Phương châm cách thức

Phương châm cách thức là gì, ví dụ minh họa và một số câu hỏi trắc nghiệm về phương châm cách thức sẽ được VnDoc tổng hợp và gửi tới các bạn qua tài liệu dưới đây. Thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ phân biệt và nhận biết phương châm cách thức, từ đó học tốt Văn 9 hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các phương châm hội thoại khác tại:

1. Khái niệm Phương châm cách thức

Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (Phương châm cách thức).

Trong hội thoại, khi đến lượt lời của mình, mỗi chúng ta hãy chú ý nói đúng trọng tâm vấn đề chính của hội thoại, không nên nói lan man, dài dòng. Mỗi người cần lựa chọn ngôn ngữ, sắp xếp các ý cho thật ngắn gọn, xúc tích.

2. Ví dụ về Phương châm cách thức

Ví dụ 1:

Tuần trước, cô giáo có giao cho lớp 9A một bài tập làm văn và hạn nộp là thứ hai tuần này. Cuối tiết học, cô hỏi:

- Cả lớp đã làm xong bài văn cô giao chưa?

- Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.

(Trong trường hợp này, các bạn học sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô giáo vô cùng ngắn gọn, xúc tích).

Ví dụ 2:

Có một anh chàng ngốc nghếch trong làng, vợ anh ta dặn đi đến đâu cũng phải chào hỏi mọi người. Một hôm, anh ta đi qua cánh đồng gặp một bác nông dân đang cày ruộng vô cùng vất vả, anh ta lại hỏi:

- Bác đang làm gì đấy ạ?

Bác nông dân lấy làm ngạc nhiên nhưng vẫn trả lời:

- Tôi đang cày ruộng, anh không nhìn thấy hả?

Anh ta bèn đáp:

- Dạ tôi có nhìn thấy. Chúc bác cày ruộng vui vẻ. Tuy công việc này có mệt nhọc nhưng tôi tin đến mùa thu hoạch bác sẽ có được thành quả xứng đáng với công sức của mình. Chúc bác sớm hoàn thành và về ăn cơm đúng giờ nhé!

(Trong trường hợp này, anh chàng ngốc nghếch đã nói chuyện không đúng trọng tâm, hỏi han bác nông dân dài dòng, thừa thãi, không cần thiết).

Ví dụ 3:

Sau trận mưa bão đêm qua, cây xanh đổ la liệt ở đầu ngõ. Mới sáng sớm tôi đã thấy các bác, các chú tụ tập nói chuyện xôn xao. Lắng tai nghe thấy tiếng bác Thịnh:

- Mấy cây này bây giờ mình sẽ xử lý thế nào đây nhỉ? Hay đợi dân phường ra rồi tìm phương án? Chứ sáng nay các cháu nhỏ phải đi học, như này không an toàn.

Chú Minh nhanh nhảu:

- Thời tiết dạo này thất thường quá, lúc nắng gắt, lúc mưa to làm ảnh hưởng bao nhiêu công việc. Giờ còn làm gãy cây nữa, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị quá. Cũng là một phần trách nhiệm của con người, giờ người dân vô ý thức, làm ô nhiễm môi trường rất nhiều nên nhiều thiên tai mới nổ ra như thế, thật quan ngại.

Mọi người im lặng, rơi vào trầm tư, người thì nghĩ về cách xử lí chỗ cây xanh bị đổ, người thì nghĩ mông lung xa hơn về môi trường và cách bảo vệ môi trường.

(Trong trừng hợp này, chú Minh đã vi phạm phương châm cách thức khi không nói đúng vào chủ đề mọi người đang giao tiếp cụ thể là câu hỏi cách xử lí những cây xanh bị đổ của bác Thịnh. Thay vào đó, chú Minh nói lan man rất nhiều thứ khác về môi trường).

3. Câu hỏi trắc nghiệm về phương châm cách thức

Câu 1:

Cho đoạn văn sau

"Thấy lão nằn nì, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong."

(Lão Hạc, Nam Cao)

Câu in đậm trong đoạn trích trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm quan hệ.

B. Phương châm về chất.

C. Phương châm về lượng.

D. Phương châm cách thức.

Đáp án: D

Câu 2: Nói lan man, dây cà ra dây muống là vi phạm phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất

B. Phương châm về lượng

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Đáp án: D

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Phương châm cách thức. Để có kết quả cao hơn trong học tập, mời các bạn tham khảo thêm Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu, Soạn văn 9...

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
13 38.855
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm