kg số đó chỉ khối lượng của kem giặt có trong hộp. 7/ 7800 kg/m3 là khối lượng riêng của sắt. Khối lượng của 1m3 sắt gọi là khối lượng riêng của sắt. 8/ Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật: P = 10 m 9/ Công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích: * D = m/v * d = P/v 10/ Máy cơ đơn giản: + Mặt phẳng nghiêng. + Đòn bẩy. + Ròng rọc. Tác dụng của máy cơ đơn giản đưa vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. II/ Bài tập: Bài 1: Đổi các đơn vị sau: 1g = 0,001kg 1cm3 = 0,000001m3 398g = 0,398g 15cm3 = 0,000015m3 Bài 2: Giải: 1lít = 1dm3 = 0,001m3 10lít = 10dm3 = 0,01m3 0,01m3 cát nặng 15kg Vậy khối lượng riêng của cát là: D = m/v = 15/0,01= 1500kg/m3 Lại có : 1 tấn cát có khối lượng là 1000 kg. Nên thể tích của 1 tấn cát là: V = m/D =1000/1500 = 0,667m3 Khối lượng cát co trong 1m3 cát là 1500k g. Khối lượng cát có trong 3m3 cát là 1500.3 = 4500 kg. Vậy trọng lượng của đống cát là: P = 10 .4500 = 45000 N |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Xem lại các bài tập từ bài 1-15 chuẩn bị kiểm tra HK I. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT và KT HK I vào tiết học sau.. |
BTVN: Xem lại các bài tập từ bài 1-15 chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
|
Giáo án môn Vật lý 6
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về cơ học.
- Biết vận dụng các công thức vào làm bài tập.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng khái quát hoá các kiến thức, vận dụng các công thức vào làm bài tập.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II.CHUẨN BỊ: Hệ thống câu hỏi và bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập. | |
Hoạt động 2: Luyện tập. | |
Hướng dẫn giải | |
GV cho bài tập sau: 1. Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. a. Thể tích của một tấn cát. b. Trọng lượng của 3m3 cát. 2. 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính KLR của kem giặt và so sánh với KLR của nước. - GV: Nhận xét – chốt lại: | 1a. 10 l= 1 dm3=10.10-3m3. KLR của cát Vậy thể tích cát b. P=10m=10DV=10.1,5.103.3=45000N 2. Thể tích V= 900cm3=9.10-4m3 Áp dụng công thức tính KLR ta tính được KLR của kem giặt là 1111 kg/m3, vậy KLR của kem giặt lớn hơn KLR của nước. |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kỹ các kiến thức đã ôn tập theo vở ghi và Sgk.
- Chuẩn bị bài tốt để kiểm tra học kỳ I.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài: Ôn tập theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới