Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Bài văn mẫu phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 1

Lưu Quang Vũ là một người vô cùng tài năng, những sáng tác của ông đã để lại cho hậu thế những bài học về cuộc sống về con người về mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm kịch nổi tiếng. Chính nhan đề của kịch cũng tạo ra những hấp dẫn không tưởng cho độc giả. Ngoài ra nó còn gợi mở những ý nghĩa ẩn ý trong đó.Một nhan đề không chỉ tạo sức hấp dẫn khi khơi lên được sự tò mò nơi độc giả

Khi nhận ra nhan đề của kịch ta có thể để ý một điều lạ mà có thể có thể thấy ngay đó là “ hồn ở một nơi” mà “ thể xác lại ở một nơi” . nó được xây dựng nhằm tạo ra nghệ thuật tương phản giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, có ý nghĩa tương phản giữa thể xác bên ngoài và linh hồn bên trong. Chính vì vậy hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hồn và thể xác vốn dĩ gắn liền với nhau, hòa hợp với nhau nhưng khi hồn một nơi xác một nơi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đấy là một trong những điểm thắt nút mà chính ngay tại kịch, Lưu Quang Vũ đã giải quyết một cách thỏa đáng

Có thể thấy rằng da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Sự mâu mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Thông qua kịch thì nó còn nhằm thể hiện một ý nghĩa sâu xa,hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Một con người không thể sống trong vỏ bọc của một người khác.hơn nữa một tâm hồn thanh cao không thể sống không thể ẩn náu trong một thể xác dung tục. Sống như thế thì còn khổ hơn chết, thế thì thà chết còn thỏa.

Ngay từ ban đầu của kịch những nét gợi mở của nhan đề cũng góp phần tạo ra những cái hay của kịch này. Lưu Quang Vũ quả thật là tài ba trong cách lôi kéo người đọc vào các tác phẩm của ông cũng như từ đó thể hiện ngụ ý mà ẩn trong tầng kịch.

Phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

2. Bài văn mẫu phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 2

Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là một trong những vở kịch nổi tiếng đã và đang được nhiều khán giả đón nhận. Qua nhiều tác phẩm để đời, ông đã trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỷ XX, đồng thời được coi là nhà soạn kịch tài năng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Hồn Trương Ba da hàng thịt được tác giả lấy ý tưởng từ một cốt truyện dân gian, sau đó viết thành vở kịch nói hiện đại. Tác phẩm kể về cuộc hoán đổi thân xác của hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt. Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ… mà bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thể xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.

Tên vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt đã nói lên phần nhiều cốt lõi chính của câu chuyện. Theo quan niệm dân gian, khi còn sống, con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết đi, hồn lìa khỏi xác. Chỉ có thể xác tan giữa trong đất, còn linh hồn vẫn còn tồn tại mãi. Nhưng để sống được, bắt buộc phải có cả hồn cả xác. Khi Trương Ba bị bắt chết nhầm, thể xác ông đã tan vào trong đất, chỉ còn lại linh hồn. Muốn làm cho Trương Ba sống lại, phải cho hồn ông nhập vào một cái xác khác còn nguyên vẹn. May thay có anh hàng thịt ngay cạnh nhà vừa mới chết. Đế Thích nhân cơ hội cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh ta. Những tưởng sự sống hồi sinh, Trương Ba sẽ vui mừng đón chào cuộc sống mới. Nhưng mọi thứ đều đảo lộn, biết bao nhiêu vấn đề rắc rối, phiền toái xảy ra khiến Trương Ba khó chịu, gia đình ông cũng ngỡ ngàng không biết chấp nhận sự thật này ra sao.

Đúng như lời Trương Ba đã nói: Tôi muốn được là tôi vẹn toàn, không thể nào có sự hoàn hảo trong một cơ thể mà Hồn Trương Ba da hàng thịt, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Linh hồn Trương Ba khiết tịnh, trong sạch, cao quý, còn anh hàng thịt vốn là người vũ phu, tục tĩu. Làm sao có thể dung hòa được hai khí chất hoàn toàn trái ngược nhau trong cùng một cơ thể ? Ý chí muốn làm việc tốt, nhưng thể xác lại ham mê những thú vui tầm thường. Có khi thể xác còn lấn át ý chí, khiến linh hồn Trương Ba chẳng còn vẹn nguyên như ban đầu. Ông buồn rầu, bực bội. Ông muốn chăm chút cho những mầm non trong vườn, nhưng bàn tay to bè, thô lỗ của xác hàng thịt chẳng thể làm theo ý ông muốn. Thậm chí ông còn làm gãy cái chồi non, cái Gái trông thấy càng thêm ghét ông. Không phải nó ghét Trương Ba, mà nó ghét con người hiện tại của Trương Ba là xác anh hàng thịt. Nó không nhìn thấy sự khiết tịnh của hồn Trương Ba bên trong thân xác kềnh càng, thô lỗ của anh hàng thịt. Còn rất nhiều vấn đề bị đảo lộn trong cuộc sống cũng như trong gia đình Trương Ba.

