Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 22

Giáo án môn Vậy lý 6

Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 22: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
  • Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.

2. Kỹ năng:

  • Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
  • Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
  • Giải thích được một số ứng dụng đơn giản.
  • Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
  • Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ: Tạo thái độ cẩn thận, nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

Mỗi nhóm: Một băng kép, và giá thí nghiệm để lắp băng kép, đền cồn.

Cả lớp: dụng cụ thí nghiệm hình 21.1 SGK. Cồn,bông, một chậu nước, khăn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định:

2. Kiểm tra: (5 phút)

Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của ba chất rắn, lỏng, khí.

3. Bài mới: Tất cả các chất đều nở ra khi nóng lên & co lại khi lạnh đi hện tượng này có thể gây ra những thiệt hại nhưng cũng có thể làm những việc lợi ích vậy người ta ứng dụng hiện tượng này trong thực tế như thế nào?

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

- GV: Treo hình 26.1 lên bảng và giới thiệu nội dung trong ảnh và đăt câu hỏi:

+ Tại sao đường ray bị uốn cong như trong ảnh.

- HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi nêu vấn đề của GV:

* Đường ray bị dãn dài ra.

* Bị cong đi.

* Có thể là khi vật rắn dãn nở vì nhiệt bị chặn lại sẽ tạo ra một lực rất lớn.

- GV: Tiến hành TN theo hướng dẫn trong SGK.

- GV: Hướng dẫn HS mô tả hiện tượng và rút ra kết luận bằng cách trả lời câu hỏi C1, C2.

- Muốn thanh chắn biến (gãy) thì phải có gì tác dụng?

- GV: Cho HS quan sát hình 21.1 b và cho biết phải thay đổi vị trí của chốt ngang và ốc như thế nào?

- GV: Yêu cầu HS dự đoán sau khi đã quan sát hình vẽ.

Sau khi dự đoán, GV làm TN kiểm chứng hướng dẫn HS rút ra nhận xét trong trường hợp này.

- GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận chung bằng cách trả lời C4.

* Tích hợp:

- Tại sao đường ray xe lửa, nhà, cửa, cầu... người ta lại cần tạo ra các khoảng cách nhất định?

- Trong thời tiết qua lạnh hay qua nóng ta cần có biện pháp gì để giữ nhiệt cho cơ thể?

I. LỰC XUẤT HIỆN TRONG SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT.

1. Thí nghiệm:

- HS: Quan sát thí nghiệm do GV tiến hành để rút ra kết luận theo hướng dẫn của GV.

2. Trả lời câu hỏi.

- HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1., C2.

C1: Thanh thép nở ra (dãn dài ra).

C2: Khi dãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sẽ gây ra một lực rất lớn.

C3: Khi co lại vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sẽ gây ra một lực rất lớn.

3. Kết luận:

- HS: Thảo luận nhóm hoàn thành câu C4 sau đó rút ra kết luận chung.

C4: a> (1) nở ra (2) lực

b> (3) vì nhiệt (4) lực.

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn.

* HS: - Trong xây dựng(đường ray xe lửa, nhà, cửa, cầu...) cần tạo ra khoảng cách nhất định để các phần đó giãn nở.

- Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông, làm mát vào mùa hè để tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn uống thức ăn qua nóng hoặc quá lạnh.

- GV: Treo hình vẽ 21.2 và 21.3 lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét và trả lời câu C5, C6.

4. Vận dụng:

- HS: Quan sát tranh và thảo luận trả lời câu C5, C6.

C5: Có để khe hở vì khi trời nóng nếu không để hở sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực rất lớn làm đường ray bị cong lại.

- GV: Yêu cầu HS quan sát và mô tả băng kép đã phát cho mỗi nhóm.

- GV: Yêu cầu HS lắp TN như hình 21.4 a,b dự đoán hiện tượng xảy ra.

- GV: Hướng dẫn HS làm TN và rút ra kết luận về câu C7, C8.

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu C9.

II. BĂNG KÉP.

- HS: Quan sát và mô tả cấu tạo của băng kép. Và sau đó đưa ra nhận xét.

1. Thí nghiệm:

- Băng kép được cấu tạo từ hai chất rắn khác nhau.

- HS: tiến hành TN và quan sát để trả lời câu C7, C8, C9.

2. Trả lời câu hỏi:

C7: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau.

C8: Cong về thanh đồng,

C9: Cong về phía thanh thép.

- GV: Treo hình 21.5 lên bảng và mô tả cấu tạo của bàn là.

- GV: Hướng dẫn HS Thảo luận và trả lời câu C10.

3. Vận dụng:

- HS: Quan sát và thảo luận để trả lời câu C10.

C10. Khi đủ nóng băng kép cong lại về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện. (Thanh đồng nằm trên)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 6

    Xem thêm