Đây là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội | Đây không phải là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội | Không biết |
|
|
Soạn GDCD VNEN 9 bài 9: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của nhân dân
Bài 9: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của nhân dân
Soạn GDCD VNEN 9 bài 9: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của nhân dân được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi nằm trong chương trình SGK môn GDCD lớp 9. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn rút ngắn thời gian soạn bài. Mời các bạn cùng tham khảo
- Soạn GDCD VNEN 9 bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Soạn GDCD VNEN 9 bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội
- Soạn GDCD VNEN 9 bài 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
- Soạn GDCD VNEN 9 bài 8: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
A. Hoạt động khởi động
Nhận diện
a. Em hãy ghi nhận định của em về các quyền dưới đây vào ô tương ứng trên bảng:
- Quyền bầu cử đại biểu quốc hội
- Quyền được chăm sóc sức khoẻ
- Quyền được ứng cử vào Hội đồng nhân dân
- Quyền được học tập, được sáng tạo
- Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Quyền tự do kinh doanh
- Quyền giám sát của hoạt động cơ qian nhà nước
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Đây là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội | Đây không phải là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội | Không biết |
b. Cùng thảo luận
Em hiểu thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Dựa vào đâu để nhận biết về quyền này?
- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là: Tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội.
- Nhận biết quyền này bằng những từ ngữ như: quyền ứng cử, quyền bầu cử, quyền khiếu nại, quyền giám sát...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
Đọc những tình huống dưới đây và đánh dấu X vào các quyền tương ứng
Tình huống | Quyền tham gia xây dựng nhà nước và các tổ chức xã hội | Quyền tham gia bàn bạc, thảo luận các vấn đề chung của đất nước, địa phương | Quyền tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. |
Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu quốc hội khoá XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016 - 2021 | |||
Anh H thấy mình đủ các điều kiện theo pháp luật quy định đồng thời được người thân ủng hộ, nên đã ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. | |||
Mọi người trong tổ dân phố X tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng Quỹ khuyến học cho trẻ em trong khi phô | |||
Các thầy, cô giáo của Trường tiểu học M viết các ý kiến đóng góp cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung. | |||
Anh A tố cáo ông H về hành vi tham nhũng trong cơ quan | |||
Ông K thay mặt nhân dan huyện X chất vấn đại biểu quốc Hội về vấn đề an toàn thực phẩm | |||
Bà X thay mặt nhân dân xã Y của huyện X chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân về giải pháp ứng phó với tình trạng sụt lở đất do nạn khai thác cát trái phép. |
Tình huống | Quyền tham gia xây dựng nhà nước và các tổ chức xã hội | Quyền tham gia bàn bạc, thảo luận các vấn đề chung của đất nước, địa phương | Quyền tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. |
Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu quốc hội khoá XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016 - 2021 | x | ||
Anh H thấy mình đủ các điều kiện theo pháp luật quy định đồng thời được người thân ủng hộ, nên đã ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. | x | ||
Mọi người trong tổ dân phố X tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng Quỹ khuyến học cho trẻ em trong khi phô | x | ||
Các thầy, cô giáo của Trường tiểu học M viết các ý kiến đóng góp cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung. | x | ||
Anh A tố cáo ông H về hành vi tham nhũng trong cơ quan | x | ||
Ông K thay mặt nhân dân huyện X chất vấn đại biểu quốc Hội về vấn đề an toàn thực phẩm | x | ||
Bà X thay mặt nhân dân xã Y của huyện X chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân về giải pháp ứng phó với tình trạng sụt lở đất do nạn khai thác cát trái phép. | x |
b. Trao đổi với bạn ngồi cạnh các quy định của pháp luật theo thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi:
- Vì sao công dân có quyền quản lí nhà nước và xã hội?
- Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?
Công dân có quyền quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhà nước "của dân, do dân và vì dân", vì vậy việc tham gia bộ máy quản lý nhà nước nhằm phát huy tích cực quyền làm chủ của mọi công dân dưới chế độ XHCN, nhà nước đảm bảo công dân thực hiện quyền dân chủ của mình trên nguyên tắc "Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra".
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách:
- Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội.
- Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
c. Đọc đoạn hội thoại dưới đây và giải quyết tranh luận:
Nếu là nhà tư vấn, em sẽ giải quyết cuộc tranh luận trên như thế nào?
Ba bạn An, Thảo và Nam nói đều có những ý đúng của riêng mỗi bạn. Nhưng chung quy lại là:
Pháp luật quy định, quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo công dân thực hiện quyền làm chủ cũng như thực hiện trách nhiệm công dân đối với nhà nước và xã hội. Nhà nước luôn đảm bảo và tạo mọi điều kiện để phát huy quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của nhân dân.
d. Đọc thông tin, quan sát các hình ảnh để hoàn thành phiếu học tập số 2
Câu hỏi | Trả lời |
1. Theo quy định tại điều 10 và điều 13 - Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thì việc nhân dân được tham gia quyết định trực tiếp những vấn đề chung sẽ đem lại lợi ích như thế nào? | |
2. Các hoạt động trong hình ảnh (1), (2) và (3) được tổ chức nhằm mục đích gì? | |
3. Công dân có cần thiết phải tham gia các hoạt động này không? Vì sao? |
Câu hỏi | Trả lời |
1. Theo quy định tại điều 10 và điều 13 - Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thì việc nhân dân được tham gia quyết định trực tiếp những vấn đề chung sẽ đem lại lợi ích như thế nào? | Theo quy định tại điều 10 và điều 13 - Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thì việc nhân dân được tham gia quyết định trực tiếp những vấn đề chung sẽ đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. |
2. Các hoạt động trong hình ảnh (1), (2) và (3) được tổ chức nhằm mục đích gì? | Hình (1): Kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng Hiến pháp ngày càng hoàn thiện. Hình (2): Kêu gọi mọi người cùng chung tay hiến máu cứu người. Hình (3): Mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình bầu chọn ra những người có tài, có đức để lãnh đạo đất nước đi lên. |
3. Công dân có cần thiết phải tham gia các hoạt động này không? Vì sao? | Công dân cần phải tham gia các hoạt động này vì đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi người nhằm chung tay xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. |
2. Tìm hiểu các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
a. Sắp xếp những hình ảnh dưới đây vào bảng cho phù hợp:
Tham gia quản lí nhà nước và xã hội trực tiếp | Tham gia quản lí nhà nước và xã hội gián tiếp |
b. Thảo luận theo nhóm để chỉ ra đặc điểm của từng hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Tham gia quản lí nhà nước và xã hội trực tiếp | Tham gia quản lí nhà nước và xã hội gián tiếp |
Hình 1, hình 3, hình 4, hình 6 | Hình 2, hình 5 |
b. Đặc điểm của từng hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là:
- Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội.
- Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
a. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Nhà nước quản lí xã hội bằng công cụ gì?
- Các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi làm việc với nhân dân cần có thái độ như thế nào?
- Nhà nước quản lí xã hội bằng Hiến pháp và Pháp luật.
- Các cán bộ, công thức, viên chức nhà nước khi làm việc với nhân dân cần phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
b. Tư vấn pháp luật:
Tai nơi cư trú, bác Tổ trưởng tổ dân phố yêu cầu mỗi nhà góp 500.000 đồng để xây dựng quỹ Khuyến học. Theo em, bác Tổ trưởng làm như vậy là đúng hay sai? Nếu là An, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
Theo em, bác tổ trưởng làm như vậy là không đúng. Trong trường hợp này, nếu là An em sẽ xin phép bác đóng góp ý kiến là bác nên họp tổ dân phố để thống nhất ý kiến của mọi người bởi đây là quyền và nghĩa vụ của mọi người trong tổ dân cư.
Ông K là giám đốc của một doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, ông thường xuyên đi sớm về muộn, sử dụng của doanh nghiệp vào mục đích cá nhân. Chị C (là nhân viên) nhiều lần phát hiện sự việc, song lại e sợ bị đuổi việc nên không dám nói. Nếu là chị C, trong tình huống đó em sẽ làm gì?
Nếu là chị C, em sẽ ý kiến trực tiếp với cấp trên (tổng giám đốc) về những việc làm của giám đốc để cấp trên xem xét và xử lí mọi việc.
Anh M được người thân ủng hộ và thấy mình đủ điều kiện theo quy định của pháp luận nên có dự định sẽ tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong đợt này. Thấy vậy, bác T (hàng xóm với anh): "Thôi cháu à, người ta có nhiều tiền, có địa vị cao mới ra ứng cử cũng chẳng trúng được đâu, chỉ phí công phí sức". Nếu là anh M, trong tình huống đó em sẽ nói gì với bác T?
