Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay

Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay.

3
3 Câu trả lời
  • Bơ

    * Nguyên nhân:

    - Nguyên nhân sâu xa: do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội, dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

    - Duyên cớ: binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh bị đối xử tàn tệ, bị xúc phạm về tinh thần dân tộc và tín ngưỡng nên đã nổi dậy khởi nghĩa.

    * Diễn biến:

    - Ngày 10-5-1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.

    - Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.

    - Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.

    * Ý nghĩa:

    - Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh, giải phóng dân tộc.

    - Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

    Trả lời hay
    6 Trả lời 04/09/21
    • Bắp
      Bắp

      - Nguyên nhân:

      • Nguyên nhân sâu xa là do sự xâm lược và ách thống trị tàn bạo của thực dân Anh trên đất nước Ấn Độ.

      • Nguyên nhân trực tiếp là sự bất mãn của binh lính người Ấn Độ trong quân đội thực dân Anh (gọi là Xipay). Họ luôn bị đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng của họ bị xúc phạm. Không chịu đựng được họ phải đứng lên đấu tranh.

      - Diễn biến chính:

      • 10 – 5 – 1857, ba trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa ở Mi-rút.

      • Nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa lan rộng ra nhiều địa phương thuộc Bắc và Trung Ấn, thành lập chính quyền.

      • 2 năm sau bị thựa dân Anh đàn áp dã man. Khởi nghĩa thất bại.

      - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ trong cuộc chiến chống thực dân Anh. Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn sau này.

      Trả lời hay
      3 Trả lời 04/09/21
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        - Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa:

        Bị thực dân Anh đối xử tàn tệ

        Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc hạm.

        - Diễn biến cuộc khởi nghĩa:

        Ngày 10/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ ở Mi – rút.

        Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.

        Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn.

        Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa kéo dài 2 năm thì bị thực dân Anh đàn áp và dẫn đến thất bại.

        - Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa:

        Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.

        Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.

        Trả lời hay
        2 Trả lời 04/09/21

        Lịch Sử

        Xem thêm