Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương châm về chất

VnDoc xin gửi tới bạn đọc tài liệu học tập lớp 9: Phương châm về chất. Bài viết sát với chương trình sách giáo khoa, cung cấp cho các bạn các thông tin bổ ích để học tốt phần Ngữ pháp tiếng Việt lớp 9. Mời các bạn tham khảo!

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết chi tiết kèm theo ví dụ về các phương châm hội thoại khác được VnDoc biên soạn để có thêm kiến thức:

Phương châm về chất bao gồm phần Khái niệm, nhận biết phương châm về chất và phần ví dụ, VnDoc đưa ra ví dụ Phương châm về chất kèm theo phân tích để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về phương châm này.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Phương châm về chất

a. Khái niệm Phương châm về chất

Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Phương châm về chất là việc người trả lời trong hội thoại trả lời câu hỏi đúng sự thật, không nói khoác lác, phóng đại, nói những điều không có thật hoặc chưa có bằng chứng xác thực.

b. Ví dụ về Phương châm về chất

Ví dụ 1:

Hôm qua, Hoa bị ốm không thể đến lớp, trùng hợp thay, hôm qua có cô giáo dạy Văn đến dạy lớp Hoa. Hoa hỏi Mai:

- Hôm qua có cô giáo dạy Văn mới đến lớp mình hả? Trông cô như thế nào cậu?

Mai đáp:

- Cô xinh lắm, dáng người cô nhỏ nhắn, mái tóc dài ngang lưng, nụ cười tỏa nắng.

(Trong trường hợp này, Mai đã miêu tả cho Hoa chính xác đặc điểm của cô giáo đến dạy lớp mình. Như vậy, Mai đã tuân thủ phương châm về chất).

Ví dụ 2:

Anh chàng nọ có tính khoác lác đã quen. Một hôm đi chơi về bảo với vợ:

- Này mình ơi! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, nó to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước ý.

Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một bữa:

- Tôi nghe người ta nói về rắn dài lạ đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói. Tôi nhất định không tin đâu.

Chồng làm như là thật:

- Thật quả có rắn như thế mà. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định có.

Vợ bĩu môi đáp:

- Cũng chẳng đến đâu!

Chồng cương quyết nói:

- Tôi chắc chắn là nó dài tới sáu mươi thước chứ không ngoa.

Vợ vẫn khăng khăng:

- Vẫn không dài chừng ấy đâu!

Chồng lùi một lần nữa:

- Lần này tôi nói thật nè. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một ly.

Vợ bò lăn ra cười:

- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à???

(Trong câu chuyện này, nhân vật người chồng đã vi phạm phương châm về chất khi miêu tả thái quá, không đúng về con rắn cho vợ mình nghe và tự biến mình thành trò cười).

Ví dụ 3:

Rao làng…

Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ.

Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi đại tiện ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời “làng” ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ “cốc cốc” lại rao:

- Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nge mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát đại tiện bậy đầu làng, mời “làng” mau ra đình mà chia phần!

Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:

- Chia phần gì thế mày?

- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?

- Có nhiều không hả mày?

Xiển lễ phép đáp:

- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát đại tiện bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!

Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.

(Trong câu chuyện này, nhân vật Xiển đã vi phạm phương châm hội thoại về chất. Khi người làng hỏi để nắm rõ thông tin về sự việc Xiển đang rao làng thì anh lại nó quá, khoa trương lên, không đúng thông tin về người đàn bà hàng bát khiến cho người đọc không thể hình dung đúng được tiến trình sự việc. Nhưng cũng chính chi tiết này đã tạo ra tiếng cười cho câu chuyện và thu hút bạn đọc).

Ví dụ 4 (vi phạm phương châm về chất):

Ở lớp có Nam mới bị ngã xe. Thanh ở gần nhà tuy chưa biết tình hình thế nào nhưng đã nhanh nhảu ra lớp báo với cô giáo và các bạn cùng lớp:

- Thưa cô, em nghe nói hôm qua bố Nam chở bạn ấy đi đá bóng về bị ngã xe, nghe đâu đó bị khá nặng, hình như bị gãy tay phải vào viện nằm rồi ấy ạ.

Thanh làm cô giáo và cả lớp hoang mang, lo lắng cho Nam. Cuối giờ cô giáo có gọi điện hỏi thăm bố mẹ Nam về tình hình của bạn ấy thì được biết bạn ấy chỉ bị ngã xe xước da một chút, không đến mức nghiêm trọng như lời Thanh kể.

(Trong trường hợp này, Thanh đã vi phạm phương châm về chất vì đã nói những thông tin không đúng sự thật, thậm chí có phần phóng đại về tình hình của bạn Nam trong khi mình chưa xác thực, kiểm tra tính chính xác của thông tin.

---------------------------

Ngoài bài viết trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập mới nhất tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. VnDoc rất hân hạnh được đồng hành cùng các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt và gặt hái được nhiều thành công.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm