Phân tích bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
Văn mẫu lớp 6: Phân tích bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.
Văn mẫu: Bài học được gửi gắm qua tác phẩm Sơn Tinh Thủy Tinh
Dàn ý chi tiết Bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
1/ Mở bài
-Giới thiệu về truyền thuyết là gì?
– Giới thiệu về truyền thuyết “Sơn Tinh thủy Tinh” là truyền thuyết đặc sắc gắn với lịch sử trong chuỗi truyền thuyết gắn với các đời vua Hùng
– Truyện đem đến bài học là nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm và gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Đồng thời suy tôn công lao của vua Hùng trong buổi dựng nước
2/ Thân bài
* Nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm
– Hai nhân vật chính trong truyện đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Sự kiện vua Hùng kén rể cho Mị Nương và yêu cầu những lễ vật. Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau thì đùng đùng nổi giận. Dâng nước đánh Sơn Tinh nên không thành
– Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chống thiên tai của người xưa
– Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm
– Hàng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh cũng như Sơn Tinh luôn luôn thắng. Để giải thích được cuộc đấu tranh chống lũ lụt của nhân dân ta
* Truyện gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên nhiên..
– Do năm nào Sơn Tinh cũng thắng nên qua đó chúng ta thấy được ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của nhân vật. Vì nếu như ngập lụt sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, của cải và cả tính mạng của nhân dân
– Qua đó ta vẫn thấy sự mong muốn chế ngự thiên nhiên của nhân dân.
– Truyện cho chúng ta nền văn hóa đắp đê của dân tộc. Mà ngày nay chúng ta vẫn thấy đê Sông Hồng vẫn ngăn không cho lũ vào
– Suy tôn
lao của vua Hùng trong buổi dựng nước luôn luôn nghĩ đến đời sống nhân dân, mong cho dân ấm lo, hạnh phúc.
3/ Kết bài: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá về tổ tiên ta ngày trước. Chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước, để giữ gìn thành quả của ông cha ta. Không phụ công lao to lớn của họ.
Bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến quá khứ và thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết “ Sơn Tinh thủy Tinh” là truyền thuyết đặc sắc gắn với lịch sử trong chuỗi truyền thuyết gắn với các đời vua Hùng. Truyện đem đến bài học là nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm và gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Đồng thời suy tôn công lao của vua Hùng trong buổi dựng nước
Trước hết, truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm. Hai nhân vật chính trong truyện đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai nhân vật này đều rất tài giỏi, một người là Thần Núi, một người là thần Nước có những tài phép lạ. Sự kiện vua Hùng thứ mười tám kén rể cho Mị Nương – người con gái xinh đẹp nết na hiền dịu. Nhà vua không biết chọn ai nên đã có những yêu cầu về lễ vật như: “ Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao,, mỗi thứ một đôi” Ai mang lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương. Chúng ta đều thấy tất cả lễ vật này đều có được ở trên cạn, là sản phẩm của nông nghiệp, núi rừng. Đó chính là lợi thế của Sơn Tinh. Vì thế Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau thì đùng đùng nổi giận. Dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng không thành. Vậy nên hàng năm, Thần nước đánh đến mệt mỏi mà không thắng được Thần Núi. Qua hai nhân vật này ta thấy rõ: Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chống thiên tai của người xưa.Thủy Tinh là thần nước đại diện cho hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm. Hàng năm, Thủy Tinh do vẫn tức giận vì không rước được Mị Nương nên vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào Sơn Tinh cũng thắng. Qua đó, giải thích được cuộc đấu tranh chống lũ lụt bền bỉ của nhân dân ta.
Thứ hai, truyện gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Qua sự chiến thắng của Thần Núi hằng năm, cho chúng ta thầy được ước mơ nhân dân ta chế ngự thiên nhiên, mà mong muốn sống cuộc sống yên ổn. Đồng thời suy tôn công lao của vua Hùng trong buổi dựng nước. Thông qua cuộc kén rể ấy, nhà vua đã chọn được người có thể bảo vệ được cuộc sống của nhân vật. Những trận lũ mà Thần Nước dâng chỉ làm cho ngập lụt sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, của cải và cả tính mạng của nhân dân. Qua đó ta vẫn thấy sự mong muốn chế ngự thiên nhiên của nhân dân. Truyện cho chúng ta nền văn hóa đắp đê của dân tộc. Nền văn hóa ấy, đã được hình thành để bảo vệ tính mạng, của cải của nhân dân. Mà ngày nay chúng ta vẫn thấy đê Sông Hồng vẫn ngăn không cho lũ vào. Suy tôn công lao của vua Hùng trong buổi dựng nước luôn luôn nghĩ đến đời sống nhân dân, mong cho dân ấm lo, hạnh phúc.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá về tổ tiên ta ngày trước. Chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước, để giữ gìn thành quả của ông cha ta. Không phụ công lao to lớn của họ.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: