Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng trắc ẩn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Lòng trắc ẩn: chính là sự rung động, cảm thông của con người trước hoàn cảnh của người khác, từ đó có hành động giúp đỡ họ không vì lợi ích gì để họ vượt qua hoàn cảnh và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chúng ta giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xã hội ai cũng có lòng trắc ẩn thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có lòng trắc ẩn để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật và tiêu biểu.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích, tư lợi cho bản thân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luân: lòng trắc ẩn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Văn mẫu Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn

Đã bao giờ bạn nghĩ điều gì đã tạo nên động lực để những con người vĩ đại trong lịch sử rời bỏ mái ấm thoải mái sung túc và thực hiện những sứ mệnh cao cả để giảm bớt đau khổ của nhân loại? Có thể nhiều câu trả lời sẽ hiện ra trong suy nghĩ của bạn: tâm hồn không ích kỉ, lòng can đảm, tầm nhìn xa trông rộng, sự tập trung, sức mạnh tinh thần…

Vâng! Tất cả những điều trên đều đúng. Và ta quy nó về một cái tên chung chính là “Lòng trắc ẩn”.

Lòng trắc ẩn không chỉ là cảm thấy tiếc nuối, đau buồn hay thương hại người khác. Cũng không có nghĩa là bạn phải mời gọi mọi đau khổ của thế giới vào tâm trí bạn. Bạn không cần phải cảm thấy ảm đạm, tuyệt vọng, sợ hãi khi cảm nhận lòng trắc ẩn.

Lòng trắc ẩn là cảm giác hòa hợp với tâm trạng của người khác và có ý định hành động để giảm bớt đau khổ hay chia sẻ niềm vui với người ấy. Bạn có thể trao đi một cái ôm để an ủi người bạn đang tổn thương về thể chất hoặc tình cảm, đập tay để ăn mừng với bạn bè, khóc khi xem một bộ phim tài liệu về sự hy sinh của những người trẻ tuổi trong chiến tranh hoặc sẻ chia một chiếc bánh cho cụ già bán vé số bạn vẫn hay gặp. Tất cả những hành động trên đều là hành vi của lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn là cầu nối mang bạn đến gần người khác hơn. Khi đưa tay giúp đỡ một ai đó, nghĩa là bạn đã ngầm đánh tín hiệu với họ rằng “Cánh cửa lòng tôi đang mở, bạn có thể bước vào”. Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Và đừng làm tổn thương những bất kì ai bởi suy nghĩ, hành động hay lời nói.

Những từ như “cảm thông”, “lòng nhân ái” và “lòng trắc ẩn” đều hướng đến một khái niệm tương tự. Chúng chính là những hương vị khác nhau của tình yêu thương. Đồng cảm là khả năng để hiểu người khác từ quan điểm của họ. Đồng cảm không có nghĩa là bạn phải đồng ý, nhưng bạn cần phải hiểu và từ chối một cách tinh tế khi không đồng ý. Sự tốt bụng cũng bắt nguồn từ lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn là một phiên bản sâu sắc hơn của sự tử tế. Mục đích của tử tế là để giúp người khác trong khi lòng trắc ẩn không có mục đích giúp đỡ bất cứ một người cụ thể nào.

Lòng trắc ẩn được tạo nên bởi hai trụ cột – sự liên kết với người giữa người với người và ý nghĩa mà việc đối tốt với người khác đem lại.

Sự liên kết với người khác chính là công nhận khả năng và con người. Bởi tất cả mọi người trên thế giới đều là thành viên của một đại gia đình. Sự công nhận này sẽ giúp bạn cảm nhận cảm xúc của người khác để rồi giảm đau khổ cho họ bằng cách thấu hiểu và cảm thông với tình trạng hiện tại của họ. Cũng giống như bạn, ai cũng mong cầu được hạnh phúc và tự do.

Một mảnh ghép khác tạo nên lòng trắc ẩn chính là ý nghĩa của việc làm việc thiện. Ý nghĩa sẽ cung cấp bối cảnh cho mối quan hệ của bạn. Bạn càng chia sẻ với người khác, bạn sẽ nhận thấy mối quan hệ đó sẽ trở nên muôn màu hơn. Loài người chúng ta ai cũng phải đối mặt với những vấn đề như nhau: nhu cầu và ham muốn không được đáp ứng, đau khổ, tiếc nuối và sợ hãi. Nhận ra điều này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng lòng trắc ẩn trong chính bản thân mình.

Cũng giống như việc một đứa trẻ bắt đầu bập bẹ tập nói, sau đó nói được trôi chảy thì tập ca hát và làm thơ, lòng trắc ẩn cần phải được mài giũa qua thời gian. Mỗi con người chúng ta ai cũng có lòng trắc ẩn, mặc dù đôi khi nó bị vùi lấp dưới thành kiến và sự ích kỉ. Hãy vượt qua rào cản của những thứ tiêu cực và bắt đầu rèn giũa tâm hồn để lòng trắc ẩn được tỏa sáng và mang lại những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống của chính chúng ta và những người xung quanh.

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 2

Giữa xã hội đầy nhiễu nhương, điều tiếng và thật giả chẳng phân, mỗi người cần lắm một sự xoa dịu, một bóng mát để trú qua những cơn nắng gay gắt của cuộc đời. Và lẽ đó mà mọi người đều có cho mình một khu vườn cảm xúc, và lòng trắc ẩn là mầm cây luôn tồn tại đâu đó trong ngóc ngách tâm hồn và đợi người đến tưới mát mỗi ngày.

Hạt giống trắc ẩn được gieo vào chúng ta dưới nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Nó sở hữu rất nhiều bộ mặt: một số thì phẫn nộ, một số thì dịu dàng, số thì mãnh liệt hoặc số thì sáng suốt… Mầm móng trắc ẩn không chỉ tồn tại ở cá thể người mà nó lan rộng trong từng tế bào của mỗi sinh linh trên trái đất này dù là một con hổ lớn hoặc bất kỳ sinh vật nhỏ nhoi nào trên thế giới. Như một thể gen di truyền không cần cùng mạch rễ hay cùng dòng máu, trắc ẩn sinh sôi âm ỉ ở một góc nào đó trong tâm hồn và đang đợi được bộc lộ, được thức tỉnh. Một cơn đau thuở nhỏ, một biến cố cuộc đời cũng là điều kiện kích hoạt lòng trắc ẩn.

