Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 9 bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Giáo dục công dân 9 bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 9, kèm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 bài 16 cho các em học sinh tham khảo luyện tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

A. Lý thuyết GDCD 9 bài 16

1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội

Là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội: Tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội

2. Phương thức thực hiện

- Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội

- Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

3. Ý nghĩa

- Đảm bảo cho công dân có quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí đất nước

- Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội

4. Điều kiện đảm bảo thực hiện

* Nhà nước:

- Quy định bằng pháp luật

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện

* Công dân:

- Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện

- Nâng cao năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt.

Bài tập

1. Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

a. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân

b. Quyền được hưởng chế độ bảo hiểm sức khỏe

c. Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân

d. Quyền được học tập

đ. Quyền được khiếu nại, tố cáo

e. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

g. Quyền tự do kinh doanh

h. Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước

Trả lời:

Các quyền (a), (c), (đ), (h) là quyền thể hiện sự tham gia của công dân về quản lí nhà nước, quản lí xã hội

2. Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a. Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước

b. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người

c. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân

Trả lời

Em tán thành với quan điểm (c). Bởi vì công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và công dân có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

3. Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp?

a. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội

b. Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân địa phương

c. Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương

d. Giám sát hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân địa phương

đ. Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài,...

e. Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Trả lời:

- Các hình thức trực tiếp: (a), (b), (c), (d)

- Các hình thức gián tiếp: (đ), (e)

4. Em cùng các bạn trong nhóm hãy thảo luận và góp ý kiến cho nhà trường và Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở địa phương về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ví dụ: Làm thế nào để đảm bảo quyền vui chơi, giải trí của trẻ em? Làm thế nào để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập? Cần làm gì để xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học? ....(hay bất cứ vấn đề nào mà em thấy là cần thiết và có ích cho trẻ em)

Trả lời:

- Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ, ....Ở địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hóa thiếu nhi,....

- Để trẻ em bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương cần phối hợp để giải tỏa các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke. Phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự,....

- Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục, mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng....Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ lang thang cơ nhỡ được đến trường...

5. Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không?

Theo em, Vân có được quyền tham gia góp ý kiến không? Vì sao? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia góp ý kiến của Vân thể hiện quyền gì của công dân?

Trả lời:

- Bạn Vân có quyền tham gia góp ý kiến bởi vì Vân thực hiện quyền của công dân tham gia góp ý kiến cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường

- Vân có thể tham gia góp ý kiến bằng cách trực tiếp có ý kiến ngay trong buổi tổng kết

- Việc tham gia góp ý kiến thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, đánh giá các hoạt động của các tổ chức xã hội mà cụ thể là Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường

6. Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

Trả lời:

Vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.

7. Khi học bài "Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân", bạn Hải cho rằng: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là của cán bộ và những người lãnh đạo. Những người lao động bình thường thì không có quyền ấy vì họ không phải là cán bộ lãnh đạo.

- Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hải hay không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến của Hải. Bởi vì quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là của tất cả mọi công dân. Điều đó xuất phát từ đặc trưng cơ bản của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

B. Giải bài tập GDCD 9 bài 16

C. Trắc nghiệm GDCD 9 bài 16

Ngoài lý thuyết và giải bài tập SGK Giáo dục công dân 9, VnDoc gửi tới các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 bài 16 cho các em tham khảo, luyện tập, giúp củng cố kiến thức được học trong bài. Tài liệu được để đưới dạng trực tuyến cho các em trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong.

Câu 1: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?

A. Hình thức dân chủ trực tiếp. B. Hình thức dân chủ gián tiếp.

C. Hình thức dân chủ tập trung. D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: A

Câu 2: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

A. 21/5/1990 B. 21/4/1991 C. 21/5/1994. D. 21/5/1993.

Đáp án: D

Câu 3: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Đáp án: D

Câu 4: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Đáp án: B

Câu 5: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử

A. Người bị khởi tố dân sự.

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Tòa án.

C. Người đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Đáp án: A

Câu 6: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền kiểm tra, giám sát.

C. Quyền đóng góp ý kiến.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Đáp án: D

Câu 7: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử

A. Người đang bị quản thúc.

B. Người đang bị tạm giam.

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Đáp án: A

Câu 8: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

A. 1 con đường duy nhất. B. 2 con đường.

C. 3 con đường. D. 4 con đường.

Đáp án: B

Câu 9: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Đáp án: C

Câu 10: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết GDCD 9

    Xem thêm