Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỷ luật

Bài tập môn GDCD lớp 9

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỷ luật được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 1: Chí công vô tư

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

Bài 1: Em hiểu thế nào là dân chủ? Thế nào là kỉ luật?

Trả lời

  • Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc tập thể, xã hội, được biết, được tham gia bàn bạc, góp phần giám sát những công việc chung của tập thể, của xã hội.
  • Kỷ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội. Nhằm tạo sự thống nhất hành động được chất lượng, hiệu quả trong công việc.

Bài 2: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời

Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật:

  • Dân chủ để mọi người phát huy sự đóng góp của mình vào công việc chung
  • Kỷ luật là điều kiện đảm bải cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

Bài 3: Dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

Ý nghĩa:

Dân chủ và kỷ luật tọa ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động, tạo cơ hội cho mọi người phát triển.. có mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động xã hội.

Bài 4: Em cần thực hiện quyền dân chủ và chấp hành kỉ luật của tập thể như thế nào?

Trả lời

Rèn luyện:

  • Mọi người cần tự giác chấp hành tính dân chủ và kỷ luật
  • Phát huy tính dân chủ.

Bài 5: Em tán thành những ý kiến nào dưới đây?

  1. Dân chủ là được tham gia bàn bạc công việc chung.
  2. Kỉ luật làm hạn chế tinh thần dân chủ.
  3. Có kỉ luật, dân chủ mới được thực hiện có hiệu quả.
  4. Dân chủ là được làm tất cả những gì mình thích.
  5. Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.

Bài 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính dân chủ?

  1. Chỉ cho người được chỉ định trước phát biểu ý kiến.
  2. Giám đốc tự quyết định mọi vấn đề trong công ty.
  3. Bàn bạc tập thể trước khi quyết định vấn đề chung.
  4. Ban chỉ huy Chi đội tự lên danh sách đề cử cho Đại hội Chi đó.

Trả lời

Bài 5: A, C, E

Bài 6: C

Bài 7: Ông Nam mới được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố. Hai ngày sau, ông dán ở bảng tin tờ thông báo về việc thay đổi một số nội quy khu tập thể. Nhiều người đọc thông báo nhưng không đồng tình vì họ cho rằng việc tha đổi nội quy phải được bàn bạc trong cuộc họp trước khi ra thông báo.

Cảu hỏi:

1 / Theo em, việc làm của ông Nam là đúng hay sai? Vì sao?

2/ Nếu em là một công dân sống cùng tổ dân phố với ông Nam sẽ xử sự như thế nào khi đọc được thông báo đó? Vì sao?

Trả lời

1/ Việc làm của ông Nam là thiếu tính dân chủ. Cần phải bàn bạc trong tổ dân phố trước khi thay đổi nội quy khu tập thể.

2/ Em sẽ góp ý cho tổ trưởng dân phố là phải xin ý kiến đóng góp chứ không được tự ý ra quyết định.

Bài 8: Trong buổi sinh hoạt lớp sơ kết tuần đầu tiên của năm học mới, cô Chủ nhiệm mời bạn Lớp trưởng lên tổng kết tình hình lớp trong tuần qua. Sau khi lớp trưởng nêu tên một số bạn vi phạm kỉ luật, Minh đứng lên phát biểu rằng bạn Lớp trưởng cũng vài lần không làm bài tập và như vậy là chưa gương mẫu. Bạn Lớp trưởng tỏ vẻ bất bình với ý kiến của Minh, vì cho rằng chỉ có Lớp trưởng mới có quyền theo dõi các bạn, còn các bạn không có quyền theo dõi lớp trưởng.

Câu hỏi

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn lớp trưởng không? Vì sao?

2/ Bạn Minh làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

3/ Theo em, trong tình huống ấy, cô giáo chủ nhiệm sẽ xử sự như thế nào?

Trả lời

Bạn Lớp trưởng cần phải gương mẫu khi đi học và cần nêu tên mình mới đúng. Các bạn cũng có quyền theo dõi lớp trưởng. Như vậy mới đảm bảo tính dân chủ và kỉ luật

Bài 9: Nhà bà My nằm trên mặt đường một phố lớn ở trung tâm Hà Nội. Mặc dù có quy định cấm để xe bừa bãi trên vỉa hè, nhưng bà My vẫn cho khách vào ăn sáng để xe kín khu vực vỉa hè trước cửa hàng nhà bà.

Câu hỏi:

1/ Em đánh giá như thế nào về việc làm của bà My?

2/ Nếu gia đình em ở trong hoàn cảnh như bà My, em sẽ xử sự như thế nào?

Trả lời

Bà My không chấp hành quy định về cấm để xe trên vỉa hè, bà đã vi phạm kỉ luật về giữ gìn trật tự vỉa hè đường phố

Bài 10: Em hãy quan sát cuộc sống xung quanh mình và nêu những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết?

Trả lời

Những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết: Tự ý ra quyết định mà không hỏi ý kiến của ai

  • Bác tổ trưởng dân phố, tự ý quyết định mỗi gia đình đóng góp 20.00đ đi thăm các gia đình khó khăn.
  • Bạn lớp trưởng trong lớp không gương mẫu, nhưng mà không cho các bạn khác đóng góp ý kiến vào các hoạt động lớp.

Bài 11: Có ý kiến cho rằng, trong trường học phải thắt chặt kỉ luật với học sinh mà không cần có tinh thần dân chủ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời

Em hoàn toàn không đồng ý với ý kiến đó, tỏng nhà trường, ngoài việc thắt chặt tính kỷ luật thì cũng phải có tính dân chủ. Mọi học sinh đều được nói nên nguyện vọng, tâm tư của mình, được phát biểu ý kiến, được tham gia các hoạt động.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 9

    Xem thêm