Ở xã hội hiện đại, khi truyền thông phát triển đã kéo theo hàng loạt tính chất lý tưởng hóa lòng trắc ẩn. Những bản tin về lòng trắc ẩn vô hình chung mang hình ảnh của những anh hùng, của sự hy sinh, của những cái kết có hậu mà bạn cảm thấy mình không bao giờ trở thành được như vậy. Những viễn cảnh lý tưởng đã mở ra mộng tưởng lớn lao về lòng trắc ẩn mà quên mất nó cũng chỉ là một thứ rất đời thường, rất giản đơn. Một ánh mắt cảm thông, cái siết tay dành cho những bệnh nhân hấp hối trong trại tế bần, một cái nhìn xót xa, một bàn tay nhẹ nhàng băng bó cho người phỏng nặng, một cuốc xe của cô bán xôi giúp đỡ cậu học sinh quên giấy tờ hay một người bại liệt hai chân từng bước trở thành giáo viên yoga cũng được gọi dưới cái tên trắc ẩn. Trắc ẩn cho ta và trắc ẩn cho người. Nó luôn muôn hình, vạn trạng như thế, tồn tại dưới những câu chuyện khác nhau từ đó trở thành một mắt xích trong cái vòng tròn nhiều màu của xã hội. Đừng tìm trắc ẩn ở đâu xa xôi, mà hãy cảm nhận nó từng chút một qua cuộc sống hàng ngày của bạn.

Walk a mile in my shoes là câu nói chủ đề trong dự án cùng tên. Tại đây bạn sẽ “xỏ” chân vào đôi giày của những người khác nhau (của một tên trộm, một cô gái điếm, một doanh nhân hay một tội phạm…) và nghe câu chuyện mà họ chia sẻ. Hiển nhiên bạn có thể không đồng tình với việc làm của tên trộm, của cô gái điếm, của tên giết người nhưng có đi đôi giày của họ, có “bước” qua chặng đường như họ, bạn sẽ hiểu được tại sao họ trở thành con người của hiện tại. Đó là trắc ẩn, là thấu cảm. Đừng lầm tưởng rằng sự thấu cảm sẽ làm bạn nhu nhược đi, thỏa hiệp trước những cái sai quy chuẩn đạo đức, thấu cảm thực chất lại giúp bạn vững vàng hơn đồng thời có cái nhìn sâu hơn về hoàn cảnh mỗi người để nhận ra rằng “tôi” đồng cảm, “tôi” không thể tách rời khỏi nỗi đau này, câu chuyện này. Song lại khát khao một sự biến đổi và bằng cách nào đó mong muốn thực hiện những biến đổi ấy.

“Đích cuối cuộc đời họ là gì?”, “Nếu như không có chuyện này thì kết quả hẳn sẽ tốt đẹp hơn?”…lòng trắc ẩn bằng một cách nào đó lại quy về những kết quả và tâm trí bạn bỗng chốc bị ám ảnh bởi một “kết cục đẹp” và một khi nó…không đẹp, bạn sẽ khước từ “kích hoạt” lòng trắc ẩn. Việc trói buộc vào kết quả sẽ ảnh hưởng đến năng lực giải quyết vấn đề của bản thân trong toàn bộ sự việc hoặc một cuộc khủng hoảng nào đó. Hãy đi vạn dặm trong đôi giày của tôi! Đúng vậy, chỉ đơn giản là “đi”, là thấu, là hiểu mà bỏ qua thứ kết quả vô chừng ấy. Trước một đám cháy giữa đêm, nào ai lại nghĩ phải ngủ đủ giấc để sáng thi tốt mà bỏ qua công tác chữa cháy, trước một cậu bé trễ giờ thi, nào ai nghĩ tới sự cực nhọc phải chạy nửa tiếng với quãng đường 10km mà bỏ mặc cậu bé không thể vào phòng thi.

“Hãy có một tấm lưng vững vàng và gương mặt dịu dàng”. Chúng ta cần sức mạnh từ phía sau để có thể giữ ta bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh và tạo sự bình thản về mặt tinh thần. Đồng thời chúng ta cần có bộ mặt dịu dàng – đó là sự rộng mở tâm hồn mà chấp nhận thế giới như bản chất của chính nó, chấp nhận những thứ đã qua và không thể thay đổi được để có một trái tim không đề phòng và nghi kỵ.

Sự hoàn hảo đang nhấn chìm xã hội và trở thành quy chuẩn mà chúng ta mang ra đánh giá lẫn nhau. Khi các nguồn tin dần trở nên lỏng lẻo và mạng xã hội đang trở thành “phiên tòa” phán xét mọi vấn đề, mọi cá nhân thì lòng trắc ẩn cũng nằm trong trạng thái lửng lơ đâu đó giữa cán cân đúng sai. Và công việc quan trọng của mỗi người là làm sao thả đúng điểm rơi cho lòng trắc ẩn. Vượt khỏi giới hạn của thương cảm, trắc ẩn của hiện tại đòi hỏi sự hiếu kỳ và rèn luyện một cái tôi tò mò. Có tò mò, có suy xét bạn mới làm chủ được suy nghĩ của mình giữa một hỗn hợp tin tức đủ thể loại từ truyền thông.

Trắc ẩn không có nghĩa là thương hại, cũng không vì cái quy chuẩn đạo đức hoàn hảo mà buông lời xúc phạm nhân phẩm người khác hay lại sợ hãi trước những điều tiếng. Sự hoàn hảo càng nêu cao đồng nghĩa đang làm cả thế giới tê liệt bởi nỗi sợ hãi, một sự việc với hàng trăm ý kiến khiến chúng ta không biết đâu là đúng, là sai và bào mòn đi tính cảm thông của mỗi người. Nhiều người cho rằng đặt lòng trắc ẩn quá nhiều sẽ làm chúng ta kiệt sức trong xã hội đầy rẫy những xấu xị và loạn ngôn. Chúng ta chọn cách co lại khi đối mặt với chất độc tinh thần và thể chất – thứ chất độc xã hội tiêm vào người ta mỗi ngày qua trang mạng, qua các phương tiện truyền thông. Nhưng thật chất sự phát sinh của lòng trắc ẩn lại có tác dụng huy động sự miễn dịch, trở thành một vỏ bọc an toàn đồng thời là liều thuốc kích thích sự phấn chấn trong mỗi người. Hãy dùng cái đầu lý trí để dẫn dắt trắc ẩn qua những tò mò, hiếu kỳ và thả được điểm rơi vào đúng vị trí của nó.

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 3

Chúng ta đang sống trong một cuộc sống êm đềm, ấm no, hạnh phúc. Nhưng xung quanh ta có biết bao nhiêu người gặp khó khăn, hoạn nạn. Trong những lúc đó, những gì ta cần nhất là một tấm lòng nhân ái - một phẩm chất quý báu của nhân dân ta - một phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam ta.

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Câu hát đó đã trở nên quen thuộc với chúng ta, nhưng có ai hiểu được giá trị to lớn của nó? Đó là nó có chứa đựng lòng người của ta mà ai cũng phải có. Vậy lòng người, lòng nhân ái là gì? Đó là yêu thương, quý trọng, sẻ chia giữa người với người. Luôn luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn xung quanh ta. Để biết rõ hơn về tấm lòng nhân ái này, em xin kể một câu chuyện ngắn “Tìm an ủi người” mà em đã đọc được trong cuốn “Tình thân ái”.

câu chuyện này kể về đức mẹ Teresa Calcutta, mẹ là một nữ tu đức hạnh, mẹ luôn quan tâm, chăm sóc những người bị bỏ rơi, đau khổ. Có một lần mẹ kể rằng. Hồi đó, thành phố ta ở bị mất mùa, đói lương thực, thiếu và đường trầm trọng. Một ngày, có một nhà hảo tâm đến cho mẹ một chén đường và nói:

– Thưa mẹ, con đã nhịn ăn đường cả tuần nay rồi. Mẹ hãy dùng chút đường này để đưa cho các trẻ mồ côi mẹ ạ.

Bất ngờ thay, người có tấm lòng hảo tâm này là một cậu bé 4 tuổi. Em chỉ có 4 tuổi đã biết nghĩ cho mọi người, đây là một cậu bé có lòng nhân hậu khó ai sánh bằng. Thế rồi sau đó cũng có một người đàn ông đến nói với mẹ rằng:

– Thưa mẹ, có một gia đình người HinĐu với 8 đứa con, cả tuần rồi họ chưa ăn gì cả.

Mẹ Teresa liền tức tốc cầm một bao gạo theo người đàn ông nọ đến khu ổ chuột nghèo nàn, dột nát. Sau những con đường gập ghềnh thì mẹ đến được ngôi nhà đó. Khung cảnh ngay trước mắt mẹ thật đau lòng, những đứa trẻ nằm mọp trên giường vì đói, chúng xanh xao, gầy gò đến đau lòng. Mẹ liền cho hết cả bao gạo cho người mẹ HinĐu nọ. Nhưng ngạc nhiên thay, bà mẹ HinĐu liền chia bao gạo ra làm hai phần, và liền cầm một phần vội vàng chạy đi ra khỏi nhà. Mẹ Teresa liền tò mò nên nán lại chơi với lũ trẻ. Một hồi lâu sau bà mẹ HinĐu trở về nhà nhưng không thấy nửa bao gạo kia đâu. Mẹ Teresa liền hỏi:

– Bà đi đâu thế? Nửa túi gạo đâu?

Bà mẹ Hinđu trả lời:

– Họ cũng đói lắm mẹ ạ!

– Nhưng họ là ai? Họ hàng con à?

– Dạ thưa mẹ, con biết có thể mẹ sẽ không hài lòng, nhưng họ không phải là họ hàng của con mẹ ạ, họ là hàng xóm người Hồi giáo hẻm kế bên. Họ cũng đói khổ như chúng con, cả tháng nay nhà họ cũng không ăn được bữa nào ra hồn cả. Con không cầm lòng được mẹ ạ.

Mẹ Teresa nghe đến đây lòng mẹ như quặn thắt, mẹ đau vì thấy cảnh người dân nghèo khổ, nhưng mẹ vui vì từ già đến trẻ họ luôn biết cách sẻ chia cho nhau.

Qua câu chuyện của mẹ Teresa đã cho ta thấy sức mạnh lòng nhân ái lớn như thế nào. Dù là một cậu bé 4 tuổi cho đến gia đình mình đứng bên bờ vực của cái chết nhưng họ vẫn san sẻ cho nhau.

Nhờ vậy mà sự sống trên trái đất này vẫn duy trì, vạn vật mới có thể sinh tồn, sống sót. Bằng chứng là dân tộc việt ta trải qua bao cuộc chiến với kẻ địch mạnh. Nhưng nhờ vào sự đoàn kết, yêu thương nhau mà ta mới hòa bình như ngày hôm nay. Hay là lũ lụt miền trung chẳng hạn, ta góp được dù là một gói mì cũng đã giúp bao người sống, chúng ta vẫn san sẻ cho nhau đấy thôi.

Ta hãy thử nghĩ đến cảnh tượng một cuộc sống đầy dối trá, những “con người máy” và tàn nhẫn xem sao. Chẳng mấy chốc thế giới này sẽ bị hủy diệt, tàn phá không sự sống. Nhưng thật đáng buồn, xã hội này thì sự vô cảm, tàn nhẫn đang phát triển mạnh. Chúng âm thầm len lỏi vào trong từng ngóc ngách trái tim của ta. Dần dần biến tim ta thành một màu đen u ám không tình người.

Có lẽ xã hội ngày nay có thể tàn nhẫn, chà đạp chúng ta nhưng đừng quên ta còn là một con người, một người đang sống thật trong từng phút chứ không phải tồn tại cho qua ngày. Hãy thử sống chậm lại, lắng nghe mọi người, lắng nghe nhịp sống, cảm nhận những thứ tốt đẹp xung quanh ta.

Hãy luôn nhớ rằng khi bạn trao đi bạn cũng được nhận lại, hãy thử mở tấm lòng mình ra một lần, trao đi những gì mình có và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn thế nữa. Quan trọng hơn là hãy luôn nhớ rằng bạn là người chúng không phải một cái máy không có trái tim, cảm xúc.

Dù bất kì điều gì đi chăng nữa, hãy cố gắng đặt tấm lòng mình vào, đừng trở nên ích kỉ, hẹp hòi. Hãy biến mình trở thành người nổi bật trước đám đông chứ đừng thành một người mờ nhạt trong đám đông. Đừng sống theo những gì trái với lòng mình mà hãy sống bằng cả tấm lòng và trái tim mình.

Đừng nghĩ đến thế giới này đau khổ, tàn nhẫn mà hãy nghĩ đến thế giới này vẫn tràn ngập tình thương, vẫn còn lòng người, vẫn còn san sẻ và bạn cũng là một trong số những con người đó. Hãy để thời gian nuôi dưỡng tâm hồn bạn, rèn luyện lòng nhân ái trong từng hành động nhỏ hằng ngày, bạn sẽ sống thanh thản và bình yên hơn nhiều.

