Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài: Khối lượng - Đo khối lượng theo CV 5512

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Vật lý 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trả lời được câu hỏi: Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1 kg, thì số chỉ đó là gì?

- Nhận biết được quả cân 1 kg.

- Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rô béc van và cách cân 1 vật bằng cân Rô béc van.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng cân để đo khối lượng của một vật.

- Chỉ ra được độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo của một cái cân.

- Cân 1 vật bằng cân Rô béc van hoặc cân đồng hồ.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

- Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác phong làm khoa học thực nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: 1 cân Rô béc van, 1 hộp quả cân, vật để cân cho mỗi nhóm.

2. Học sinh:

Mỗi nhóm: - Một cái cân bất kì, 1 vật để cân.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Cho một bình chia độ, một quả trứng không bỏ lọt bình chia độ, 1 cái bát, một cái đĩa và nước hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng?

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đặt cái bát lên trên cái đĩa, đổ đầy nước, bỏ quả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa đổ nước đó vào bình chia độ đọc thể tích nước chính là thể tích quả trứng..

- Giáo viên: Vậy muốn biết quả trứng nặng bao nhiêu g thì phải dùng dụng cụ gì?

- Dự kiến sản phẩm:

Tình huống học sinh sẽ trả lời: + Dùng cân.

*Báo cáo kết quả: (phần dự kiến sp)

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Để trả lời chính xác câu hỏi này thì chúng ta nghiên cứu bài hôm nay?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn lại một số đơn vị đo khối lượng (10 phút)

1. Mục tiêu:

- Trả lời được câu hỏi : Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1 kg, thì số chỉ đó là gì?

- Nhận biết được quả cân 1 kg.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1-6.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Yêu cầu HS đọc câu C1 và trả lời?

+ Trên vỏ túi bột giặt ÔMô có ghi 500 g, số đó chỉ gì?

+ Hãy tìm từ thích hợp điền vào C3, C4, C5, C6 SGK?

+ Những vật nào thì có khối lượng?

+ Khối lượng của một vật là gì?

+ Vậy khối lượng có đơn vị là gì?

+ Dụng cụ để đo khối lượng là gì? cách đo như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1-6.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc SGK, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: C1-6.

- Giáo viên: theo dõi, kiểm tra kết quả, giúp đỡ kịp thời.

Ki lô gam là khối lượng của 1 quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế tại pháp.

- Dự kiến sản phẩm: C1: Khối lượng tịnh 397 g chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi.

C3: 500g / C4: 397g

C5: Khối lượng / C6: lượng

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

HS: kg, tấn tạ, yến… (bên cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

I/ Khối lượng đơn vị khối lượng.

1/ Khối lượng.

- Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng.

- Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

2/ Đơn vị khối lượng.

- Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam (kg)

- Ngoài ra khối lượng còn có các đơn vị khác:

+ Gam (g) 1g = 1/1000 kg

+ mi li gam: 1 mg = 1/1000g

+ Héc to gam (lạng) 1 lạng = 100g

+ Tấn 1t = 1000kg

+ tạ: 1 tạ = 100kg

Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ, cách đo thể tích khối lượng: (20 phút)

1. Mục tiêu: - Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rô béc van và cách cân 1 vật bằng cân Rô béc van.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc thông tin SGK cho biết dụng cụ để đo khối lượng là gì? Thực tế dùng loại nào? Trong phòng thí nghiệm thì người ta đo khối lượng bằng loại cân nào?

+ Chỉ rõ các bộ phận trên chiếc cân thật.

+ Hãy nêu giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chiếc cân trong lớp.

+ Cách sử dụng cân Rô béc van như thế nào.

+ Thực hiện cân 1 vật bằng chiếc cân đang có.

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi.

- Giáo viên:

+ Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.

- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II/ Đo khối lượng

- Dụng cụ đo khối lượng là cân.

- Có nhiều loại cân: Cân đĩa, cân đồng hồ, cân tạ, cân y tế, cân Rô béc van..

1) Tìm hiểu cân Rô béc van

- Cấu tạo: Đòn cân, kim cân, đĩa cân, hộp quả cân.

Cách dùng cân Rô béc van để cân một vật.

(1) - điều chỉnh số 0

(2) – Vật đem cân

(3) – quả cân

(4) - thăng bằng

(5) - đúng giữa

(6) – quả cân

(7)– vật đem cân

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi:

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi là 5T. Số 5T có ý nghĩa gì?