Nếu là anh M, trong tình huống đó em sẽ nói với bác T là: Mọi người ủng hộ và cháu cảm thấy đủ năng lực nên cháu sẽ vẫn ứng cử ạ. Còn được trúng tuyển hay không thì dựa vào sự bổ nhiệm của mọi người. Còn cháu nghĩ, cháu làm như vậy là quyền và nghĩa vụ của cháu, của một công dân đối với công việc xây dựng đất nước.
Chị B và bạn cùng đi bầu cử đại biểu Quốc Hội, thế nhưng chị lại không hề đọc và tìm hiểu thông tin về các đại biểu. Chị nói với bạn: "Ôi dào, mình cứ gạch bừa đi cho xong rồi về". Theo em, việc làm của chị B là đúng là hay sai? Vì sao? Nếu là bạn của chị B, trong tình huống đó em sẽ nói gì với chị B?
Theo em, chị B làm như vậy là không đúng.
Nếu em là bạn chị B, em sẽ nói với chị rằng: Được đi bầu cử đại biểu quốc hội là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân từ 18 tuổi trở lên. Nhà nước đã tạo điều kiện cho mình quyền được bầu cử, được xây dựng bộ máy nhà nước thì đồng nghĩa việc mình có trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, đó là tìm ra những người có tài, có tâm để cống hiến cho đất nước chứ mình không nên chọn bừa như vậy được.
C. Hoạt động luyện tập
1. Lựa chọn phương án đúng
Trong các quyền dưới đây của công dân, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước và quản lí xã hội?
A. Quyền bầu cử đại biểu quốc hội
B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền tự do kinh doanh
D. Quyền được phát triển
Trong các quyền dưới đây của công dân, quyền thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước và quản lí xã hội là:
Đáp án: A. Quyền bầu cử đại biểu quốc hội
2. Hoàn thiện khái niệm
Em hãy điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ phù hợp:
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của công dân tham gia........ bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia ........, tổ chức ........, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội".
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của công dân tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội".
3. Nhận định
Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp? Giải thích vì sao?
Quyền | trực tiếp | gián tiếp | giải thích |
1. Tự ứng cử vào Quốc hội | |||
2. Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội | |||
3. Chất vấn đại biểu quốc hội | |||
4. Khiếu nại về việc làm sai trái của cơ quan quản lí nhà nước | |||
5. Tham gia đóng góp ý kiến khi Nhà nước tiến hành trưng cầu ý kiến |
Quyền | trực tiếp | gián tiếp | giải thích |
1. Tự ứng cử vào Quốc hội | x | Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội. | |
2. Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội | x | Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội. | |
3. Chất vấn đại biểu quốc hội | x | Trình bày ý kiến, nguyện vọng của dân lên cấp trên thông qua đại biểu quốc hội. | |
4. Khiếu nại về việc làm sai trái của cơ quan quản lí nhà nước | x | Khiếu nại thông qua cơ quan có thẩm quyền | |
5. Tham gia đóng góp ý kiến khi Nhà nước tiến hành trưng cầu ý kiến | x | Đóng góp ý kiến trực tiếp của mình |
4. Xác định ai có quyền
Tình huống 1: Trang 79 sgk
Câu hỏi:
- Theo em, Vân có quyền tham gia đóng góp ý kiến không? Vì sao?
- Vân có thể tham gia đóng góp ý kiến bằng cách nào?
Bạn Vân có quyền tham gia đóng góp ý kiến của mình vì bạn Vân cũng là một công dân của phường/ xã đó. Do đó, bạn Vân cũng có quyền đóng góp quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Nếu muốn đóng góp ý kiến, bạn Vân có thể đóng góp ý kiến trực tiếp ở buổi tổng kết ở phần "ý kiến của người dân" hoặc bạn có thể đóng góp ý kiến bằng cách gửi thư vào hòm thư của phường/ xã.
Tình huống 2: (sgk trang 79)
Câu hỏi:
Em có đồng ý với ý kiến của bạn Hải không? Vì sao?
Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hải vì đã là công dân của nước Việt Nam thì ai cũng có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ,không phân biệt tầng lớp, công việc,.... Mọi người có thể quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.
5. Tư vấn pháp luật
Tình huống (sgk trang 80)
Câu hỏi:
- Anh M suy nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?
- Theo em, việc tổ chức họp tổ dân phố có ý nghĩa như thế nào? Em sẽ làm gì để giúp anh M thấy được ý nghĩa của hoạt động này?
