GDCD 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Lý thuyết Giáo dục công dân 9 bài 6
Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển tóm tắt lý thuyết quan trọng môn Giáo dục công dân lớp 9 bài 6, giúp các em nắm vững kiến thức được học, đồng thời vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi liên quan trong bài, từ đó ghi nhớ bài học lâu hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo.
A. Giải bài tập GDCD 9 bài 6
- Giải SGK GDCD 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Giải SBT GDCD lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển
B. Lý thuyết GDCD 9 bài 6
1. Thế nào là hợp tác?
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.
- Nguyên tắc hợp tác: Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.
2. Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển
- Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển
- Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại
3. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta
- Coi trọng tăng cường hợp tác trong khu vực và trên thế giới
- Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ
- Giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán, thương lượng
4. Trách nhiệm của học sinh
- Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh
- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nan.
- Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài trong giao tiếp
- Tham gia các hoạt động trong học tập, lao động và các hoạt động tinh thần khác
Bài tập
1. Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vẫn đế bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố...
Trả lời:
- Hợp tác giữa Việt nam và Nhật Bản trong lịch vực môi trường: Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam (VUREA) thực hiện "Chương trình hợp tác, để cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ty thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải."
- Việt Nam - Lào hợp tác nỗ lực xóa đói giảm nghèo: Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo Lào, Ngài Onneua Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác trong công tác xóa đói giảm nghèo của hai nước.
- Việt Nam - Braxin: Tổng thống Bra-xin Luiz Inacio Lula da Silva cho rằng Việt Nam là đồng minh của Bra-xin trong WTO về nông nghiệp và mong muốn đoàn kết với Việt Nam chống đói nghèo.
- Việt - Mĩ phối hợp phòng chống HIV/AIDS: ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
- Việt - Mĩ trao đổi hợp tác an ninh - quân sự: Trong chuyến thăm Việt Nam, chiều 4-12-2007, Đại sứ Stenphen D.Mull, Trợ lí Ngoại trưởng Mĩ phụ trách về vấn đề chính trị - quân sự đã có cuộc gặp gỡ báo chí, khẳng định triển vọng hợp tác an ninh - quân sự hai nước rất tươi sáng, Trong thời gian làm việc ở Việt Nam, Đại sứ Mull đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ công an. Hai bên đã cùng thảo luận về mối quan hệ trong lĩnh vực an ninh. Phía Mĩ chủ trương tăng cường sự cứu trợ giúp cho quân đội và công an Việt Nam về khả năng cứu trợ nhân đạo và đối phó với thảm họa, Hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân.
2. Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta?
Trả lời
Cầu Nhật Tân - Cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện nay bắc qua sông Hồng nối hai bờ phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) và nút giao với đường Nam Hồng (huyện Đông Anh) đang hoàn thiện những khâu cuối cùng như một món quà của nhân dân Nhật Bản dành tặng kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014).
Nói về công trình tầm cỡ làm thay đổi diện mạo phía Bắc Thủ đô này, những cán bộ, kỹ sư, công nhân Việt Nam làm việc trên công trường cầu Nhật Tân luôn dành cho phía đối tác Nhật Bản sự mến phục và tình cảm sâu nặng.
Từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản luôn là nước đứng đầu về tài trợ vốn ODA cho Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước chưa thực sự phát triển, thì nguốn vốn ODA cũng như công nghệ tiên tiến của Nhật Bản đã và sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam.
Theo Ban quản lý dự án 85, Bộ Giao thông Vận tải, nhờ sự giúp đỡ của Nhật Bản, Việt Nam đã xây dựng được nhiều công trình giao thông có quy mô đầu tư lớn, công nghệ thi công phức tạp, phần lớn đều là các công trình rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của cả khu vực như hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cảng Tiên Sa, cầu Cần thơ, cầu Bãi Cháy… và sắp tới là các dự án tuyến đường, cầu Nhật Tân-sân bay Nội Bài, Nhà ga T2-cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) cũng sắp được đưa vào sử dụng.
Mỗi công trình, mỗi dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản là một biểu tượng của sự giúp đỡ mà Chính phủ và nhân dân Nhật Bản dành cho Việt Nam.
Riêng đối với dự án xây dựng cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng đầu tiên nối liền 2 bờ sông Hồng là dự án lớn nằm ở cửa ngõ Thủ đô sau khi hoàn thành, dự án này sẽ kết nối cùng 2 dự án khác cũng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tạo thành trục đường đón bạn bè quốc tế và nhân dân cả nước đến với Thủ đô Hà Nội.
Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, Ban Quản lý dự án 85, đơn vị đại diện chủ đầu tư đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét và thành phố Hà Nội đặt tên cho cây cầu là cầu Nhật Tân và cầu Hữu nghị Việt-Nhật để thể hiện tình hữu nghị và tri ân tình cảm của người dân Nhật Bản.
Bày tỏ tình cảm với những người bạn Nhật Bản, ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc Ban điều hành dự án cầu Nhật Tân cho biết trong quá trình triển khai dự án, không chỉ các nhân viên Việt Nam làm việc cho đối tác Nhật Bản mà các cán bộ, nhân viên Ban Quản lý dự án 85 với vai trò đại diện Chủ đầu tư Bộ Giao thông Vận tải triển khai các công việc trên hiện trường cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản.
Đây là những kinh nghiệm rất quý báu, đặc biệt trong công tác vận hành các dự án có quy mô đầu tư lớn, kỹ thuật tiên tiến và phức tạp.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt năm 2006 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA theo điều kiện STEP của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Tổng chiều dài dự án gần 9km, trong đó cầu Nhật Tân dài khoảng 3,75km và đường hai đầu cầu dài khoảng 5,17km, bề rộng mặt đường 33,2m bố trí 8 làn xe.
Về những khó khăn và nỗ lực của nhà thầu trong quá trình thi công, ông Nguyễn Lê Minh cho biết, ngay từ khâu lập dự án đơn vị thiết kế đã phải tính toán nhiều yếu tố như điều kiện thi công phức tạp; vừa đảm bảo chức năng giao thông vừa là điểm nhấn kiến trúc của công trình và đảm bảo các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của ngành hàng không để lên phương án xem xét, lựa chọn.
Sau khi được các bên đánh giá ưu nhược điểm của các phương án và tham khảo các dự án khác trên thế giới, phương án cầu dây văng liên tục 6 nhịp đã được chọn với 5 trụ tháp của phần cầu chính đại diện cho 5 cửa ô của thành phố Hà Nội chào đón bạn bè quốc tế trên đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố.
Không chỉ đối với các kỹ sư Việt Nam, phần cầu chính của cầu Nhật Tân cũng là cầu dây văng liên tục đầu tiên được thi công bởi các công ty Nhật Bản. Nhờ kinh nghiệm từng thi công nhiều kết cấu tương tự cùng khả năng làm chủ công nghệ, đội ngũ chuyên gia, các nhà thầu, tư vấn Nhật Bản cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, kỹ sư Việt Nam và nhiều nước khác đã có rất nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Đó là áp dụng và phát triển các phần mềm tính toán kết cấu tiên tiến; sử dụng móng cọc ống thép để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng; sử dụng hệ dầm thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép đảm bảo hiệu quả kinh tế-kỹ thuật.
Đến nay, dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu đã cơ bản hoàn thành các gói thầu, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn.
Bày tỏ cảm xúc khi tham gia xây dựng cầu Nhật Tân, ông Tojuro Nishi - Giám đốc Dự án gói thầu số 1 xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc chia sẻ, IHI đã từng xây dựng trên 4.500 cây cầu ở trong nước và trên thế giới, công trình cầu Nhật Tân, do công ty trách nhiệm hữu hạn hệ thống hạ tầng IHI (IIS) liên danh với công ty xây dựng Sumitomo Mitsui thực hiện cũng gặp không ít khó khăn về điều kiện mặt bằng thi công; phải tăng cường nguồn lực để phù hợp với tiến độ rất căng của công trình và những khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Nhưng vượt lên trên là sự vui mừng, hãnh diện vì được tham gia vào dự án xây dựng cây cầu lịch sử này đã giúp nhà thầu đưa công trình về đích đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, trở thành cây cầu biểu tượng của tình hữu nghị.
3. Học xong bài "Hợp tác cùng phát triển”, bạn A và B đã tranh luận với nhau. A cho rằng trong học tập và công việc, nếu hợp tác với những người giỏi hơn thì chúng ta mới có thể phát triển được. Bạn B cho rằng, chỉ nên hợp tác với những người có cùng trình độ như mình. Theo bạn B, nếu hợp tác với những người giỏi hơn hặc kém hơn sẽ không có sự hợp tác bình đẳng.
Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
Trả lời
Các ý kiến trên đều phiến diện và không đầy đủ. Trong học tập và công việc, chúng ta cần phải có sự hợp tác với tất cả mọi người bởi vì bát kì người nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi được cái hay lẫn nhau để cùng nhau phát triển
C. Trắc nghiệm GDCD 9 bài 6
Câu 1: FAO là tổ chức có tên gọi là?
A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
C. Tổ chức lương thực thế giới.
D. Tổ chức y tế thế giới.
Đáp án: C
Câu 2: APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Đáp án: D
Câu 3: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn kỹ thuật và hành chính.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 4: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?
A. 28/7/1995. B. 24/6/1995. C. 28/7/1994. D. 27/8/1994.
Đáp án: A
Câu 5: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?
A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: A
Câu 6: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?
A. 11/2/2006. B. 11/1/2007. C. 13/2/2007. D. 2/11/2006.
Đáp án: B
Câu 7: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?
A. Quan hệ. B. Giao lưu. C. Đoàn kết. D. Hợp tác.
Đáp án: D
Câu 8: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?
A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
B. Hợp tác, hữu nghị.
C. Giao lưu, hữu nghị.
D. Hòa bình, ổn định.
Đáp án: A
Câu 9: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế?
A. 61. B. 62. C. 63. D. 64.
Đáp án: C
Câu 10: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?
A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
.............................
Để xem những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 9 trên VnDoc nhé. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm GDCD 9, Trắc nghiệm GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.
Bài tiếp theo: Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 6