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Thực hiện các yêu cầu của GV.

+ Đọc ghi nhớ.

+ Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng 5T không được đi qua cầu.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

III/ Vận dụng:

*Ghi nhớ/SGK.

Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng 5T không được đi qua cầu.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Xem trước bài 6 “Lực - Hai lực cân bằng”.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 5.1 -> 5.10/SBT.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

BTVN: bài 5.1 -> 5.10/SBT

Giáo án môn Vật lý 6

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Trả lời được các câu hỏi cụ thể như: Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg, số đó chỉ gì?
  • Trình bày được cách điều chỉnh số 0 của cân Robecvan.

2. Kĩ năng: Đo được khối lượng một vật bằng cân.

3. Thái độ: Hs tích cực trong học tập.

II/ CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: Cân Robecvan và một số quả cân.
  • Học sinh: Chia làm 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị giống như GV.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra: (6 phút )

Bài cũ:

GV: Có mấy cách để đo thể tích vật rắn không thấm nước? Làm BT 4.2 SBT?

HS: Thực hiện

GV; Nhận xét, ghi điểm

3. Tình huống bài mới: (1 phút)

Trong cuộc sống khi các em đi chợ mua gạo, cá …, khi bán người ta phải cân. Vậy cân có cấu tạo và cách cân như thế nào? Để hiểu rõ, hôm nay ta vào bài mới:

4. Bài mới:

PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

HỌAT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm khối lượng, đơn vị khối lượng: (7 phút)

GV: Trên hộp sữa có ghi 397g , số đó chỉ gì?

HS: Sức nặng của hộp sữa.

GV: Trên vỏ hộp bột giặt Ômô có ghi 500g, số đó chỉ gì?

HS: Khối lượng hộp bột giặt.

GV: Treo bảng phụ ghi các C3, C4, C5, C6 lên bảng và gọi hs lên bảng điền vào.

HS: Thực hiện

GV: Đơn vị thường dùng của khối lượng là gì?

HS: Kilogam

GV: Ngoài kilôgam ra còn có đơn vị nào nữa?

HS: Gam, miligam, tấn, tạ, yến.

GV: Cho hs viết các kí hiệu của các đơn vị này.

GV: Cho biết mối quan hệ của các đơn vị này.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách đo khối lượng (10 phút)

GV: Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì?

HS: Cân

GV: Đưa ra cân Robecvan cho hs quan sát.

GV: Em hãy cho biết cấu tạo của cân này?

HS: Mô tả như ở câu C7 SGK

GV: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân này?

HS: Trả lời

GV: Giảng cho hs hiểu cách dùng cân Robécvan để cân vật.

HS: quan sát

GV: Em hãy lên bảng điền vào chỗ trống câu C9?

HS: Thực hiện

GV; Cho hs thực hành cân vật bằng cân Robecvan

HS: thực hiện

GV: Cho hs quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5; 5.6 SGK

HS: Quan sát

GV: Em hãy cho biết tên của các loại cân này?

HS: Trả lời

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dụng: (10 phút)

GV: Về nhà em quan sát GHĐ và ĐCNN của cân mà bố mẹ em dùng

GV: Trước cái cầu có ghi 5t trên tấm biển. Vậy chữ 5t có nghĩa gì?

HS: Nghĩa là trọng tải của cầu là 5t

I/ Khối lượng, đơn vị khối lượng

1. Khối lượng:

C1: Khối lượng tịnh 397kg chỉ khối lượng sữa trong hộp.

C2: 500g chỉ khối lượng bột giặt trong túi

C3: 500g

C4: 397g

C5: Khối lượng.

C6: Lượng chất

2. Đơn vị khối lượng:

Đơn vị khối lượng là Kilôgam (kg)

Ngoài ra còn có các đơn vị khác là: gam (g), miligam (mg), tấn (t)

1kg=1000g

1g=1000mg

1tấn = 1000kg

II/ Cách đo khối lượng:

1.Tìm hiểu cân Robecvan:

C7: SGK

C8: SGK

2. Cách dùng cân Robecvan

C9: (1) Điều chỉnh số O

(2) Vật đem cân

(3) Quả cân

(4) Thăng bằng

(5) Đúng giữa

(6) Quả cân

(7) Vật đem cân

III/ Vận dụng:

C13: Nghĩa là khối lượng tối đa mà cầu chịu được là 5t.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài: Khối lượng - Đo khối lượng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 6

    Xem thêm