Anh M suy nghĩ như vậy là không đúng vì: tham gia các cuộc họp ở thôn xóm là hình thức tham gia quản lí xã hội, là dịp để mỗi công dân thể hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với xã hội, qua đó mà đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Theo em, việc tổ chức họp ở thôn, bản, tổ dân phố có ý nghĩa là nơi để thông báo, trình bày những chính sách của cấp trên xuống đồng thời cũng là nơi người dân có cơ hội để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để góp phần đưa thôn, xóm, khu dân cư ngày càng phát triển.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm
Tim hiểu thông tin về quyền bầu cử, ứng cử một số quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mĩ
Ví dụ mẫu: quy trình bầu cử tổng thống ở Mĩ:
Giai đoạn khởi đầu
Một chính trị gia có tham vọng trở thành tổng thống Hoa Kỳ sẽ thành lập một uỷ ban. Uỷ ban này sẽ tìm hiểu, thăm dò triển vọng của vị chính trị gia đó và quyên góp tiền bạc để vận động tranh cử.
Giai đoạn vận động ứng cử
Đây là giai đoạn các ứng viên (thuộc cùng một đảng) cạnh tranh trong nội bộ đảng để được chọn là ứng viên duy nhất ra tranh chức tổng thống với đảng khác. Các ứng viên tổ chức vận động ở các tiểu bang để kêu gọi cử tri ủng hộ mình. Tại mỗi bang, cử tri qua cuộc bầu cử sơ bộ chọn ra đại diện của tiểu bang đi dự đại hội đảng toàn quốc.
Bầu cử sơ bộ
Bầu cử sơ bộ thuộc về truyền thống chính trị của Hoa Kỳ. Nhiều người Mỹ cho đây là công cụ dân chủ để người dân có thể gây ảnh hưởng vào việc lựa chọn người lãnh đạo nước. Những người đứng đầu đảng ít có ảnh hưởng đến chương trình hoạt động và việc lựa chọn người ra tranh cử. Qua cuộc bầu cử sơ bộ, cử tri có được nhiều lựa chọn và có thể thử khả năng người ứng cử xem có thích hợp với chức vụ tổng thống.
Giai đoạn tổ chức đại hội đảng
Đại hội đảng tổ chức vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống để chọn ứng viên ra tranh chức tổng thống. Thường thì trước khi diễn ra đại hội người ta đã biết ứng viên nào được tuyển chọn dựa vào các cuộc vận động của các ứng viên tại các tiểu bang và qua những cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng. Ứng viên chiến thắng sẽ chọn một người cùng ra tranh chức Phó tổng thống, thường là một trong số những người thua cuộc.
Giai đoạn vận động tranh cử
Đây là giai đoạn quyết định trong quá trình tranh cử tổng thống. Đây là thời điểm ứng viên của hai đảng đối đầu trực tiếp với nhau. Hai ứng viên tổ chức những hoạt động quảng cáo, tuyên truyền nhằm lôi kéo sự ủng hộ. Và cử tri cũng rất quan tâm tới các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai ứng viên. Một trong các hoạt động quan trọng của tiến trình vận động tranh cử là tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa hai ứng cử viên có lượng người ủng hộ cao nhất.
Đa số các bang đã thể hiện sự ủng hộ cho ứng viên nào. Tuy nhiên, một vài bang đến giờ chót vẫn chưa thể hiện sự ủng hộ cho ứng viên nên được gọi là "bang giờ chót". Vài tuần cuối trước khi bầu cử, các ứng viên sẽ tập trung vận động ở các bang này.
Giai đoạn tiến hành bầu cử
Cuộc bầu chọn tổng thống Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày thứ Ba sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11.
Tổng số đại cử tri của Hoa Kỳ là 538 người. Một ứng viên muốn trở thành tổng thống phải giành được số phiếu tối thiểu là 270. Việc sử dụng Đại cử tri thay cho việc Cử tri phổ thông bầu trực tiếp tổng thống có nguyên nhân lịch sử và xã hội. Do trong quá khứ, lãnh thổ Hoa Kỳ quá rộng lớn khiến cho việc Cử tri phổ thông đi bầu trực tiếp gặp nhiều khó khăn nên Chính quyền mới sử dụng phương pháp bầu gián tiếp thông qua Đại cử tri. Việc này sẽ giúp quá trình kiểm phiếu nhanh hơn khi số lượng phiếu được kiểm thấp hơn rất nhiều (299 phiếu so với dân số nhiều triệu người của Hoa Kỳ lúc mới lập quốc).
Soạn GDCD VNEN 9 bài 9: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của nhân dân - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 71. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
.......................................................................
Ngoài Soạn GDCD VNEN 9 bài 9: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của nhân dân. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt