Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn GDCD VNEN 9 bài 4: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

Bài 4: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Soạn GDCD VNEN 9 bài 4: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật, với tài liệu này sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài và làm bài theo chương trình SGK môn GDCD lớp 9. Mời các bạn tham khảo

A. Hoạt động khởi động

1. Nhập vai

Thảo luận theo nhóm 3 người, thống nhất kịch bản bằng cách hóa thân vào các nhân vật trong câu chuyện dưới đây (Sgk trang 21)

2. Suy ngẫm

a. Ai trong câu chuyện trên là người sống không có đạo đức, không tuân thủ kỉ luật và pháp luật? Tại sao? Nếu em là lí trưởng, em sẽ giải quyết như thế nào?

b. Em có suy nghĩ gì về những câu danh ngôn sau: "Kỉ luật là tự do", "Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức".

c. Hãy chia sẻ những điều em đã biết về đạo đức, kỉ luật, pháp luật trước lớp.

Trả lời:

a. Trong câu chuyện trên, ông lí trường, cải và ngô đều là người sống không có đạo đức, không tuân thủ kỉ luật và pháp luật. Vì Cải và Bắp sai nên đã lấy tiền mua chuộc lí trưởng để mình không chịu phạt. Còn lý trưởng là quan nhưng lại ăn hối của Cải, Ngô và do cả hai đều hối lộ nên quan đã xử phạt người có tiền hối lộ ít hơn.

b. Câu danh ngôn "kỉ luật là tự do": Với nhiều người, kỷ luật là một từ không mấy hay ho và nó đồng nghĩa với việc thiếu tự do. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Stephen R. Covey từng nói: “Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng, và đam mê“. Và xét về lâu dài, những người không có kỷ luật sẽ không có được sự tự do đi kèm với một số kỹ năng và năng lực cụ thể – chẳng hạn như khả năng chơi một loại nhạc cụ hay sử dụng một ngoại ngữ.

Câu danh ngôn "Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức": Câu này ý khá rõ, nếu bạn thực hiện đúng pháp luật thì sẽ chẳng ai có thể bắt bẻ và làm phiền đến bạn. Đạo đức cũng vậy, sẽ không ai nói bạn có đạo đức nếu bạn vi phạm pháp luật. Bạn có đạo đức bạn sẽ thực hiện tốt pháp luật, bạn sống đúng chuẩn mực trong cuộc sống. Điều đó sẽ giúp bạn được nhiều người yêu quý, kính trọng thay vì làm hại bạn.

c. Những điều em biết về đạo đức, kỉ luật, pháp luật:

  • Đạo đức là từ dùng để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
  • Kỉ luật là tuân theo quy định của cộng đồng. Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.
  • Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu thế nào là sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

a. Các nhóm quan sát thật nhanh các hình ảnh, thống nhất ý kiến về các hành vi trong ảnh và nhanh tay dán vào cột chủ đề phù hợp theo bảng sau:

Đạo đức

Kỉ luật

Pháp luật

Hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức

Hành vi chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức

Hành vi có kỉ luật

Hành vi không tuân thủ kỉ luật

Hành vi đúng pháp luật

Hành vi vi phạm pháp luật

Bài làm:

Đạo đức

Kỉ luật

Pháp luật

Hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức

Hành vi chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức

Hành vi có kỉ luật

Hành vi không tuân thủ kỉ luật

Hành vi đúng pháp luật

Hành vi vi phạm pháp luật

Tranh 2, tranh 6

Tranh 1

Tranh 7

Tranh 5 , tranh 3, tranh 8

Tranh 2

Tranh 4

b. Em hãy đọc các nhận định và nhanh tay dán vào cột chủ đề phù hợp trong bảng ở phần trước. Giải thích vì sao em sắp xếp như vậy?

Nhận định 1: Để đạt chuẩn chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung, mỗi người cần tuân thủ các quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động.

Nhận định 2: Để tiến độ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho xã hội, mỗi người cần suy nghĩ và tự giác hành động theo những chuẩn mực chung, biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích của người khác, của xã hội

Nhận định 3: Để đản vải công bằng và bình đẳng cho mọi người, để xã hội có trật tự, ổn định và phát triển, mỗi người cần tuân theo các quy tắc sử dụng chung, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước.

Bài làm:

Nhận định 1: Để đạt chuẩn chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung, mỗi người cần tuân thủ các quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động.

=> Hành vi có kỉ luật vì mỗi tổ chức, cơ quan sẽ có những quy định riêng, nếu ai cũng có ý thức thực hiện thì sẽ không bị kỉ luật mà còn giúp cho tô chức đó có sự thống nhất cao trong hành động.

Nhận định 2: Để tiến độ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho xã hội, mỗi người cần suy nghĩ và tự giác hành động theo những chuẩn mực chung, biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích của người khác, của xã hội

=> Hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức vì những người đạo đức là người sống rất đúng chuẩn mực của xã hội, họ không chỉ vì lợi ích của họ mà họ còn vì lợi ích của người khác.

Nhận định 3: Để đảm bảo công bằng và bình đẳng cho mọi người, để xã hội có trật tự, ổn định và phát triển, mỗi người cần tuân theo các quy tắc sử dụng chung, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước.

=> Hành vi đúng pháp luật vì nhà nước ban hành ra luật để giúp đất nước ổn định và phát triển thì mọi người cần thực hiện đúng những quy định đã đề ra.

2. Tìm hiểu biểu hiện sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

a. Thảo luận theo nhóm câu chuyện về Bác Hồ để làm rõ.

  • Những suy nghĩ, hành động nào trong câu chuyện thể hiện Bác Hồ là người sống có đạo đức, chấp hành kỉ luật và tuân theo pháp luật?
  • Em đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ như thế nào?
Bài làm:

Những suy nghĩ, hành động trong câu chuyện thể hiện Bác Hồ là người sống có đạo đức, chấp hành kỉ luật và tuân theo pháp luật:

  • Bác căn dặn cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỉ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung.
  • Vị sư cả ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép nhưng Bác không đồng ý.
  • Đến cửa thềm Bác dừng lại cởi dép ở ngoài như mọi người.
  • Xe gặp đèn đỏ, cử anh cảnh vệ đến bục yêu cầu cảnh sát giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác chạy nhưng bác ngăn lại.
  • Bác nói: Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình".

Em đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ:

  • Luôn cố gắng trở thành một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép và cố gắng học tập tốt
  • Sống hòa đồng, cư xử đúng quy tắc, đúng chuẩn mực với mọi người xung quanh
  • Thực hiện tốt các quy tắc của trường, lớp cũng như ở địa phương em đề ra.
  • Tuân thủ các quy định của Đảng và Nhà nước, thực hành tốt luật an toàn giao thông...

b. Hoàn thành bảng:

Em hãy trao đổi với bạn ngồi cạnh về biểu hiện của sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật để hoàn thành bảng 1

Nội dungBiểu hiện
Sống có đạo đức
Chấp hành kỉ luật
Tuân theo pháp luật
Bài làm:
Nội dungBiểu hiện
Sống có đạo đức

Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội

Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung

Biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ

Lấy lợi ích của xã hội của dân tộc làm mục tiêu sống....

Chấp hành kỉ luật

Thực hiện đúng quy định của tổ chức, tập thể

Giữ gìn, thực hiện hiện nếp sống văn minh nơi công cộng...

Tuân theo pháp luật

Sống và hành động đúng quy định pháp luật

Không lợi dụng kẽ hở để lách luật

Em hãy trao đổi với bạn ngồi cạnh bên về biểu hiện của lối sống trái chuẩn mực đạo đức, vô kỉ luật và vi phạm pháp luật để hoàn thành bảng 2

Nội dungBiểu hiện
Sống trái đạo đức
Vô kỉ luật
Vu phạm pháp luật
Bài làm:
Nội dungBiểu hiện
Sống trái đạo đức

Vô lễ, không tôn trọng người khác

Sống chỉ biết lợi ích của mình mà không quan tâm đến người khác

Suy nghĩ và hành động bồng bột, theo cảm tính không quan tâm người khác nghĩ gì và nói gì...

Vô kỉ luật

Làm việc và hành động vô tổ chức không quy củ

Làm trái với những quy định của tổ chức, cơ quan

Vu phạm pháp luật

Không chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước đề ra

Trốn tránh những quy định của nhà nước

Lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lách luật

Gây hại đến lợi ích của người, cơ quan, tập thể khác....

3. Tìm hiểu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

a. Thảo luận nhóm để xác định thế nào là vi phạm pháp luật?

Tình huốngNhận xét hành viLỗiHậu quả
1. Ông A xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước.
2. L và hai người bạn cùng lớp tham gia đua xe máy, vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông
3. A là bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tài sản quý của bệnh viện
4. Thiếu tiền chơi game, N đã cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi đường
5. Bà T vay tiền của chị B đã quá hạn, dây dưa không chịu trả
6. Anh S là công nhân công ty Môi trường đô thị, khi chặt cành, tỉa cây để phòng mùa mưa bão, anh đã không đặt biển báo nguy hiểm khiến một người đi đường bị thương do cành cây rơi xuống
Bài làm:
Tình huốngNhận xét hành viLỗiHậu quả
1. Ông A xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước.Hành vi làm trái pháp luật và không có ý thức bảo vệ môi trường.

Xây nhà không giấy phép

Đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước

Nhà quá tải so với quy định có thể dẫn đến đổ nhà uy hiếp tính mạng con người.

Đổ gạch đá xuống cống khiến cống bị tắc nghẽn nước thải không thoát được nên ứ đọng gây mùi hôi thối.

2. L và hai người bạn cùng lớp tham gia đua xe máy, vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thôngHành vi thiếu ý thức, không chấp hành luật giao thông do nhà nước quy địnhĐua xe, vượt đèn đỏGây ra tai nạn
3. A là bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tài sản quý của bệnh việnHành vi do người không có năng lực trách nhiệm thực hiện, họ không kiểm soát được việc họ làm do mắc bệnh.Đập phá tài sản bệnh việnHư hỏng nhiều tài sản quý của bệnh viện
4. Thiếu tiền chơi game, N đã cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi đườngHành vi thiếu đạo đức con người, vi phạm pháp luậtCướp dây chuyền, túi xácVi phạm pháp luật bà gây ra tai nạn cho người bị cướp đồ
5. Bà T vay tiền của chị B đã quá hạn, dây dưa không chịu trảHành vi thiếu đạo đức, không giữ lời hứaVay tiền quá hạn nhưng không trảBà T bị người cho vay khiếu nại.
6. Anh S là công nhân công ty Môi trường đô thị, khi chặt cành, tỉa cây để phòng mùa mưa bão, anh đã không đặt biển báo nguy hiểm khiến một người đi đường bị thương do cành cây rơi xuốngHành vi thiếu trách nhiệm trong lao động, không thực hiện luật lao độngChặt tỉa cây nhưng không đặt biển báo nguy hiểm.Làm một người đi đường bị thương do cành cây rơi xuống.

Sử dụng phiếu học tập số 1 chứng minh: "Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có lỗi do người có năng lực trách nhiệm thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ".

Bài làm:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có lỗi do người có năng lực trách nhiệm thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Đó là điều hoàn toàn đúng. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó ở trong các tình huống cụ thể ở phiếu học tập số 1.

Rõ ràng, ông A, L hay N đều là những người có sức khỏe bình thường, khỏe mạnh không bị mắc bệnh, có đủ tư duy, nhận thức để phân biệt được đâu là hành động đúng, đâu là hành động sai và vi phạm pháp luật. Thế nhưng, tất cả đều gác "quy định pháp luật" sang một bên và làm theo cảm tính miễn sao có lợi, có ích cho mình mà không để ý đến những người xung quanh. Chính sự cố tình đó đã dấn đến những hậu quả nghiệm trọng cho xã hội, đó là cống nước thải tắc nghẽn gây ô nhiễm và mùi hôi thối cho người dân quanh đó, gây tại nạn cho người đi đường...

Vì vậy, cần phải nghiêm minh xử phật những hành vi vi phạm pháp luật để mang lại sự bình yên cho xã hội, sự phát triển cho đất nước.

"Nhanh tay, nhanh mắt" ghép các tình huống trong phiếu học tập số 1 vào các ô tương ứng dưới đây và giải thích tại sao lại ghép như vậy

Vi phạm pháp luật hình sựVi phạm pháp luật hành chínhVi phạm pháp luật dân sựVi phạm kỉ luật
Tính huống
Giải thích
Bài làm:
Vi phạm pháp luật hình sựVi phạm pháp luật hành chínhVi phạm pháp luật dân sựVi phạm kỉ luật
Tính huốngTình huống 4Tình huống 1, 2Tình huống 5Tình huống 6
Giải thíchHành vi của N là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho người bị cướp giật đã quy định trong bộ luật hình sựLà hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội đã quy định trong bộ luật hành chínhLà hành vi xâm hại đến quan hệ tài sản đã quy định trong bộ luật dân sựLà hành vi có lỗi, vi phạm nội quy, quy chế đơn vị, cơ quan, trường học…

a. Giúp bạn

Trao đổi với bạn ngồi cạnh bên để làm rõ hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lí

Hành vi vi phạmTrách nhiệm đạo đứcTrách nhiệm pháp lí
1. Không chăm sóc và báo hiếu bố mẹ
2. Đánh em bị thương nặng vì cãi lời mình
3. Cháu bé 10 tuổi sang nhà hàng xóm ăn trộm
4. Đẻ con và bỏ con lại bệnh viện
5. Biến tài sản của nhà nước thành tài sản của riêng mình
6. Học sinh hỗn với thầy, cô giáo
7. Lái xe ô tô khi chưa có bằng lái
8. Bác sĩ hách dịch với bệnh nhân
9. Vận chuyển ma tuý
10. Trốn thuế nhà nước
Bài làm:
Hành vi vi phạmTrách nhiệm đạo đứcTrách nhiệm pháp lí
1. Không chăm sóc và báo hiếu bố mẹx
2. Đánh em bị thương nặng vì cãi lời mìnhx
3. Cháu bé 10 tuổi sang nhà hàng xóm ăn trộmx
4. Đẻ con và bỏ con lại bệnh việnxx
5. Biến tài sản của nhà nước thành tài sản của riêng mìnhx
6. Học sinh hỗn với thầy, cô giáox
7. Lái xe ô tô khi chưa có bằng láix
8. Bác sĩ hách dịch với bệnh nhânx
9. Vận chuyển ma tuýx
10. Trốn thuế nhà nướcx

Hãy sử dụng kết quả của phiếu học tập số 1 để giải đáp thắc mắc của bạn H:"Vi phạm đạo đức có vi phạm pháp luật không?"

Bài làm:

Theo em, vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật. Nhưng về cơ bản, vi phạm đạo đức chính là yếu tố tiền đề dẫn đến vi phạm pháp luật. Bởi khi có đạo đức con người sẽ hành xử đúng với chuẩn mực của xã hội. Ngược lại, khi con người vượt qua giới hạn của xã hội, không có đạo đức thì họ dễ vi phạm pháp luật.

Trao đổi với bạn bên cạnh để làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.

Bài làm:

Sự giống nhau:

  • Trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương.
  • Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.

Sự khác nhau:

  • Trách nhiệm đạo đức là việc công dân thực hiện hay không thực hiện một hành vi mà tự bản thân người đó cảm thấy không trái hoặc trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án.
  • Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ một công dân phải thực hiện hay không thực hiện hành vi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

4. Tìm hiểu ý nghĩa của việc sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

Thảo luận để trả lời các câu hỏi:

  • Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật?
  • Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật đã đem lại những lợi ích gì cho Nguyễn Hải Thoại, mọi người và xã hội
Bài làm:

Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật là:

  • Chăm lo đời sống mọi người
  • Mở lớp bồi dưỡng, đào tạo công nhân và cán bộ
  • Hoàn thành đúng quy định về nộp thuế, đóng bảo hiểm lao động...
  • Luôn phản đối và đấu tranh với hiện tượng phi pháp...

Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật đã đem lại những lợi ích cho Nguyễn Hải Thoại, mọi người và xã hội:

  • Đối với Nguyễn Hải Thoại: được nhà nước giao cho những công trình quan trọng, được tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động thời kì đổi mới".
  • Đối với mọi người: Hăng say lao động, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, năng suất lao động tăng, công việc ổn định, đời sông nâng cao
  • Đối với xã hội: Góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung và của ngành xây dựng nói riêng.

b. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi để làm rõ tác hại của những hành vi sống không có đạo đức, không chấp hành kỉ luật và vi phạm pháp luật.

Câu hỏi thảo luận:

  • Theo em, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo có phải là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật không? Vì sao?
  • Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trong trường hợp của Lâm thể hiện như thế nào?
  • Lối sống thiếu đạo đức, không tôn trọng kỉ luật, không tuân thủ pháp luật của Lâm đã gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình và xã hội?
Bài làm:

Theo em, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật vì người có đạo đức là người nói những điều hay lẽ phải, chứ không xúc phạm, vô lễ với cô giáo của mình. Điều đó làm ảnh hưởng đến nhân phẩm của cô giáo.

Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trong trường hợp của Lâm thể hiện: Lâm từ chỗ vi phạm đạo đức đi đến chỗ vi phạm pháp luật. Trường hợp của Lâm cho thấy con người nếu sống không có đạo đức thì cũng dễ dẫn tới chỗ vi phạm pháp luật và ngược lại. Họ coi thường những chuẩn mực đạo đức và pháp luật, có lối sống buông thả và lối sống đó dễ dẫn con người tới những sai lầm, sa ngã.

Lối sống thiếu đạo đức, không tôn trọng kỉ luật, không tuân thủ pháp luật của Lâm đã gây ra tác hại cho bản thân, gia đình và xã hội, cụ thể là:

  • Đối với bản thân: Trở thành đồng bọn của trộm cắp, vi phạm pháp luật.
  • Đối với gia đình: Không hoà thuận, bị hàng xóm láng giêng xa lánh, phê phán.
  • Đối với xã hội: Làm gia tăng tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an toàn xã hội.

C. Hoạt động luyện tập

1. Ai nhanh hơn

Em hãy nhanh tay khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Hành vi nào dưới đây vừa là hành vi đạo đức, vừa là hành vi tuân theo pháp luật?

A. Hiếu thảo, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

B. Giúp đỡ người già, em nhỏ.

C. Bảo vệ, giữ gìn môi trường

D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

E. Chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh

G. Nhặt được của rơi, đem trả người mất.

H. Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Bài làm:

Hành vi nào dưới đây vừa là hành vi đạo đức, vừa là hành vi tuân theo pháp luật?

Đáp án:

A. Hiếu thảo, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

C. Bảo vệ, giữ gìn môi trường

E. Chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh

G. Nhặt được của rơi, đem trả người mất.

2. Ai lập luận đúng

Trong những hanh vi sau đây,, hanh vi nào thiếu đạo đức, hành vi nào vi phạm pháp luật? Giải thích tại sao?

