Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10

Những nét chính về Vương triều Mô-gôn

4
4 Câu trả lời
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    - Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê –li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, bắt đầu tấn công Ấn Độ, lập ra vương triều Mô – gôn.

    - Vương triều Mô – gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước để đến vua thứ tư A – cơ – ba đạt được bước phát triển mới.

    - A – cơ – ba đã thi hành một số chính sách tích cực.

    Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc. Không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ giáo.

    Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

    Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mực thuế hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong, đo lường.

    Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

    - Đến thời con cháu của A – cơ – ba là Sa – gia – han, đất nước vẫn duy trì sự phát triển, hoàng đế đã trưng tập vào ngân khố nhiều của cải và thu được nhiều châu báu làm của riêng. Nhưng tình hình đã biến đổi khác trước, đó là xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.

    - Hoàng đế cuối cùng của vương triều, Ao – reng – dep phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với đầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, mất Bom – bay và Ma – drat.

    0 Trả lời 04/08/21
    • Nhân Mã
      Nhân Mã

      - Thế kỉ XV, một bộ phận dân Trung Á khác do thủ lĩnh- vua là Ti-mua Leng chỉ huy, cũng theo đạo Hồi nhưng tự nhận là dòng dõi Mông cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ từ năm 1398, đánh chiếm Đê-li, lập ra một Vương triều mới gọi là Mô-gôn (gốc Mông cổ).

      - Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước, đến thời trị vì của vị vua thứ 4 là A-cơ-ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới. Trong nửa thế kỉ trị vì A-cơ-ba đã thi hành hàng loạt chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ đi vào ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

      - Nhưng hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị một đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán. Khiến cho sự đối kháng của nhân dân tăng lên, mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt.

      - Những công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng dưới thời kì này và đã trở thành di sản văn hóa bất hủ, niềm tự hào vĩnh cửu về sự sáng tạo, niềm xúc động sâu sắc và tình cảm cao quý của con người là: Lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu dàu Thành Đỏ (La Ki-la),..

      0 Trả lời 04/08/21
      • Batman
        Batman

        - Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

        - Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Nhưng ông vua đầu tiên ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa”. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.

        - A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

        + Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc

        + Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

        + Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.

        + Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

        - Những chính sách của A-cơ-ba khiến Ấn Độ phát triển ổn định. Tuy nhiên đến thời con cháu của ông là Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng. Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

        - Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

        0 Trả lời 04/08/21
        • Đường tăng
          Đường tăng

          Những nét chính về Vương triều Mô-gôn:

          1. Hoàn cảnh ra đời:

          - Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

          - Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.

          2. Chính sách của vua A-cơ-ba:

          - Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

          - Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

          - Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

          - Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

          ⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

          3. Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn:

          - Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước.

          - Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng.

          - Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

          - Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

          0 Trả lời 04/08/21

          Lịch Sử

          Xem thêm