Ôn thi vào 10: Bài tập về Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu (Có đáp án)
Luyện tập về Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu lớp 9
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Lý thuyết về Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu
a) Biến đổi cấu trúc câu
- Khái niệm: Biến đổi cấu trúc câu là thay đổi kiểu cấu tạo câu mà không làm thay đổi cơ bản nghĩa của câu.
- Tác dụng: Sự biến đổi cấu trúc câu của câu thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tăng cường sự liên kết câu hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú, sinh động hơn.
- Phân loại: Các kiểu biến đổi cấu trúc câu thường gặp là:
- Thay đổi trật tự các thành phần trong câu.
Ví dụ, chuyển vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Hạ Long vào buổi sớm mùa xuân thật huyền ảo. Giữa màn sương bạc mông lung, nhấp nhô thấp thoáng những đỉnh đảo xanh đen, bồng bềnh lúc ẩn, lúc hiện.” (Thi Sảnh)
- Biến đổi câu chủ động (câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt đông tác động vào đối tượng) thành câu bị động (câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động).
Ví dụ: “Chất đã hất đổ cái lọ thuỷ tinh từ trên bàn xuống.” (Trần Đức Tiến) à Cái lọ thuỷ tinh đã bị Chất hất đổ từ trên bàn xuống.
b) Mở rộng câu trúc câu
- Khái niệm: Mở rộng cấu trúc câu là thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập cho câu hoặc mở rộng các thành phần câu
- Tác dụng: giúp biểu thị rõ ràng, chính xác nội dung cần diễn đạt hoặc thể hiện các sắc thái tình cảm, sự đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- Ví dụ: trong câu “Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.” (Tô Hoài), trạng ngữ (in đậm) được thêm vào để nêu rõ bối cảnh (thời gian) của đặc điểm (toàn màu vàng) mà tác giả miêu tả ở vị ngữ.
B. Bài tập về Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu
Bài 1: So sánh hai câu sau và cho biết:
(1) Các bạn học sinh vui vẻ chơi đá cầu, nhảy dây, bắn bi, đuổi bắt.
(2) Trên sân trường, các bạn học sinh vui vẻ chơi đá cầu, nhảy dây, bắn bi, đuổi bắt.
- Câu (2) đã được mở rộng thành phần nào so với câu (1)?
- Thành phần được mở rộng đã bổ sung thông tin gì cho câu văn?
Bài 2: So sánh hai câu sau và cho biết:
(1) Nghỉ hè, Tùng về thăm quê ngoại.
(2) Nghỉ hè, Tùng về thăm quê ngoại ở làng Chùa - nơi nổi tiếng với những đầm sen bát ngát.
- Câu (2) đã được mở rộng thành phần nào so với câu (1)?
- Thành phần được mở rộng đã bổ sung thông tin gì cho câu văn?
Bài 3: Mở rộng cấu trúc các câu sau bằng trạng ngữ và cho biết tác dụng của việc mở rộng này:
- Những chú chim én sung sướng bay lượn chao liệng thành đàn.
- Người dân tụ tập cùng gói và luộc những nồi bánh chưng thật to.
Bài 4: Mở rộng cấu trúc các câu sau bằng thành phần biệt lập phù hợp và cho biết tác dụng của việc mở rộng này:
- Bác Hồ là người mà em vô cùng kính trọng, yêu mến và biết ơn sâu sắc.
- Cuối con đường, một ngôi nhà nhỏ núp sau vòm cây xanh um.
Bài 5: Dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng một thành phần câu trong mỗi câu sau:
- Những bông hoa hồng vừa nở rộ.
- Theo lời bà kể, ngày xưa ở đây từng có một vị quan lớn sinh sống.
C. Đáp án bài tập về Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu
Mời bạn tải tài liệu về để xem đáp án!