Nhan đề của tác phẩm đã gợi lên một lời khẳng định mang ý nghĩa rất sâu sắc : Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Không thể nào có một tâm hồn cao quý, tốt đẹp khi bên ngoài có những việc làm, hành động xấu xa. Đồng thời đây là bản án vạch tội những kẻ đang sống như Hồn Trương Ba da hàng thịt. Sống nhưng không thật lòng. Hành động và suy nghĩ không thống nhất với nhau. Hồn Trương Ba chỉ ý chí, suy nghĩ, tư tưởng, tâm hồn, còn da hàng thịt chính là phần thể xác, phần thể hiện ra bên ngoài của một con người. Trong xã hội hiện nay, có nhiều kẻ trong đầu đang ủ rất nhiều âm mưu hiểm độc, nhưng bên ngoài lại tỏ vẻ hiền lành đạo đức. Dân gian có câu “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” có lẽ rất đúng trong trường hợp này. Miệng nói lời hay nhưng trong lòng thực chất có nhiều dã tâm.

Một mặt khác, Hồn Trương Ba da hàng thịt còn là lời nhắc khéo cho những ai đang sống nương nhờ vào kẻ khác, vào những thứ không phải là của mình. Như Trương Ba đã nói: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết. Sự sống là món quà quý giá mà tạo hóa ban tặng cho mỗi người. Nhưng phải sống như thế nào cho ý nghĩa mới là điều quan trọng. Sống phải được làm chính bản thân mình, tự làm chủ mọi việc trong đời sống. Đồng thời, nhan đề tác phẩm là lời thức tỉnh cho những kẻ đang lầm đường lạc lối, đang để phần con lên ngôi lấn át phần người. Trên thực tế có không ít kẻ đang ngập ngụa trong con đường tội lỗi, trong những thú vui vô bổ, thậm chí là thác loạn như nghiện hút, trộm cắp…

Tất cả chỉ nhằm mục đích thỏa mãn thể xác. Rồi đến một ngày nào đó thân xác hoang tàn, sức khỏe tiều tụy, họ mới khóc lóc trong sự hối hận muộn màng. Mỗi người hãy tự nhìn nhận lại bản thân mình. Đừng để mình tự rơi vào hoàn cảnh như Hồn Trương Ba da hàng thịt. Sự sống quý giá. Nhưng sống làm chính bản thân mình lại càng quý giá hơn. Hãy để mỗi ngày được sống là một ngày ý nghĩa đáng tự hào. Đó cũng chính là thông điệp sâu sắc nhất mà Lưu Quang Vũ đã muốn gửi gắm vào tác phẩm. Cho tới nay, dù đã nhiều lần công diễn trên sân khấu, nhưng khán giả vẫn luôn đón nhận và tự kiểm điểm bản thân sau mỗi lần xem.

3. Bài văn mẫu phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 3

Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam. Bằng tài năng thiên phú của mình, ông đã để lại rất nhiều các tác phẩm nổi bật trong lòng công chúng Việt nam. Tiêu biểu trong hàng loạt tác phẩm đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó là vở kịch” Hồn trương ba da hàng thịt”. Đây là một tác phẩm đặc sắc không chỉ về nội dung mà ngay nhan đề của nó đã khơi gợi lên được sự tò mò về ý nghĩa của câu chuyện.”

Nhan đề Hồn trương ba, da hàng thịt gợi ngay cho độc giả về hai hình ảnh của “hồn” và “da”, cũng như đó chính là hai yếu tố quan trọng của một con người. Trong khi da thịt là phần thân xác cụ thể, là những điều có thực thì hồn là điều rất trừu tượng. Chẳng ai nhìn thấy linh hồn bao giờ, nhưng người ta tin rằng thân xác có chứa đựng linh hồn. Hồn nào thân xác đó, nhưng mâu thuẫn trong vở kịch này lại là hồn một nơi người một nẻo.

Nếu như da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài, thì hồn trương ba là đại điện cho thế giới tâm hồn. Người xưa đã hay nói rằng: “đừng trông mặt mà bắt hình dong” vì chẳng thể nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá được phẩm chất, nhân cách của một người nào đó. Trong khi hồn trương ba là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tao, thì trái ngược với nó là bộ mặt bặm trợn, xấu xa của thân xác anh hàng thịt. Hai thứ tưởng chừng như chẳng thể hòa hợp nào với nhau lại đang phải bắt cặp, sánh đôi cùng nhau.

Tên gọi của vở kịch đã đẩy cao những mâu thuẫn, xung đột bên trong mỗi con người. Nó phản ánh cuộc sống của những con người khi phải rơi vào hoàn cảnh xấu xa, họ có thể có những hành động lời nói thô tục, giả tạo nhưng ẩn sâu vào những tâm hồn ấy là những điều đẹp đẽ. Tác giả lên án xã hội không để cho con người ta được sống với chính mình. Hơn thế nữa, ông còn muốn gửi gắm tới độc giả một thông điệp rằng: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần cố gắng làm chủ được bản thân, tránh xa những lối sống thô tục bạo trần mà giữ cho bản thân thanh cao, trong sáng. Hãy cố gắng gạt bỏ những ham muốn thấp kém của cá nhân để vươn tới những điều lương thiện trong cuộc sống. Tâm có sáng thì làm việc gì cũng sáng như gương. Điều này cũng sẽ giúp cho tâm hồn và thể xác của ta luôn hòa làm một. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi ta được sống đúng với những tâm tư, ước mong của bản thân.

Đọc “Hồn trương ba, da hàng thịt”, người đọc có thể soi thấy bản thân mình ở trong đó. Đặc biệt thông qua ý nghĩa nhan đề và cái chết của nhân vật Trương ba, người ta càng thấy được khao khát được sống với chính mình của con người càng trở nên mãnh liệt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chết không hẳn là kết thúc, mà nó là một cách để ta được thoải mái, thảnh thơi tìm thấy đúng linh hồn của mình.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm