Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung

Văn mẫu lớp 11: Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

1. Phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền mẫu 1

Năm 1788, triều Lê – Trịnh sụp đổ, vua Quang Trung xây dựng lại đất nước nhưng còn gặp nhiều trở ngại do đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặc khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn. Trước tình hình ấy, Quang Trung đã ban Chiếu cầu hiền để thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng vai trò và sứ mệnh xây dựng đất nước. Mặc dù người trực tiếp viết chiếu thư là Ngô Thì Nhậm nhưng nội dung tư tưởng vẫn là của vua Quang Trung.

Bằng lối văn nghị luận cổ, Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm thể hiện thành công qua cách viết súc tích, thiết thực. Văn bản được chia làm 4 phần rõ ràng theo bố cục của một bài chiếu cũng là theo cách thuyết phục người hiền của vua Quang Trung.

Mở đầu bài chiếu, tác giả đã đưa ra quy luật xử thế của người hiền bằng hình ảnh so sánh độc đáo: người hiền như ngôi sao sáng còn thiên tử như sao Bắc thần. Chỉ khi quy phục sao Bắc thần thì những ngôi sao kia mới sáng thật sự cũng như chỉ khi phụng sự vua, phục vụ cho nhân dân thì bản lĩnh và tài năng của họ mới thật sự phát huy. Thế nên việc người hiền quay về, tìm đến dưới trướng vua là thuận theo lẽ tự nhiên, hợp lòng dân, ý trời. Để tăng sức thuyết phục, tác giả đưa ra phản đề đánh đúng tâm lý những kẻ sĩ đang ở ẩn. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm còn mượn cứ liệu từ sử sách Trung Quốc như luận ngữ của Khổng Minh vừa hợp lòng sĩ tử vừa cho thấy Quang Trung cũng là người hiền, từng đọc sách thánh hiền.

Sau khi khẳng định cách xử thế đúng đắn của hiền tài, Ngô Thì Nhậm đã đưa ra những chứng cứ xác thực trực tiếp từ việc ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà.

“Trước đây thời thế suy vi…lẩn tránh suốt đời” là những ví dụ điển hình trước đây kẻ sĩ mai danh ẩn tích, trốn tránh việc đời hoặc chọn nhầm con đường…Qua đó, tác giả cũng thể hiện rõ quan điểm của nhà vua. Quang Trung cho những điều đó là sai lầm nhất thời, là vạn bất đắc dĩ, không truy cứu, không trách cứ những chuyện đã qua. Đối với sĩ phu Bắc Hà từng nhận lộc của vua Lê – Trịnh, nặng chữ trung nên khó chấp nhận việc thay đổi triều đại, Quang Trung cũng đề cập đến một cách rất chi tiết bằng việc phân tích nguyên nhân và lí giải thấu tình. Tác giả Ngô Thì Nhậm đã truyền đạt lại suy nghĩ của vua bằng những lời lẽ châm biếm nhưng không hề khiến người nghe phẫn uất. Ngược lại những điều chiếu ban trở thành ân tình mà lẽ ra các sĩ phu phải đón nhận từ sớm. Tấm lòng của bậc minh vương thánh đế thể hiện qua cách cư xử và thái độ trân trọng người hiền dù trước kia người ấy có ý đối nghịch với chính mình.

Kẻ sĩ là những người học hành để phụng sự cho đất nước. Vậy đang lúc xã tắc đang cần há chẳng phải là lúc thích hợp nhất để người hiền trong thiên hạ bộc lộ khả năng của mình? Để chỉ ra nhu cầu của đất nước trong thời điểm hiện tại, người viết không giấu giếm những yếu kém về kinh tế, chính trị, xã hội nhưng lại có cách nói khéo léo. Đất nước gặp rất nhiều khó khăn, bao nhiêu nhiệm vụ mới mẻ chưa hoàn tất, từ việc binh đao nơi biên cương đến việc học hành, chỉnh đốn văn hóa đều rất cần người tài giúp sức. Đã vậy mà nội bộ triều đình lại rối ren, một vị minh quân dù có tài giỏi đến nhường nào cũng không thể quán xuyến hết một đất nước nếu không có những cánh tay đắc lực. Giọng điệu vừa tha thiết, chân thành vừa khiêm nhường, hiểu biết khiến người hiền không thể không giúp triều đình. Qua đấy ta cũng thấy được tấm lòng và trí tuệ của vua Quang Trung.

