Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Bài tập môn GDCD lớp 9

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Bài 1: Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển? Nêu ví dụ.

Trả lời

  • Hợp tác là cùng chúng sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
  • Hợp tác dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi không hãm hại đến lợi ích của người khác.

Bài 2: Theo em, vì sao phải hợp tác quốc tế?

Trả lời

Ý nghĩa của sự hợp tác cùng phát triển

  • Bảo vệ môi trường.
  • Hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục đói nghèo, phòng ngừa, đẩy lùi bệnh hiểm nghèo…

Bài 3: Hãy nêu các nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới?

Trả lời

Nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta:

  • Coi trọng, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vự và trên thế giới.
  • Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
  • Bình đẳng cùng có lợi.
  • Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
  • Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Bài 4: Những ý kiến nào dưới đây là đúng?

  1. Hợp tác là lôi kéo người này cùng chống lại người khác, lôi kéo nước này cùng chống lại nước khác.
  2. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lần nhau vì một mục đích tốt đẹp.
  3. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
  4. Hợp tác là sự tranh thủ người khác làm giúp để công việc được nhanh chóng, thuận lợi.
  5. Trong bối cảnh thế giới có nhiều vấn đề bức xúc hiện nay, cần thiết phải có sự hợp tác quốc tế.
  6. Mỗi quốc giadân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài.
  7. Trong học tập, lao động và rèn luyện của họe sinh không cần có sự hợp tác, vì hợp tác sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của học sinh.

Bài 5: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển?

  1. Trong giờ kiểm tra Toán, Lâm và Thành thoả thuận mỗi người làm một số bài, sau đó đổi cho nhau để chép vào bài làm.
  2. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
  3. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép chống lại cán bộ kiểm lâm.
  4. Khi gặp bài khó, Tâm thường nhờ Chính làm hộ.

Trả lời

Bài 4: B, C, E

Bài 5: B

Bài 6: Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Bình và Tú thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: Bình làm một số bài, Tú làm một số bài, sau trao đổi cho nhau để chép vào bài làm.

Câu hỏi

1/ Theo em, hành vi của Bình và Tú có phải là sự hợp tác không? Vì sao?

2/ Hành vi đó có lợi hoặc có hại như thế nào?

Trả lời

1/ Hành vi của Bình và Tú không phải là biểu hiện của sự hợp tác, vì hành vi này không mang lại sự phát triển cho hai bạn

2/ hai bạn không thể học giỏi được nếu không tự mình làm bài tập, rồi sau đó cùng nhau trao đổi

Bài 7: Trong giờ ôn tập học kì II, cô giáo dạy môn Giáo dục công dân đưa ra 20 câu hỏi để cả lớp làm đề cương chuẩn bị kiểm tra học kì. Lan - Tổ trưởng tổ 1 đã đưa ra sáng kiến chia số câu hỏi cho 4 tổ chuẩn bị, mỗi tổ 5 câu, sau đó phô tô cho cả lớp.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với ý kiến của Lan không? Vì sao?

2/ Là một thành viên trong lớp, em sẽ làm gì?

Trả lời

1/ Em không đồng ý với ý kiến của Lan vì ý kiến của Lan không phù hợp với yêu cầu của hợp tác cùng phát triển.Mỗi người phải tự làm đề cương, tự ôn thì mới có kiến thức thực sự

2/ Em sẽ tự làm đề cương cô ra để có thể ôn lại kiến thức chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.

Bài 8: Mai là học sinh giỏi của lớp. Trong các giờ thảo luận nhóm. Mai lại thường im lặng và lơ đãng với ý kiến mọi người. Có bạn hỏi tại sao như vậy, Mai trả lời rằng, vì các ý kiến của các bạn không có gì mới.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về việc làm của Mai?

2/ Theo em, người học giỏi có cần hợp tác với các bạn khác không? Vì sao?

Trả lời

1/ Việc làm của Mai là không được, cần phải thảo luận với bạn để có thể tìm ra phương pháp học tập mới nhất

2/ Thảo luận nhóm là phương pháp học tập tốt nhất để học sinh rèn kĩ năng hợp tác, trong đó học sinh trao đổi, thảo luận để tìm ra kết quả chung cho cả nhóm. Học sinh giỏi cũng cần phải hợp tác với các bạn trong lớp

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 9

    Xem thêm