Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì
Tại sao ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi dựa vào tính chất hóa học của oxi và ozon để chỉ ra tại sao ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan, giúp bạn đọc vận dụng tốt vào các câu hỏi bài tập tương tự, từ đó hoàn thành tốt bài tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì
A. Số lượng nguyên tử nhiều hơn.
B. Phân tử bền vững hơn.
C. Khi phân hủy cho O nguyên tử.
D. Có liên kết cho nhận.
Đáp án hướng dẫn trả lời câu hỏi
Đáp án C
Tính chất hóa học của oxi và ozon
1. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa
Tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Ag, Au và Pt) → oxit. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao. Còn ozon tác dụng với hầu hết kim loại trừ ( Au và Pt)
2Mg + O2 → 2MgO
2Ag + O3 → Ag2O + O2
Tác dụng với phi kim
Oxi và ozon phản ứng với hầu hết các phi kim (trừ halogen) tạo thành oxit axit hoặc oxit không tạo muối. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
C + O2 → CO2
2C + 2O3 → 2CO2 + O2
Tác dụng với hợp chất có tính khử
2CO + O2 → 2CO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
2. Ozon Có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
O2 không oxi hóa được I-, nhưng O3 oxi hóa được thành I2
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
Oxi không thể phản ứng với bạc, còn ozon phản ứng ngay ở nhiệt độ thường
2Ag + O3 → Ag2O + O2 (phản ứng xảy ra ngay ở nhiệt độ thường).
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường sử dụng ozon để diệt vi khuẩn, giun sán hoặc loại trừ thuốc trừ sâu trong rau, củ, quả và bảo quản trái cây được lâu. Ứng dụng trên phụ thuộc vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hóa học.
B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
C. Ozon không tác dụng với nước.
D. Ozon có tính oxi hóa mạnh
Câu 2. Để nhận biết O2 và O3 có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?
A. dung dịch KI cùng với hồ tinh bột.
B. dung dịch KCl cùng với hồ tinh bột.
C. dung dịch H2S cùng với hồ tinh bột.
D. dung dịch AgNO3 cùng với hồ tinh bột
O2 không oxi hóa được I-, nhưng O3 oxi hóa được thành I2
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
Câu 3. Cho các thí nghiệm hóa học sau:
(1) Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2
(2) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI
(3) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S
(4) Sục khí SO2 vào dung dịch nước Brom
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
(1) Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2
2KClO3 → 2KCl + 3O2
(2) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
(3) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
(4) Sục khí SO2 vào dung dịch nước Brom
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Vậy có thí nghiệm (1), (2), (3) tạo ra đơn chất
Câu 4. Mùa hè thời tiết nóng nực, người ta thường đi du lịch và đặc biệt là những nơi có rừng thông, ở đây thường không khí sẽ trong lành và mát mẻ hơn. Chất nào sau đây làm ảnh hưởng đến không khí trên?
A. Oxi.
B. Ozon.
C. Hiđrosunfua.
D. Lưu huỳnh đioxit
-------------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.