Sau khi đánh đúng tâm lý trung quân ái quốc của các sĩ phu Bắc Hà, nhà vua đã vạch ra đường lối cầu hiền từ việc chỉ ra đối tượng đất nước đang cần đến những biện pháp, cách thức mà hiền tài nên thực hiện để đóng góp sức lực cho triều đình. Theo đó mọi viên quan trăm họ đều được dâng sớ tấu để trình bày kế hoạch, cho phép viên quan văn võ tiến cử hiền tài đồng thời khuyến khích người có tài tự tiến cử. Mọi tư tưởng tiến bộ trong chính sách trị nước của Quang Trung thể hiện rõ ràng. Nhà vua không chỉ trong tầng lớp trí thức như trước đây mà còn đãi ngộ với những thợ thủ công, nghệ nhân lành nghề giỏi thực hành. Qua những chính sách rất thiết thực, cụ thể và rất khả thi, chúng ta thấy rằng Quang Trung là chẳng những là vị vua anh minh tài giỏi về mặt quân sự, chính trị mà còn là một nhà quản lý, tổ chức khéo léo.

Để kết thúc bài Chiếu, tác giả một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước và tính cấp thiết của vấn đề qua lời kêu gọi tha thiết, khích lệ cùng chung một gánh giang sơn “Nay trời trong sáng, đất thanh bình chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình..”

Bằng lời văn sáng tạo, súc tích, lập luận chặt chẽ, khúc chiết nhưng thấu tình đạt lý, Ngô Thì Nhậm đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phụng sự cho đất nước. Thông qua đó, chúng ta nhìn rõ hơn về tài năng và đức độ của một vị vua áo vải.

2. Phân tích tấm lòng vì nước vì dân và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung

Ngô Thì Nhậm vốn là quan lại nhà Trịnh, sau theo Tây Sơn và được Quang Trung trọng dụng, ông là người soạn thảo nhiều văn kiện và giấy tờ quan trọng của nhà Tây Sơn. Chiếu cầu hiền là một trong những văn kiện quan trọng đó.

Chiếu cầu hiền tha thiết kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Ngay từ đầu, bài luận thuyết đã cho ta thấy quan điểm của Quang Trung-về người hiền, kẻ sĩ đời xưa: "...người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng". Hay những kẻ lúc đất nước có nhiều biên cố, vẫn giữ vững khí tiết hoặc giữ lại ngậm tăm như "ngựa đứng trong hàng nghi lễ"...; hay là "bậc cao ẩn giấụ kín danh tiếng không xuất hiện suốt đời". Ông không phê phán và cũng không ngợi ca họ, bởi vì "nếu giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng thì không đúng với ý trời sinh ra người hiền". Với ông, có tài là phải giúp đời. Phải đem tài đó ra phục vụ tổ quốc, phục vụ đời.

Vua Quang Trung thể hiện sự mong mỏi này bằng hình ảnh "trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi". Vua thì không ngồi "chính giữa chiếu" mà lại "ngồi bên mép chiếu" để mong đợi người hiền tài, đặc biệt là chăm chú lắng nghe lời người hiền. Câu văn nói lên sự thiết tha, mong mỏi cháy lòng của vua Quang Trung đối với kẻ hiền sĩ, vì sự nghiệp xây dựng tổ quốc.