Hành viThiếu đạo đứcVi phạm pháp luậtgiải thích
1. Đi xe đạp hàng ba, hàng tư
2. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn
3. Vô lễ với thầy giáo, cô giáo
4. Buôn bán trẻ em
5. Làm hàng giả
6. Quay cóp bài
7. Buôn bán ma tuýa
Bài làm:
Hành viThiếu đạo đứcVi phạm pháp luậtgiải thích
1. Đi xe đạp hàng ba, hàng tưxVì theo quy định đường bộ, người đi xe đạp chỉ được đi hàng một ở mép bên phải không được đi hàng ba, hàng bốn
2. Vượt đèn đỏ, gây tai nạnxVì vi phạm luật tham gia giao thông
3. Vô lễ với thầy giáo, cô giáoxVì đó là những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức của một người học sinh đối với thầy cô giáo của mình.
4. Buôn bán trẻ emxVì vi phạm những quy định của bộ luật hình sự về hành động mua bán, chiếm đoạt trẻ em.
5. Làm hàng giảxVì vi phạm những quy định của bộ luật nước ta về sản xuất hàng hoá
6. Quay cóp bàixVì hành động quay cóp bài chính là việc làm lừa dối giáo viên, đó là hành động không trung thực của học sinh đối với giáo viên.
7. Buôn bán ma tuýxVì ma tuý là chất gây nghiện rất có hại cho người sử dụng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Đó là điều cấm trong bộ luật hình sự.

3. Ai bình luận hay hơn

Khi nói đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, có ý kiến cho rằng:"Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật. Pháp luật là chỗ dựa cho sự hình thành và , tồn tại và phát triển đạo đức mới".

Em hãy trình bày một bài luận ngắn (khoảng 1 trang A4) để làm rõ ý kiến trên?

Bài làm:

Theo em, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực nguyên tắc xã hội, nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi, thái độ của mình, cũng như đánh giá hành vi của người khác theo quan điểm thiện ác, về cái được làm và cái không nên làm, sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Ví dụ bạn đang vội, bạn định vượt đèn đỏ nhưng vì bạn là người có đạo đức nên bạn tự nhận thức lại và tự nhủ mình rằng phải chấp hành đúng luật lệ giao thông để không những không vi phạm pháp luật mà còn đảm bảo sự an toàn cho mình và những người đi đường". Và phải chăng, ai cũng nghĩ và cũng hành động được như vậy thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn biết bao.

Nếu như đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật thì pháp luật lại là chỗ dựa cho sự hình thành, tồn tại và phát triển đạo đức mới.

Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước. Ngoài việc bảo đảm trật tự xã hội, vì lợi ích xã hội, luật pháp còn là chỗ dựa vững chắc để con người có thể ý thức được đâu là chuẩn mực đúng, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi trái pháp luật để con người điều chỉnh sao cho phù hợp. Và rõ ràng, khi con người hiểu và chấp hành tốt những quy định của xã hội thì họ cũng sẽ hiểu được như thế nào là chuẩn mực đạo đức để thực hiện sao cho đúng, cho tốt.

Trong cuộc sống, có rất rất nhiều những quy định về pháp luật khác nhau. Bởi vậy, mỗi ngày chúng ta lại học hỏi, lại tìm tòi và biết thêm một quy định mới. Và từ đó chúng ta cũng dần hình thành những hành động đúng với chuẩn mực của những quy định đó. Từ đó, trong mỗi chúng ta sẽ hình thành vô vàn những chuẩn mực khác nhau và giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình hơn và trở thành con người có ích cho xã hội.

4. Ai về đích trước

Dựa theo trò chơi tiếp sức, lớp chia thành 4 đội. Thành viên mỗi đội lần lượt lên bảng viết một biểu hiện về sống có đạo đức/ kỉ luật/tuân theo pháp luật để hoàn thành bản đồ tư duy?

