Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

Bài tập môn GDCD lớp 9

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỷ luật

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Bài 1: Em hiểu thế nào là hoà bình? Thế nào là bảo vệ hoà bình?

Trả lời

Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.

Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán đễ giải quyết mọi mâu thuẫn xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Bài 2: Theo em, vì sao cần phải bảo vệ hoà bình?

Trả lời

  • Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người;
  • Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán.
  • Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và toàn nhân loại Vì ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến, đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xung đột vũ trang tại nhiều nơi trên thế giới.
  • Là dân tộc yêu chuộng hoà bình, chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lí trên toàn thế giới.

Bài 3: Bảo vệ hoà bình có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

Chúng ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh vì ko ai muốn chiến tranh xảy ra. Chiến tranh ko những gây mất đoàn kết giữa các nước mà còn phá hoại đất nước, nhà cửa và làm hao tổn nhiều của cải, vật chất. Không những thế, một khi chiến tranh xảy ra, những người dân hi sinh vô tội là điều xảy ra hiển nhiên. Ai sinh ra trong cuộc đời này cũng có quyền được sống và được bảo vệ mạng sống của mình. Vậy ai cho chiến tranh có quyền cướp đi những mạng sống quý giá đó

Bài 4: Em hãy nêu các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sổng?

Trả lời

Biểu của lòng yêu hòa bình:

  • Giữ gìn cuộc sống bình yên.
  • Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.
  • Không để xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang.

Bài 5: Hãy chọn ý đúng và đánh dấu x vào cột tương ứng.

Mục đích chiến tranh

Chiến tranh chính nghĩa

Chiến tranh phi nghĩa

A. Bảo vệ Tổ quốc mình

B. Xâm lược quốc gia khác

C. Chống xâm lược từ quốc gia khác

D. Bảo vệ hoà bình

E. Giữ gìn sự bình yên cho đất nước

G. Phá hoại hoà bình

Bài 6: Sắp xếp các từ dưới đây vào hai cột và nêu nhận xét về sự đối lập giữa chiến tranh và hoà bình.

(Yên bình, đau thương, bệnh tật, ấm no, hạnh phúc, đói nghèo, chết chóc, tang thương, đoàn tụ, phát triển, chậm tiến, thảm hoạ, khát vọng, thân thiện)

Nhận xét.

Bài 7: Những hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu hoà bình?

A. Đàm phán để giải quyết mâu thuẫn

B. Tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau

C. Đối xử thân thiện với mọi người

D. Ép buộc người khác theo ý mình

E. Giải quyết bất đồng bằng thương lượng

G. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

H. Thông cảm và chia sẻ với mọi người

I. Nói xấu lẫn nhau

Bài 8: Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hoà bình vào năm nào?

A. 1999 B. 2000 C. 2001 D. 2002

Bài 9: Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố nào sau đây của Nhật?

A. Tô-ky-ô B. Hi-rô-shi-ma C. O-sa-ka D. Na-gôi-a

Bài 10: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai ?

  1. Những nước có tiềm lực quân sự mạnh
  2. Những nước giàu có
  3. Toàn nhân loại
  4. Những nước đã từng bị chiến tranh

Trả lời:

Bài 5

Chiến tranh chính nghĩa: A, C, D, E

Chiến tranh phi nghĩa: B, G

Bài 6

Hòa bình: Yên bình, ấm no, hạnh phúc, đoàn tụ, phát triển, khát vọng, thân thiện

Chiến tranh: đau thương, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc, tang thương, chậm tiến, thảm họa

Bài 7: A, B, C, E, H

Bài 8: A

Bài 9: B

Bài 10: C

Bài 11: Hùng là một học sinh có thân hình cao to trong lớp. Cậu ta hay tò chức nhóm bạn sang gây gổ với các bạn lớp khác. Có hôm, Hùng đánh một bạn bị chảy máu mũi, thầy hiệu trưởng phải gọi Hùng lên văn phòng để kiểm điểm, các thầy cô giáo rất lấy làm phiền lòng, còn các bạn trong lớp thì dần xa lánh Hùng.

Câu hỏi:

1 / Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng.

2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ góp ý gì cho Hùng?

Trả lời

1/ Hùng có biểu hiện hay dùng vũ lực trong quan hệ với bạn bè, trái với biểu hiện sống hoà thuận mà mỗi học sinh cần phải rèn luyện.

2/ Em sẽ khuyên Hùng là bạn bè với nhau thì nên sống hòa thuận, vui vẻ, cùng tiến bộ, giúp đỡ nhau trong học tập.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 9

    Xem thêm