Lòng nhân ái vẫn sống mãi trong ta đấy thôi, ai ai cũng cần có. Đây là một đứa tính quý báu mà ta nên có và phát huy đức tính này. Là một học sinh, em sẽ luôn tuyên truyền, duy trì đức tính tốt đẹp này trong học tập.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng trắc ẩn - Bài làm 4

Lòng trắc ẩn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với mỗi người. Vậy lòng trắc ẩn là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Lòng trắc ẩn là khả năng khơi dậy sự thương xót, đồng cảm và thấu hiểu giữa con người với con người; là khía cạnh quan trọng nhất của tình yêu đích thực. Giữa những guồng quay chóng mặt của cơm – áo – gạo – tiền, đôi khi sẽ thật khó để ta có thể dành thời gian quan tâm, nhận ra những nỗi buồn, sự vất vả của những người xung quanh. Khi ấy, nếu chẳng thể khơi lên lòng trắc ẩn, chúng ta sẽ ngày một xa nhau, trở nên cô độc và lạnh lẽo. Ngược lại, nếu có được nó, con đường ta đang đi sẽ trở nên sáng sủa hơn, những khó khăn cũng nhẹ đi vì có người san sẻ, những ước mơ sẽ thêm đẹp khi ai đó cùng ta tô vẽ… Có thể nói, lòng trắc ẩn tạo nên phần “người” cho mỗi người, khiến cuộc sống này trở nên đẹp đẽ hơn. Vậy nhưng, vẫn có không ít kẻ vẫn giữ cho mình thói vô cảm, thờ ơ với cảm xúc của những người xung quanh và thậm chí là tạo ra những hành vi phi nhân tính như lái xe tải ở Nam Định cố kéo lê nạn nhân sau tai nạn. Hay một người Thái Lan đã chết khi rơi xuống sông mà những người qua đường không ai chịu cứu… Nói tóm lại, tất cả chúng ta cần khơi dậy lòng trắc ẩn của bản thân qua những hành động hàng ngày như dành thời gian trò chuyện với người thân; giúp đỡ người có tuổi, khuyết tật qua đường; gấp cẩn thận một đồng tiền và đưa nó cho một người hành khất… Bởi đúng như Albert Schweitzer từng nói: “Lòng trắc ẩn chính là cội nguồn của mọi đạo đức”.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng trắc ẩn - Bài làm 5

Từ khi sinh ra và lớn lên, ai trong chúng ta đều mang trong mình lòng trắc ẩn. Người hay nói lòng trắc ẩn hoặc là sự thương cảm. Chúng ta sẽ cảm giác được nỗi đau, đau nỗi đau của người khấc. thương cảm, xót xa cho số phận, cho những hoàn cảnh khó khăn. Lòng trắc ẩn sẽ giúp người với người gần nhau hơn. Cuộc sống dù có hiện đại, có phát triển đến đâu thì sự thương cảm với mọi người vẫn là quan trọng nhất. Chúng ta vẫn còn nhớ câu nói " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình người." Đối ngược với lòng trắc ẩn, sự thương cảm đó là vô tam. Con người chúng ta đang càng ngày càng vô tâm, vô cảm, thờ ơ với những con người xung quanh mình. Nếu chúng ta thấy một người gặp nạn, hay gặp khó khăn chúng ta không những không giúp mà còn chỉ trích hay hôi của đó là những hành động không hề đẹp một chút nào. Vậy nên chúng ta nên giáo dục, dạy dỗ trẻ nhỏ về lòng trắc ẩn và đồng thời cũng lên tiếng khi có những hành động thờ ơ, vô cảm.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng trắc ẩn - Bài làm 6

Mỗi người có một trái tim. Trái tim không những để duy trì sự sống mà còn khiến cho sự sống ấy trở nên đẹp hơn. Một cuộc sống có ý nghĩa là khi ta có lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn là khả năng khơi dậy sự đồng cảm, thương yêu, thấu hiểu giữa con người với nhau. Lòng trắc ẩn thậm chí còn có sức mạnh diệu kì cứu rỗi con người. Trong truyện “Những người khốn khổ” (V.Hugo), chỉ một sự tha thứ của giám mục Mi-ri-en mà đã khiến Giăng – van – giăng đã chọn sống hoàn lương. Albert Schweitzer từng nói: “Lòng trắc ẩn chính là cội nguồn của mọi đạo đức”. Nhờ có lòng trắc ẩn, thế giới này mới trở nên đẹp hơn, văn minh, nhân ái hơn. Nhờ có lòng trắc ẩn, chúng ta có thêm niềm tin vào cuộc sống, vào con người. Ngược lại, nếu mất đi lòng trắc ẩn, xã hội này sẽ chỉ là một tinh cầu giá lạnh, con người đối xử với nhau bằng sự vô tâm, hờ hững, bạo tàn. Bởi vậy, ta hãy luôn thương yêu mọi người, luôn chở che và bao dung lẫn nhau. Song lòng trắc ẩn không có nghĩa là cổ xúy cho việc bao che, tha thứ cho cái xấu, cái ác. Chúng ta biết động lòng nhưng cũng phải biết đấu tranh loại trừ những điều đáng loại trừ.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng trắc ẩn - Bài làm 7

Lòng trắc ẩn là một trong những phẩm chất ai cũng nên có. Hiểu đơn giản, đó là sự thấu hiểu, đồng cảm với mọi người. Trong cuộc sống, ta có thể thấy lòng trắc ẩn hiện hữu ở mọi nơi. Giữa đại dịch Covid 19, có biết bao nhiêu người sẵn sàng quyên góp, ủng hộ cho đồng bào, giúp những người gặp khó khăn có thêm động lực, hi vọng vào cuộc sống. Hay như những đợt lũ lụt hàng năm ở miền Trung, rất nhiều mạnh thường quân đã ủng hộ của cải, vật chất cho bà con, giúp họ sớm vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Sự cho đi không chỉ giúp mọi người xung quanh có cuộc sống hạnh phúc mà chính bản thân chúng ta cũng sẽ cảm thấy vui vẻ. Khi dành tình cảm cho người khác, ta sẽ nhận lại được sự tin yêu, kính trọng từ cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn một số người sống vô cảm, thờ ơ, dửng dưng với mọi thứ. Điều đó sẽ khiến cho họ không thể cảm nhận được những điều ý nghĩa xung quanh, từ đó dần tách mình ra khỏi cộng đồng. Vậy nên, ta hãy quan tâm, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm hạnh phúc, ý nghĩa.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng trắc ẩn - Bài làm 8

Lòng trắc ẩn là tấm lòng cao cả, tốt đẹp trong cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản, đó là khả năng cảm thông cho bất hạnh của người khác mà không vì mục đích nào cả. Người có lòng trắc ẩn họ sẽ thấu hiểu và giúp đỡ khi gặp những hoàn cảnh khó khăn. Họ sẵn sàng cho đi mà không mong cầu nhận lại bất cứ điều gì. Trong đại dịch Covid 19, có rất nhiều người sẵn sàng quyên góp để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Chính nhờ tấm lòng đó đã giúp nhiều người có thêm hi vọng để vượt qua bệnh tật. Vậy nên, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi chúng ta biết giúp đỡ lẫn nhau. Lòng trắc ẩn chính là sợi dây gắn kết mọi người. Bởi lẽ, chính tình yêu thương, sự đồng cảm sẽ giúp trái tim đến gần hơn với trái tim. Nếu không có lòng trắc ẩn, con người sẽ trở nên vô cảm, chỉ quan tâm đến bản thân mình. Thực tế cuộc sống, còn một số người còn sống thờ ơ với mọi thứ diễn ra xung quanh. Dần dần, tâm hồn họ trở nên chai sạn, trở nên cô đơn và tách biệt với cộng đồng. Vậy nên, mỗi cá nhân hãy biết sống yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh để cảm nhận nhiều điều ý nghĩa.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng trắc ẩn - Bài làm 9

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: "Tình yêu và lòng trắc ẩn là nhu cầu thiết yếu, không phải những thứ xa xỉ. Không có chúng, nhân loại không thể tồn tại". Đúng vậy! Lòng trắc ẩn là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vậy lòng trắc ẩn là gì? Lòng trắc ẩn có thể hiểu là sự thấu thương cảm, đồng cảm với mọi người. Bạn đã bao giờ bật khóc khi nhìn thấy bà lão bán vé số giữa trưa hè nắng gắt? Hay khóc khi xem một bộ phim cảm động? Đôi khi ôm ai đó để an ủi họ lúc buồn, vui khi thấy bạn đạt kết quả tốt,... Những hành động, cảm xúc đó đều là biểu hiện của lòng trắc ẩn. Cái mà ta cho đi không nhất thiết phải là tiền bạc mà đôi khi, đó chỉ là sự động viên, an ủi về mặt tinh thần. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người có lòng trắc ẩn trong cuộc sống. Khi miền Trung gặp lũ lụt, có rất nhiều những nhà hảo tâm sẵn sàng đến tận tâm bão để giúp đỡ những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Chính nhờ tấm lòng nhân ái lớn lao đó đã giúp cho rất nhiều người có thêm niềm hi vọng trong cuộc sống. Lòng trắc ẩn sẽ giúp gắn kết mọi người xung quanh. Nếu ta cứ sống trong sự nhỏ nhen, ích kỉ và vô tâm thì sẽ tự tạo ra sự ngăn cách với mọi người. Chỉ cần ta biết mở lòng, đón nhận những niềm vui trong cuộc sống thì tự nhiên hạnh phúc sẽ đến. Hơn nữa, việc giúp đỡ người khác chính là đang tiếp thêm niềm tin cho họ trong cuộc sống. Một chút đồng cảm, chia sẻ nhưng lại có sức mạnh lớn lao với cuộc đời ai đó. Thực tế còn nhiều người sống vô cảm, thờ ơ. Họ dửng dưng với mọi người xung quanh và với cả chính mình. Những người đó không xác định được tương lai mình sẽ ra sao. Cứ tiếp diễn như vậy, họ sẽ dần tự thu mình lại, tách mình ra khỏi cộng đồng. Qua đây, chúng ta thấy rằng mỗi người cần có cho mình lòng trắc ẩn. Khi nghe một câu chuyện, ta hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác chứ đừng vội phán xét ai đó. "Lòng trắc ẩn chính là cội nguồn của mọi đạo đức". Vì lẽ đó, mỗi chúng ta hãy biết động lòng, yêu thương những người xung quanh để cuộc sống thêm ý nghĩa. Một chút đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ mà bạn gửi đến cho những người đang khó khăn sẽ là nguồn sức mạnh to lớn giúp họ có thêm niềm tin trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 10

Bạn đã từng rơi nước mắt khi xem một bộ phim buồn hoặc động lòng vì câu chuyện đầy đau thương của một người bất hạnh chưa? Tất cả những cảm xúc đó đến từ lòng trắc ẩn, nhưng nó là gì?

Con người từ khi sinh ra đã được trang bị với sự tốt đẹp và lòng trắc ẩn. Tuy nhiên, vì tác động của thời gian, và sự tự tâm của bản thân, chúng ta dần mất đi sự nhân ái và lòng trắc ẩn của mình. Tuy nhiên, lòng trắc ẩn không bao giờ biến mất, nó vẫn đang ẩn chứa trong con người, chỉ cần bạn dũng cảm vượt qua các trở ngại và tìm lại nó để sưởi ấm tâm hồn một lần nữa.

Khi nhắc đến lòng trắc ẩn, chúng ta nghĩ đến những từ như "tình cảm", "sự tha thứ", "nhân ái", "đồng cảm"... Tất cả những khái niệm này đều có một điểm chung - sự đồng cảm và tình yêu thương. Lòng trắc ẩn là một nhánh sông của đại dương tình thương, một bóng dáng của tâm phật có mặt trong tâm hồn con người. Và đúng như vậy, lòng trắc ẩn là cái tốt đẹp, nó là ánh sáng để ngăn bạn rơi vào tình trạng vô cảm.

Có cách nào để đo lường hoặc thử lòng trắc ẩn không? Thực tế là không thể đo lường hoặc thử nó, bởi vì nó tồn tại ở dạng và hình thức khác nhau trong từng người. Tuy nhiên, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay môi trường sống để tự cho mình bỏ qua lòng trắc ẩn.

Một người thiếu lòng trắc ẩn có thể được coi như là một người vô cảm. Tuy nhiên, từ "vô cảm" quá nặng nề để đánh giá một con người. Nó ám chỉ một lối sống thờ ơ, thiếu quan tâm và không có động lực cảm nhận xúc cảm. Khi nghe đến từ này, chúng ta cảm thấy đau đớn vô hình, và thấy rằng cuộc sống trở nên ích kỷ và cô đơn.

Lòng trắc ẩn thật sự mạnh mẽ và cảm động. Nó khơi gợi trong con người ta sự thương cảm, khiến ta đi hàng ngàn dặm để đưa tấm chăn ấm đến cho các em bé ở vùng cao, tắm rửa và chăm sóc cho người già neo đơn. Lòng trắc ẩn không chỉ dành cho con người, mà nó cũng dành cho tất cả các sự vật và sự kiện trên thế giới. Đó có thể là hành động đứng lên để bảo vệ cho một chú cún trung thành, hay dành thời gian để chăm sóc cho một cây hoa bị bỏ rơi, hay đơn giản chỉ là một cái ôm cho những người đang cảm thấy tuyệt vọng.

Đừng nghĩ rằng lòng trắc ẩn quá to lớn. Đôi khi, nó chỉ là những hành động đơn giản như nhặt một chiếc đinh hoặc một mẩu thủy tinh sắc để đưa nó đúng chỗ. Điều đó đủ để thể hiện lòng trắc ẩn. Bây giờ, bạn đã hiểu rõ hơn về lòng trắc ẩn chưa?

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: "Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy động lòng trắc ẩn. Nếu bạn muốn chính mình hạnh phúc, hãy động lòng trắc ẩn". Câu nói này thật sự đúng, vì giúp người khác chính là giúp chính mình. Lòng trắc ẩn có nghĩa là cho đi mà không cần nhận lại, và điều đó sẽ đem lại sự an yên và niềm vui trong tâm hồn.

Lòng trắc ẩn không mang lại cho chúng ta tiền bạc hay sự thịnh vượng vật chất, nhưng lại giúp chúng ta thu hoạch được những giá trị tinh thần quan trọng hơn. Điều đó cũng giải thích vì sao lòng trắc ẩn là phẩm chất cần thiết của một người lãnh đạo. Nó giúp họ thành công hơn trong công việc, vượt trội hơn trong vị trí của họ, đồng thời truyền cảm hứng và đưa ra một môi trường làm việc tích cực hơn, nơi mà mọi người hỗ trợ nhau cùng tiến lên.

Khi ta có lòng trắc ẩn, ta tự động đồng cảm và thông cảm hơn với những người xung quanh, đặc biệt là đồng nghiệp và cấp dưới. Điều đó không chỉ dừng lại ở suy nghĩ, mà còn biến thành hành động để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Lòng trắc ẩn cũng giúp ta hoàn thiện bản thân, trở nên khiêm tốn, biết lắng nghe và mạnh mẽ hơn.

Mặc dù lòng trắc ẩn tồn tại sâu trong tâm hồn, nhưng chúng ta cần học cách để nó hiện diện đúng chỗ và đúng thời điểm. Đừng để ai đó lợi dụng hay sử dụng lòng trắc ẩn của bạn một cách vô tội vạ và đánh giá bạn là người giả tạo. Vì vậy, việc sử dụng lòng trắc ẩn một cách phù hợp vẫn là một thách thức cho nhiều người.

Thực tế, nhiều người sử dụng từ thương hại để dành cho những người đồng cảm và giúp đỡ mình. Tuy nhiên, từ này không phải là xấu xa, vì thương hại, đau buồn hoặc tiếc nuối đều mang thông điệp tương tự như lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn mang lại cảm giác đồng cảm và tạo ra sự hòa hợp trong tâm hồn, giúp người nhận giảm bớt đau khổ và nỗi buồn. Đừng nghĩ rằng việc ai đó ôm bạn khi bạn cảm thấy buồn là thương hại xấu, hãy xem đó là thương cảm và mở lòng trắc ẩn để nhận những điều đó.

Dù không thể định nghĩa chính xác lòng trắc ẩn là gì, chúng ta đều hiểu rằng nó không xấu và có thể kết nối con người với nhau, ngăn chặn sự đau khổ và làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, đừng để lòng trắc ẩn bị lấp đầy, hãy sử dụng và gieo trồng nó mỗi ngày, để đạt được sự bình an trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 11

Lòng trắc ẩn trong cuộc sống đã trở nên vô cùng ý nghĩa. Lòng trắc ẩn khiến mỗi chúng ta biết sống nhân văn hơn. Ta sẽ mở rộng lòng mình để trao đi yêu thương. Cuộc sống của ta cũng vì thế mà trở nên thanh thản, hạnh phúc. Lòng trắc ẩn đã khiến cho bà mẹ Mai Anh bao dung cứu lấy cậu bé Thiện Nhân, giúp cậu có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Lòng trắc ẩn ư? đó là một biểu hiện cao đẹp, là điểm tựa cho mọi phẩm chất tốt đẹp khác. Thật đáng tiếc cho những ai sống mà ko có lòng trắc ẩn, ko biết yêu thương. Cuộc sống của họ trở nên tẻ nhạt, vô vị , trái tim của họ chai sần, khô cằn. Từ tất cả điều đó mỗi chúng ta hãy hiểu được ý nghĩa của lòng trắc ẩn rộng cuộc sống để từ đó luôn biết trao đi yêu thương bằng lòng trắc ẩn của mình.

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 12

Trong một xã hội đầy ồn ào, rối ren và không phân biệt được giả và thật, mỗi người đều cần một thứ gì đó để giúp họ xoa dịu và bảo vệ mình trước những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Đó chính là lý do tại sao mỗi người đều có một khu vườn cảm xúc riêng, với những cây cối luôn xanh tươi, giúp họ tìm thấy bình yên và sự an nhàn.

Hạt giống của khu vườn cảm xúc được gieo trên chúng ta dưới nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Chúng có thể là những cảm xúc phẫn nộ, dịu dàng, mãnh liệt hay sáng suốt. Và mầm cây trắc ẩn không chỉ tồn tại trong mỗi cá thể con người, mà nó còn hiện diện trong từng tế bào của tất cả sinh vật trên trái đất, dù là một con hổ to lớn hay bất kỳ sinh vật nhỏ bé nào trên thế giới. Giống như một thể gen di truyền không cần phải có chung mạch rễ hay dòng máu, trắc ẩn luôn ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi con người và chỉ chờ đợi để được thức tỉnh, để bộc lộ ra ngoài. Một cơn đau nhỏ, một biến cố trong cuộc sống cũng có thể là điều kích hoạt nó.

Mặc dù lòng trắc ẩn tồn tại sâu trong tâm hồn, nhưng chúng ta cần học cách để nó hiện diện đúng chỗ và đúng thời điểm. Đừng để ai đó lợi dụng hay sử dụng lòng trắc ẩn của bạn một cách vô tội vạ và đánh giá bạn là người giả tạo. Vì vậy, việc sử dụng lòng trắc ẩn một cách phù hợp vẫn là một thách thức cho nhiều người.

Thực tế, nhiều người sử dụng từ thương hại để dành cho những người đồng cảm và giúp đỡ mình. Tuy nhiên, từ này không phải là xấu xa, vì thương hại, đau buồn hoặc tiếc nuối đều mang thông điệp tương tự như lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn mang lại cảm giác đồng cảm và tạo ra sự hòa hợp trong tâm hồn, giúp người nhận giảm bớt đau khổ và nỗi buồn. Đừng nghĩ rằng việc ai đó ôm bạn khi bạn cảm thấy buồn là thương hại xấu, hãy xem đó là thương cảm và mở lòng trắc ẩn để nhận những điều đó.

Dù không thể định nghĩa chính xác lòng trắc ẩn là gì, chúng ta đều hiểu rằng nó không xấu và có thể kết nối con người với nhau, ngăn chặn sự đau khổ và làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, đừng để lòng trắc ẩn bị lấp đầy, hãy sử dụng và gieo trồng nó mỗi ngày, để đạt được sự bình an trong cuộc sống.

Dự án Walk a mile in my shoes là một chủ đề rất thú vị. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc đời của những người khác nhau, ví dụ như một tên trộm, một cô gái điếm, một doanh nhân hay một tội phạm, bằng cách "xỏ" chân vào đôi giày của họ và lắng nghe những chia sẻ của họ. Dù bạn không đồng ý với hành động của những người này, nhưng khi bạn đi qua những giai đoạn giống như họ, bạn sẽ hiểu tại sao họ trở thành những con người như hiện tại. Đó chính là khía cạnh trắc ẩn và thấu cảm.

Không nên hiểu nhầm rằng sự thấu cảm sẽ làm bạn yếu đuối hoặc chấp nhận những vi phạm đạo đức. Thực tế là sự thấu cảm sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn và đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về hoàn cảnh của mỗi người. Bạn sẽ nhận ra rằng "tôi" cũng đồng cảm và không thể phân biệt khỏi nỗi đau và câu chuyện của người khác. Tuy nhiên, bạn cũng khao khát sự thay đổi và mong muốn thực hiện những thay đổi đó bằng cách nào đó.

Trong xã hội hiện đại, truyền thông phát triển đã gây ra hiện tượng lý tưởng hóa lòng trắc ẩn, khiến cho những bản tin về lòng trắc ẩn thường mang hình ảnh của anh hùng, sự hy sinh và những kết thúc có hậu mà chúng ta không bao giờ có thể đạt được. Tuy nhiên, chúng ta đã quên đi rằng lòng trắc ẩn cũng chỉ là những hành động đời thường, đơn giản như sự đồng cảm, sự giúp đỡ bệnh nhân, băng bó cho người phỏng nặng hay giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Lòng trắc ẩn không chỉ là vấn đề của chúng ta, mà còn là vấn đề của mọi người. Nó có nhiều hình dạng, tồn tại trong nhiều câu chuyện khác nhau và trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội. Đừng tìm kiếm lòng trắc ẩn quá xa xôi, mà hãy cảm nhận nó trong từng hành động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Sự hoàn hảo đang đánh bại xã hội và trở thành tiêu chuẩn để đánh giá lẫn nhau. Khi các nguồn tin trở nên không đáng tin cậy và mạng xã hội trở thành "phiên tòa" phán xét mọi vấn đề và mỗi cá nhân, lòng trắc ẩn của chúng ta đang lơ đãng, nằm đâu đó trên bờ vực phân biệt đúng sai. Và nhiệm vụ quan trọng của mỗi người là làm thế nào để giữ chặt tâm trí trong bối cảnh đầy biến động này. Để trở thành người thấu hiểu, chúng ta cần phải có tinh thần tò mò và rèn luyện khả năng suy nghĩ phản biện. Chỉ khi đầy tò mò và có khả năng phán đoán, chúng ta mới có thể kiểm soát được suy nghĩ của mình giữa một thế giới đa dạng với đủ loại tin tức và thông tin.

Việc có lòng trắc ẩn không có nghĩa là thương hại hay chấp nhận mọi quy chuẩn đạo đức hoàn hảo để xúc phạm người khác hoặc sợ hãi trước những ý kiến khác biệt. Sự hoàn hảo chỉ làm cho thế giới trở nên đơn điệu và khiến chúng ta sợ hãi, khi hàng trăm ý kiến đối lập khiến chúng ta không biết đâu là đúng, đâu là sai và bị làm mất tính cảm thông. Nhiều người cho rằng quá nhiều lòng trắc ẩn sẽ khiến chúng ta kiệt sức trong xã hội đầy rẫy những xấu xí và loạn ngôn. Thay vì vậy, chúng ta có thể tập trung vào việc đối phó với chất độc tinh thần và thể chất của xã hội, chúng ta có thể làm như thế bằng cách khéo léo dẫn dắt lòng trắc ẩn qua các tò mò, hiếu kỳ và hướng nó vào vị trí đúng đắn của nó. Lòng trắc ẩn có thể trở thành vỏ bọc an toàn và cung cấp cho chúng ta liều thuốc kích thích cảm xúc tích cực. Điều quan trọng là phải sử dụng đầu óc của chúng ta để hướng dẫn trắc ẩn đi đúng hướng và giúp chúng ta tránh được những hậu quả tiêu cực.

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 13

Một mảnh ghép khác tạo nên lòng trắc ẩn chính là ý nghĩa của việc thiện nguyện. Ý nghĩa này mang lại bối cảnh cho mối quan hệ của bạn. Khi bạn chia sẻ nhiều hơn với người khác, bạn sẽ nhận thấy mối quan hệ đó sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn. Hãy tưởng tượng cảnh một cô bé cõng bạn đi thi, vượt qua năm tầng lầu, hình ảnh đó đã lan tỏa sức mạnh trong những ngày qua, mang thêm niềm tin vào lòng trắc ẩn trong cuộc sống. Tương tự như việc một đứa trẻ bắt đầu nói, sau đó tiến bộ thành việc nói trôi chảy, tập ca hát và sáng tác thơ, lòng trắc ẩn cũng cần thời gian để được mài giũa. Mỗi con người đều có lòng trắc ẩn, dù đôi khi nó bị che khuất bởi những thành kiến và sự ích kỷ. Hãy vượt qua những rào cản tiêu cực và bắt đầu điều chỉnh tâm hồn để lòng trắc ẩn của mỗi người tỏa sáng, mang lại những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 14

Một mảnh ghép khác tạo nên lòng trắc ẩn chính là ý nghĩa của việc thiện nguyện. Ý nghĩa này mang lại bối cảnh cho mối quan hệ của bạn. Khi bạn chia sẻ nhiều hơn với người khác, bạn sẽ nhận thấy mối quan hệ đó sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn. Hãy tưởng tượng cảnh một cô bé cõng bạn đi thi, vượt qua năm tầng lầu, hình ảnh đó đã lan tỏa sức mạnh trong những ngày qua, mang thêm niềm tin vào lòng trắc ẩn trong cuộc sống. Tương tự như việc một đứa trẻ bắt đầu nói, sau đó tiến bộ thành việc nói trôi chảy, tập ca hát và sáng tác thơ, lòng trắc ẩn cũng cần thời gian để được mài giũa. Mỗi con người đều có lòng trắc ẩn, dù đôi khi nó bị che khuất bởi những thành kiến và sự ích kỷ. Hãy vượt qua những rào cản tiêu cực và bắt đầu điều chỉnh tâm hồn để lòng trắc ẩn của mỗi người tỏa sáng, mang lại những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 15

Đã bao giờ bạn khóc khi xem một bộ phim buồn hay thương xót cho một mảnh đời bất hạnh chưa? Tất cả những điều đó đến từ lòng trắc ẩn, vậy lòng trắc ẩn là gì?

“Nhân chi sơ, tính bản thiện” từ khi sinh ra con người vốn đã mang cái thiện và lòng trắc ẩn, nhưng theo thời gian vì sự ích kỷ và hơn thua trên đường đời nó dần bị chôn vùi. Nhưng lòng trắc ẩn không mất đi nó vẫn ở đó chỉ là bạn có dám vượt qua rào cản để tìm lại và để nó sưởi ấm tâm hồn bạn lại lần nữa hay không mà thôi.

Khi nói về lòng trắc ẩn người ta sẽ nghĩ ngay đến các cụm từ như “lòng thương cảm”, “sự vị tha”, “lòng nhân ái”, “sư cảm thông, đồng cảm”,… bởi lẽ chung quy tất cả chúng đều có một khái niệm tương tự nhau. Lòng trắc ẩn chính là một nhánh sông của biển rộng từ bi, một bóng dáng phảng phất của tâm phật tồn tại trong tâm can của con người. Và đúng thế lòng trắc ẩn chính là cái thiện, nó là tấm gương soi sáng để ta không bao giờ rơi vào vô cảm.

Có hay không thước đo hay phép thử cho lòng trắc ẩn? Thật ra lòng trắc ẩn không thể mang ra đo lường hay thử, nó tồn tại trong mỗi người ở một dạng và hình thức khác nhau. Nhưng đừng như vậy mà đổ lỗi cho hoàn cảnh hay môi trường sống mà tự cho mình khước từ đi lòng trắc ẩn.

Một người không có lòng trắc ẩn có thể đồng nghĩa với việc “vô cảm”.“Vô cảm” là từ quen thuộc nhưng nếu phân tích rõ ràng nó quá nặng để đánh giá một con người. Vì vô cảm mang ý chỉ người có lối sống thờ ơ, không quan tâm, không rung động và không bao giờ cảm nhận được xúc cảm. Khi nhắc đến cụm từ này tự chúng ta cũng cảm nhận được một sự đau đớn vô hình, một cuộc sống ích kỷ và quá đơn độc.

Lòng trắc ẩn thật sự rất mãnh liệt, nó gợi trong bạn một sự thương cảm, khiến bạn vượt hàng nghìn cây số để mang đến cho những em bé vùng cao một cái chăn ấm, tắm rửa và chăm sóc cho một cụ già neo đơn. Nó không chỉ dành cho con người mà lòng trắc ẩn nó dành cho tất cả sự vật và sự việc trên đời, đó có thể là hành động đứng lên để bảo vệ cho một thú cưng trung thành, hay dành thời gian để chăm sóc cho một cây hoa đang bị bỏ rơi, hay đơn giản bạn cho đi một cái ôm cho những ai đang bế tắc,…

Đừng nghĩ trắc ẩn là gì đó quá to lớn đôi khi nó chỉ là những hành động giản đơn, như nhặt cây đinh hay mẫu thủy tinh sắc nhọn để đúng nơi quy định, chắc có lẽ đó là quá đủ. Giờ thì có lẽ bạn đã biết lòng trắc ẩn là gì rồi phải không nào!

Đức Đạt Lai Lạt Ma có câu “nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy động lòng trắc ẩn. Nếu bạn muốn chính mình hạnh phúc, hãy động lòng trắc ẩn”. Đúng như vậy, giúp người chính là giúp mình, lòng trắc ẩn là cho đi mà không cần nhận lại, những cái còn ở lại chính là sự an yên và niềm vui trong tầm hồn.

Lòng trắc ẩn không mang lại cho bạn tiền bạc hay sự vinh hoa, nhưng nó lại âm thầm giúp bạn gặt hái được những thứ còn giá trị hơn cả của cải vật chất. Vậy lòng trắc ẩn cho bạn điều gì Lòng trắc ẩn là phẩm chất cần có của một người khi đứng trên cương vị lãnh đạo. Nó không chỉ giúp họ thành công hơn trong công việc mà còn khiến họ vượt trội ở hẳn khi ở vị trí mà mình đảm nhận, đồng thời lòng trắc ẩn còn giúp ta truyền cảm hứng và lan rộng cho mọi người xung quanh. Từ đó môi trường làm việc không còn là chiến trường khốc liệt mà là nơi hỗ trợ nhau cùng thăng tiến.

Khi con người có lòng trắc ẩn, hiển nhiên sẽ đồng cảm và vịtha hơn với những đồng nghiệp và cấp dưới. Nó không dừng lại ở suy nghĩ mà còn là động lực để ta cùng sẽ chia và thấu hiểu cảm xúc của người đối diện, từ đó trở thành hành động để tạo ra một cuộc sống thoải mái và tươi đẹp hơn. Một khi đã mang trong người lòng trắc ẩn ắt hẳn nhân cách của người đó cũng hoàn thiện, trở nên khiêm tốn, biết lắng nghe và bản lĩnh hơn.

Tuy lòng trắc ẩn tồn tại đâu đó trong tâm hồn, nhưng ta cũng cần học cách để nó hiện diện đúng nơi và đúng thời điểm. Đừng để lòng trắc ẩn của bạn trở thành công cụ để người khác lợi dụng hay sử dụng nó một cách vô tội vạ, vô tình bị đánh giá là người “giả tạo”. Do đó, có lòng trắc ẩn trong tay nhưng đôi lúc sử dụng nó sao cho phù hợp vẫn là một bài toán khó cho rất nhiều người.

Thực tế rất nhiều người sử dụng từ thương hại để dành cho những người đồng cảm và giúp đỡ mình. Nhưng bản thân từ này không xấu, dù là thương hại, đau buồn hay tiếc nuối nó đều mang cùng thông điệp giống như lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn mang lại cảm giác đồng cảm, tạo nên sự hòa hợp trong tầm hồn từ đó giúp người nhận giảm bớt đau buồn và thương tâm. Đừng nghĩ rằng ai đó cho bạn một cái ôm khi bế tắc là thương hại theo nghĩa xấu xa, nhưng hãy nghĩ đó là thương cảm và chính bạn cũng cần mở lòng trắc ẩn để nhận lại món quà ấy.

Suy cho cùng rất khó để định nghĩa chính xác nhất lòng trắc ẩn là gì, cho dù những điều trên đều là những giả thiết mông lung đi chăng nữa, thì chắc mỗi người chúng ta đều hiểu rằng lòng trắc ẩn không xấu xa mà nó gắn kết con người với nhau, ngăn cản sự tổn thương và giúp cuộc sống này tốt đẹp hơn phải không nào! Do vậy, đừng để lòng trắc ẩn của bạn bị vùi lấp mà hãy gieo nó mỗi ngày, và dành lấy sự an nhiên trong cuộc sống bạn nhé!

Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn - Bài làm 16

Tâm hồn cao cả của lòng trắc ẩn là nguồn động viên tốt đẹp trong cuộc sống. Khả năng cảm thông với đau khổ của người khác mà không mong đợi điều gì là đặc điểm quý báu của tấm lòng này. Trong đại dịch Covid-19, lòng trắc ẩn hiện hữu qua sự quyên góp và giúp đỡ những người bị ảnh hưởng. Điều này mang lại niềm hi vọng và sức mạnh cho những người đang đối mặt với bệnh tật. Cuộc sống trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn khi chúng ta biết chia sẻ và giúp đỡ nhau. Lòng trắc ẩn là một sợi dây gắn kết toàn bộ cộng đồng, là nguồn động viên mạnh mẽ cho trái tim chúng ta. Thiếu lòng trắc ẩn, con người sẽ trở nên lạnh lùng, chỉ quan tâm đến chính bản thân mình. Nhiều người sống thờ ơ, cô đơn vì không thể cảm nhận niềm vui và ý nghĩa xung quanh. Hãy sống yêu thương, giúp đỡ để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về lòng trắc ẩn. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Đánh giá bài viết
9 24.898
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 12

Xem thêm