Bài làm:

Biểu hiện về sống có đạo đức/ kỉ luật/tuân theo pháp luật:

Sống có đạo đứcSống có kỉ luậtTuân theo pháp luật

Chăm ngoan học giỏi, lễ phép với mọi người

Vâng lời, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ

Luôn đi học đúng giờ

Chấp hành đầy đủ các quy định của nhà trường đề ra

Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước

Không đi xe máy trên vỉa hè dành cho người đi bộ

D. Hoạt động vận dụng

1. Em là nhà báo

Em hãy chọn một trong số những hình ảnh dưới đây và đóng vai nhà báo để viết bài bình luận?

(hình 3: Bạo lực học đường)

Bài làm:

Trường học xưa kia vốn được biết là một môi trường trong sạch và lành mạnh, nơi mà cái hiền tài của đất nước được ươm mầm và phát triển. Thế nhưng ở xã hội hiện nay, môi trường trường học đang đối diện với rất nhiều vấn đề mà điển hình nhất đó là vấn đề bạo lực học đường. Nó không chỉ đặt câu hỏi lớn đối với những người làm công tác quản lí giáo dục mà còn là câu hỏi của toàn xã hội.

Bạo lực học đường diễn ra hàng ngày hàng giờ trong đời sống xã hội. Chỉ cần một cú click chuột bạn đã thể theo dõi tất các sự việc diễn ra trong thời gian qua. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ hình ảnh 3-4 cô nữ sinh xông vào giật tóc, cấu áo của một bạn nữ chỉ vì cho rằng nhìn đểu nhau trong lớp? Hay hình ảnh một bạn trai to cao lực lưỡng ra sức đấm đá một bạn nữ trong lớp học? Không những thế còn chửi rủa nhau bằng những lời lẽ hết sức tục tĩu và chợ búa?

Nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường đó chính là do sự lỏng lẻo trong công tác quản lí cũng như giáo dục con em của mình. Nhiều khi bố mẹ quá mải miết làm ăn mà quên mất việc quan tâm đến con cái, dẫn đến việc con cái chỉ biết đàn đúm ăn chơi và dễ tiếp xúc với nhiều thành phần xấu trong xã hội. Bên cạnh đó, một nguyên nhân cực kì quan trọng đó là việc tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội, internet.... Với những hình ảnh máu me, vũ lực tàn bạo.... lâu dần những đứa trẻ cũng bị nhiễm dần tính cách hung bạo đó.

Bạo lực học đường không chỉ thể hiện ở việc dùng bạo lực chân tay mà nó còn thể hiện qua cả lời nói. Ít có ai biết rằng những lời nhục mạ, xỉa xói nhau còn có sức sát thương vô cùng khủng khiếp. Nó có thể giết chết cả một con người. Hậu quả của bạo lực học đường vô cùng khiếp sợ. Đối với những bạn học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường nó sẽ trở thành một bóng ma tâm lí đeo đuổi em đến cuối cuộc đời, hình thành tâm lí sợ hãi, lo lắng, hoang mang xấu hổ. Nhiều bạn sau khi trải qua cú sốc này sẽ không thể tiếp tục đến trường học được nữa. Chưa kể một số bạn còn trở nên lạnh lùng, vô cảm và dễ dẫn đến tự kỉ hơn.

Không chỉ đối với các em học sinh mà các gia đình có con cái là nạn nhân của bạo lực học đường cũng vô cùng đau khổ. Phụ huynh không thể tiếp tục làm việc được vì lo lắng cho con cái, cuộc sống gia đình bị xáo trộn. Chưa kể phụ huynh từ đó sẽ mất niềm tin vào giáo dục, nhà trường.

Những học sinh quen sử dụng bạo lực trong nhà trường nếu không được uốn nắn kịp thời sẽ trở thành những mầm mống tội phạm nguy hiểm cho tương lai. Chính vì thế ngay từ bây giờ để ngăn chặn kịp thời những hệ lụy xấu này nhà trường và gia đình cần có những biện pháp để giảm thiểu bạo lực học đường, củng cố niềm tin cho học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.

2. Em là hoạ sĩ

Em hãy chọn một trong số những chủ đề dưới đây để vẽ một bức tranh với mong muốn giúp xã hội mà chúng ta đang sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn

  • Cuộc sống trong em
  • Pháp luật và đời sống
  • Nếu cuộc sống không có pháp luật
  • Đạo đức và con người....
Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Bức tranh" Hãy tránh xa ma tuý"

Soạn GDCD VNEN 9 bài 4: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

3. Em là người tốt

Hãy viết những điều "Không làm" và "Sẽ làm" để trở thanh một người sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật?

Bài làm:
Sẽ làmKhông làm
  • Chăm chỉ học tập
  • Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ
  • Thực hiện tốt quy định của pháp luật
  • Thực hiện tốt nội quy của nhà trường...
  • Không vứt rác bừa bãi
  • Không tham gia các tệ nạn xã hội
  • Không trốn học, rủ bạn bè đi chơi.
  • Không đi xe hàng ba, gây ảnh hưởng đến những người khác...

4. Em muốn sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

Hãy lập bản kế hoạch của bản thân, nêu rõ những việc em phải làm, phải thay đổi trong sinh hoạt, học tập để trở thành một người sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật.

Bài làm:

Những việc em phải làm là:

  • Luôn cố gắng học tập, vâng lời ông bà, cha mẹ
  • Thực hiện đúng quy định của trường lớp
  • Chấp hành đúng những quy định của pháp luật

Những việc em cần thay đổi:

  • Không la cà ngoài đường sau giờ tan học về.
  • Không tụ tập đá bóng với bạn dưới lòng đường
  • Không trốn học, bỏ làm bài tập cô giáo giao....

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm

  • Hãy tìm 5 tấm gương tiêu biểu về sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật mà em biết
  • Em đã học hỏi được gì từ những tấm gương đó? Nêu phương hướng rèn luyện của em.
Bài làm:
  • Những tấm gương em biết đó là: Bác Hồ, học sinh giỏi Lê Thái Hoàng, Trương Quế Chi, Trương Bá Tú, Trịnh Hải Hà...
  • Thông qua những tấm gương đó, em nhận thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa để ngày càng sống tốt hơn để trở thành một người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
  • Phương hướng rèn luyện của em: Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt biết vâng lời, lễ phép với người lớn, tham gia các hoạt động lành mạnh, đẩy xa các tệ nạn xã hội...để ngày càng hoàn thiện mình hơn.

2. Viết bài luận

Em hãy viết bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về hành động của vị bác sĩ trong câu chuyện sau đây: (sgk trang 32)

Bài làm:

Đọc xong câu chuyện em thấy, ông bác sĩ quả là một người có đức và có tài. Sở dĩ, em đặt chữ đức lên trước bởi vì ông đã luôn dành hết tâm huyết cho bệnh nhân của mình. Có thể, trong trường hợp đó, ông có thể nhờ một bác sĩ khác, nhưng ông vẫn vội vàng đến bệnh viện và cố gắng hết sức để cứu chữa cho cậu bé trai. Bởi ông biết, mình là bác sĩ mình phải có trách nhiệm cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân, và hơn nữa chính ông vừa trải qua cảm giác mất đi đứa con trai đau khổ như thế nào và ông không muốn chứng kiến người khác cũng rơi vào tình cảnh như ông. Vì cái tâm của lương y mà ông đã bỏ việc riêng và vì việc chung quan trọng hơn. Chính vì vậy mà câu chuyện đã thực sự lay động bao người đọc. Em thực sự rất cảm phục về người bác sĩ này.

Soạn bài 4: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 21. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

.......................................................................

Ngoài Soạn GDCD VNEN 9 bài 4: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn GDCD 9 VNEN

    Xem thêm