Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu bài tập tự luyện Bánh chưng bánh giầy - Số 1

Phiếu bài tập tự luyện Bánh chưng bánh giầy

Phiếu bài tập tự luyện Bánh chưng bánh giầy lớp 6 - Số 1 bao gồm các dạng bài tập Đọc hiểu trả lời câu hỏi Có đáp án giúp các em học sinh ôn tập lại toàn bộ kiến thức văn bản Bánh chưng bánh giầy. Mời các em tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập tự luyện Bánh chưng bánh giầy lớp 6

Cho đoạn văn: “Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn”

(SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

Câu 2: Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.

Câu 4: Tìm từ ghép trong đoạn văn và phân ra từ từ ghép đẳng lập, chính phụ?

Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu.

Hướng dẫn giải Bài tập tự luyện Bánh chưng bánh giầy

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Bánh chưng bánh giầy”

Câu 2:

- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết

Câu 3:

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả.

Câu 4: Các từ ghép: mừng thầm, ngẫm nghĩ, gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, tròn mẩy, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, hình vuông, hình tròn.

- Từ ghép đẳng lập: ngẫm nghĩ, tròn mẩy

- Từ ghép chính phụ: mừng thầm, gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, hình vuông, hình tròn.

Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc Lang Liêu sau khi nghe gợi ý của thần đã làm ra hai thứ bánh.

Câu 6:

Đọc xong truyện truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”, em rất thích nhân vật Lang Liêu vì chàng mang nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trước hết, chàng là một người có tâm, thể hiện ở tấm lòng thành kính, biết ơn: tuy là con vua nhưng lại sống cuộc sống của người dân thường, thiệt thòi nhất, lại chăm chỉ việc đồng áng, quý trọng hạt gạo. Biết lao động, gắn bó với nghề nông. Để chuẩn bị cho ngày lễ Tiên Vương, Lang Liêu chỉ lo làm thế nào để có lễ vật tươm tất, xứng đáng để lễ Tiên vương chứ không lo tranh ngôi báu. Lang Liêu dùng ngay những thứ mình làm ra để dâng lên Tiên Vương, thể hiện rõ thái độ biết ơn và kính trọng trời đất, tổ tiên. Không những vậy, chàng còn là người có tài- thể hiện ở khả năng sáng tạo: là người duy nhất hiểu được ý vua cha (mong muốn phát triển nghề nông, mang lại ấm no, thái bình cho dân), thông minh khi hiểu được ý thần. Chàng khéo léo, sáng tạo khi chỉ có một gợi ý nhỏ của thần mà biết lựa chọn sản vật phù hợp, chế biến ra hai thứ bánh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chính bởi mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp như thế, hình tượng Lang Liêu luôn sống mãi trong lòng nhân dân.

Ngoài các dạng bài tập trên, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 6Soạn văn 6 ngắn nhất. Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 6 KNTT

    Xem thêm