Bởi vì vua rất coi trọng người hiền tài, đất nước có thịnh là nhờ vào họ. Ông biết nhìn xa, biết nghĩ như vậy bởi ông có tấm lòng của một bậc minh quân đêm ngày vì nước vì dân. Ông khiêm tốn hỏi: "Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng?". Câu hỏi mới tha thiết làm sao! Nó đi vào lòng người một cách xúc động, thiêng liêng. Tự nhận mình là người ít đức, hẳn là nhà vua đã suy nghĩ rất nhiều, tự phán xét mình và tự suy ngẫm thường trực. Câu hỏi như rút ruột, như giải bày bao tâm huyết, chân thành thật đáng để ngợi ca.

Vì lo cho đất nước dưới thời mình còn non trẻ, "mọi sự đang bắt đầu", "kỉ cương triều đình còn nhiều điều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan" và "dân khốn khổ còn chưa hồi sức, việc giáo hoá đạo đức chưa thấm nhuần". Vì "trẫm nơm nớp lo sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan". Một vị vua biết lo, biết nghĩ nhiều đến nghiệp chung như vậy thật đáng khâm phục. Bài chiếu đã đi sâu vào lòng người bởi chính tấm lòng chân thành của ông, nó khiến cho người nghe phải xúc động, tự chất vấn lại mình và quyết đem tài mình ra góp sức chung xây dựng non sông đất nước.

Những câu hỏi và sự giãi bày ấy còn thể hiện niềm tin vào dân, vào nước của vua Quang Trung: "Làm nên ngôi nhà lớn không phải chỉ một cành cây, xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ". Nghĩa là ông coi trọng sụ đoàn kết toàn dân, thấy được tinh thần chung sức chung lòng của nhân dân ta, đúng như người xưa thường nhắc:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

(Ca dao)

Tác giả viết:"... há lại không có người kiệt xuất hơn đời để giúp rập chính sự buổi đầu cho trẫm ư?" Câu hỏi không phải để hỏi mà để thể hiện niềm tin sự khẳng định vì ông tin "trong một ấp mười nhà cũng có người trung tín, huống chi một đất nước rộng lớn có truyền thống văn chương như thế".

Niềm tin, sự tha thiết của ông được minh chứng bằng việc ông trọng dụng Ngô Thì Nhậm, một nhân tài hiếm có đời xưa, một hiền tài đáng nể. Đáng ngợi ca là bài chiếu nói lên sự công bằng trong việc trổ tài.của mọi người: "Ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ bày công việc". Vì ông cho rằng nhân tài có ở khắp nơi, phải biết lắng nghe, biết khuyến khích, nhất là lúc này sĩ phu Bắc Hà đang do dự giữa ngã ba đường, chưa biết chọn ai để gửi tài. Bài chiếu như một lời trấn an, một sự khích lệ cho họ niềm tin vào vị vua mới. Ông chỉ rõ: "Người có lời lẽ có thể dùng được thì đặc cách bổ dụng, người có lời lẽ không dùng được thì để đây, chứ không bắt tội nói viễn vông, không thiết thực. "Có lẽ hiểu được nỗi sợ của dân, nhiều người sợ mà phải giả dốc ngợi ca để tránh bại thân, nên ông mới nói vậy, như một lời trấn an dân tình đang hoảng sợ, không nên vì sợ mà phải dối lòng. Ông còn cho phép các quan được tiến cử người tài, và "tuỳ tài mà bổ dụng" chứ không sử dụng một cách tuỳ tiện. Cũng như những bậc ẩn sĩ, nếu muốn giúp đời" cũng được phép dâng thư tự cử". Tình cảm của Quang Trung thật sâu sắc, ông không những tha thiết kêu gọi người hiền tài, mà còn làm ấm lòng dân bởi những chính sách công bằng nghiêm minh.

Bài viết thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhà Tây Sơn, đặc biệt là Vua Quang Trung. Nếu không có tấm lòng lo cho dân, cho nước hẳn ông không bao giờ tha thiết cầu hiền đến vậy. Ông biết coi trọng người tài, biết khích lệ họ bằng chính tâm huyết, sự chân thành của mình tù đó ta thấy rõ nhân cách cao cả của một nhà vua, thấy được sự thiết tha mang âm hưởng của bài hịch xưa. "Chiếu cầu hiền" là một văn kiện quan trọng, thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà đem tài năng tham gia xây dựng đất nước. Bài viết giàu tính thuyết phục, lập luận sâu sắc nên dễ đi vào lòng người. Qua đó thấy được tài bút của Ngô Thì Nhậm.

Tóm lại: Bài viết là tấm lòng cao cả đáng khâm phục được ngợi ca của vua Quang Trung, đó là tư tưởng đúng đắn là lòng trung thực, nhân cách cao đẹp của ông trong việc kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Từ đó cho ta hiểu nhiều hơn về vị vua anh minh Quang Trung Hoàng Đế.

3. Phân tích tấm lòng vì nước vì dân và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung mẫu 3

Sau khi dẹp xong giặc và loạn lạc ở miền Bắc, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và giao cho Ngô Thì Nhậm soạn Chiếu Cầu Hiền nhằm thu phục người tài ra giúp dân giúp nước. Bài chiều thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung, đặc biệt cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất.

Để viết được những tác phẩm chiếu, yêu cầu người viết phải am hiểu sâu sắc hoàn cảnh lịch sử xã hội, nắm được những đòi hỏi của đất nước lúc bấy giờ để qua đó tập hợp lại sức lực vì vận mệnh quốc gia. Đối với Ngô Thì Nhậm, ngoài những yêu cầu trên ông còn là một người sắc sảo trong nghệ thuật thuyết phục. Có thể nói bài Chiếu cầu hiền đã thể hiện một tài năng xuất sắc của tác giả vì cách lập luận chặt chẽ, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã dẫn lời của Khổng Tử nhằm tạo dấu ấn mạnh đối với các nho sĩ:

"Từng nghe: Người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần (ý này của Khổng Tử trong sách Luận ngữ), người hiền tất phải do thiên tử sử dụng".

Đoạn mở đầu muốn khẳng định người hiền tài là những tài sản quí giá của đất nước, giống "như sao sáng trên trời", mà người tài tất phải ra giúp vua trị nước mới xứng với "ý trời" đã sinh ra. Cách so sánh đầy sáng tạo của tác giả đã làm tăng thêm ý nghĩa thuyết phục của bài Chiều. Hình ảnh "sao sáng trên trời" tượng trưng cho sự tinh anh, khiến nhà vua rất lấy làm trân trọng.

Sang đoạn tiếp theo, tác giả lại đưa ra những khó khăn trong việc thu phục người tài ra giúp nước. Điều đó làm trăn trở nhà vua vì phí hoài nhân tài một cách vô ích đó. "Trước đây, thời gấp vận dụng, trung châu lắm việc, người hiền ở ẩn, cố giữ tiết tháo như da bò bền, người ở triều đường không dám nói năng như hàng trượng mã. Cũng có người đánh mõ giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết, chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời". Nhà vua có ý muốn trách những người tài của đất nước. Nếu trong cảnh chiến sự thì việc quốc sự còn nhiều nhưng nay đất nước đã thái bình, nhà vua cần có sự hợp sức của nhân tài để quốc gia được phồn vinh, thịnh vượng hơn. Thế mà người hiền thì ở ẩn hoặc cố ý giữ lấy khí tiết của mình mà không để ý đến việc quốc gia đại sự. Hoặc có những người cũng ra giúp vua nhưng không tận tâm trong công việc. Tác giả viết: "Cũng có người giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết". Đây là cách phê phán nhẹ nhàng và tế nghị nhưng ẩn ở phía sau là những hàm ý rất thâm thúy.

Việc tập hợp người hiền tài giúp nước là công việc gấp gáp và quan trọng hơn lúc nào hết. Vì vậy, nhà vua luôn "sớm hôm mong mỏi".

Vua Quang Trung không chỉ làm phận sự của một vị tướng tài là dẹp giặc, trừ bạo mà còn lo toan đến đời sống của người dân. Trong thực tế lịch sử sau khi đất nước đã hòa bình, yên ổn thì "dân khổ chưa hồi sức" nên đặt ra nhiều vấn đề lớn để ổn định và phát triển triều đại. "Dân khổ chưa hồi sức, đức hóa chưa thấm nhuần, trẫm chăm chăm run sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan. Nghĩ rằng: sức một ngày không chổng nổi tòa nhà to, mưu lược của kẻ thù sẽ không dựng được thái bình". Đoạn vă chứa đựng tấm lòng nhà vua vì sự bình an dân chúng và sự phồn vinh nước nhà. Những lời văn chan chứa tâm huyết của vua Quang Trung cho thấy vua không lúc nào không nghĩ đến cuộc sống của người dân và lo toan cho quốc gia đại sự. Tấm lòng đó quả là rộng lớn và quý báu của một vị vua suốt đời dâng hiến cho dân tộc. Có một nhà vua với những lí tưởng cao đẹp như thế đất nước sẽ luôn được thái bình, dân chúng sẽ luôn được hưởng ấm no hạnh phúc.

Đoạn thứ ba của bài chiếu cho thấy thầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung là xuất chúng, thể hiện rõ tình yêu nước thương dân nồng nàn của một nhà lãnh đạo tài ba. Để hợp sức dân lại xây dựng cơ nghiệp đất nước, nhà vua không loại trừ một tầng lớp xã hội nào, miễn là công dân trong nước có tài và đức đủ để gánh vác chuyện quốc gia đều được lựa chọn vào trong triều giúp vua gây dựng đất nước. "Vậy ban chiếu xuống, quan việc lớn nhỏ và dân chúng trăm họ ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều cho phép được dâng thư bày tỏ công việc".

----------------------

Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp gồm có 3 bài văn mẫu phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền. Thông qua tác phẩm ta có thể thấy được tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Năm 1788 Quang Trung xây dựng lại đất nước nhưng còn gặp nhiều trở ngại do đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường, chính vì vậy mà người đã ban Chiếu cầu hiền để thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng vai trò và sứ mệnh xây dựng đất nước. Tác giả đã đưa ra quy luật xử thế của người hiền bằng hình ảnh so sánh độc đáo: người hiền như ngôi sao sáng còn thiên tử như sao Bắc thần. Sau khi khẳng định cách xử thế đúng đắn của hiền tài, Ngô Thì Nhậm đã đưa ra những chứng cứ xác thực trực tiếp từ việc ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà. Những điều chiếu ban trở thành ân tình mà lẽ ra các sĩ phu phải đón nhận từ sớm. Tấm lòng của bậc minh vương thánh đế thể hiện qua cách cư xử và thái độ trân trọng người hiền dù trước kia người ấy có ý đối nghịch với chính mình. Giọng điệu vừa tha thiết, chân thành vừa khiêm nhường, hiểu biết khiến người hiền không thể không giúp triều đình. Sau đó nhà vua vạch ra những đường lối chính sách cầu hiền, những chính sách rất thiết thực, cụ thể và rất khả thi, chúng ta thấy rằng Quang Trung là chẳng những là vị vua anh minh tài giỏi về mặt quân sự, chính trị mà còn là một nhà quản lý, tổ chức khéo léo. Kết thúc bài chiếu chúng ta có thể thấy được rõ hơn về tài năng và đức độ của một vị vua áo vải. Mong rằng qua đây các bạn có thêm tài liệu học tập nhé.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 các bài Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm