Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn GDCD VNEN 9 bài 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Bài 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Soạn GDCD VNEN 9 bài 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình được VnDoc sưu tầm và đăng tải giới thiệu tới các bạn học sinh, với lời giải ngắn gọn chi tiết giúp các bạn học sinh học tốt môn GDCD lớp 9. Mời các bạn tham khảo

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

1. Nhận diện hôn nhân

a. Em hãy đọc và chỉ ra quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình trong những tình huống sau:

Trong những tình huống trên quan hệ hôn nhân nào là đúng với nhận định: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

Bài làm:

a. Quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình trong những tình huống trên là:

  • Tình huống 1: Quan hệ gia đình
  • Tình huống 2: Quan hệ hôn nhân (anh T và chị M) va quan hệ gia đình (chị K và anh T)
  • Tình huống 3: Quan hệ hôn nhân

Trong những tình huống trên quan hệ hôn nhân ở tình huống thứ ba là đúng với nhận định: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

b. Đọc thông tin, thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1

Câu hỏiTrả lời
1. Hôn nhân của Giàng A Cánh có xuất phát từ tình yêu không? Vì sao?

2. Cuộc sống gia đình của Giàng A Cánh gặp những khó khăn gì?

3. Theo em, hôn nhân của Giàng A Cánh có phải tảo hôn không? Em hiểu như thế nào về tảo hôn? Tảo hôn có thể gây ra những hậu quả gì?

Bài làm:
Câu hỏiTrả lời
1. Hôn nhân của Giàng A Cánh có xuất phát từ tình yêu không? Vì sao?Hôn nhân của Giàng A Cánh không xuất phát từ tình yêu vì đó chỉ là cô vợ mà A Cánh không biết từ trước được bố mẹ bắt về rồi chung sống sinh con.

2. Cuộc sống gia đình của Giàng A Cánh gặp những khó khăn gì?

Khó khăn của gia đình Giàng A Cháng là: Nhà nghèo, con hai đứa không đủ ăn đủ mặc, vợ không biết chữ phải đi làm nương, chồng ở nhà trông con...

3. Theo em, hôn nhân của Giàng A Cánh có phải tảo hôn không? Em hiểu như thế nào về tảo hôn? Tảo hôn có thể gây ra những hậu quả gì?

Theo em, hôn nhân của Giàng A Cánh phải tảo hôn.

Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn.

Hậu quả của tảo hôn:

  • Lấy chồng (vợ) sớm sức khỏe không đảm bảo, phải sống xa gia đình, kinh nghiệm bản thân chưa có, chưa đủ khả năng lo cho cuộc sống của mình và con cái, vợ chồng trẻ con nên dễ tranh cãi và tan vỡ hạnh phúc.
  • Trở thành gánh nặng cho gia đình
  • Là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

2. Tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân

a. Thảo luận theo nhóm điều luật sau để hoàn thành phiếu học tập số 2:

Quan điểm/ ý kiếnĐồng ýKhông đồng ýGiải thích
1. Cha mẹ có quyền quyết định hôn nhân của con
2. Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính
3. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu có hoặc có địa vị cao mới có hạnh phúc
4. Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp;
5. Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên
6. Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con;
7. Công dân nước ngoài không được kết hôn với công dân Việt Nam
8. Sau khi kết hôn, vợ phải từ bỏ tôn giáo của mình để theo tôn giáo của chồng
9. Nếu vợ chồng bình đẳng sẽ không có trật tự trong gia đình.
10. Người chồng có quyền quyết định số con trong gia đình.
Bài làm:

a. Thảo luận theo nhóm điều luật sau để hoàn thành phiếu học tập số 2:

Quan điểm/ ý kiếnĐồng ýKhông đồng ýGiải thích
1. Cha mẹ có quyền quyết định hôn nhân của conxVì hôn nhân dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyên của hai người, gia đình chỉ mang tính chất đóng góp ý kiến.
2. Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chínhxVì luật hôn nhân và gia đình đã nêu rõ như vậy.
3. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu có hoặc có địa vị cao mới có hạnh phúcxVì hạnh phúc được xây dựng bởi hai yếu tố vật chất và tình thần. Có thể có nhiều tiền nhưng vợ chồng không hoà hợp, yêu thương thì không thể hạnh phúc.
4. Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp;xVì hôn nhân của hai người nhưng tương lai là của một gia đình, dòng họ và xã hội. Vì vậy, khi lấy vợ, lấy chồng cần có sự góp ý của gia đình, dòng họ....
5. Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lênxVì đó là điều mà pháp luật cho phép và công nhận
6. Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con;xVì phụ nữ sinh con quá sớm, cơ thể phát triển chưa đầy đủ sinh con yếu đuối, dễ bệnh tật và chưa đủ khả năng chăm sóc và nuôi dạy con cái.
7. Công dân nước ngoài không được kết hôn với công dân Việt NamxVì pháp luật đã nêu rõ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.
8. Sau khi kết hôn, vợ phải từ bỏ tôn giáo của mình để theo tôn giáo của chồngxx

Tán thành vì một số tôn giáo có quy định sẵn vợ lấy chồng về sẽ theo đạo bên chồng.

Không tán thành vì nếu chồng theo tôn giáo khác và không bắt vợ phải theo thì vợ vẫn có quyền theo tôn giáo cũ bình thường, thể hiện sự bình đẳng tôn giáo hai bên.

9. Nếu vợ chồng bình đẳng sẽ không có trật tự trong gia đình.xVì bình đẳng ở đây không có nghĩa la quyền lực ngang nhau mà bình đẳng trong công việc, trong việc chăm con cái. Còn những chuyện quan trọng và trụ cột gia đình vẫn là người chồng.
10. Người chồng có quyền quyết định số con trong gia đình.xVì quyết định số con là do cả vợ lẫn chồng.

Dựa vào phiếu học tập số 1 và 2, các nhóm trao đổi trước lớp để thống nhất ý kiến về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay.

Bài làm:

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay:

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

b. Đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • Anh Tuấn và chị Lan muốn kết hôn thì cần phải đảm bảo những điều kiện gì?
  • Đám cưới của anh Tuấn và chị Lan có vi phạm pháp luật không? Tại sao?
  • Theo em, mỗi người cần có thái độ như thế nào trong tình yêu và hôn nhân? Vì sao?
Bài làm:
  • Anh Tuấn và chị Lan muốn kết hôn thì cần phải đảm bảo điều kiện: Hai người người yêu nhau trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.
  • Đám cưới của anh Tuấn và chị Lan có vi phạm pháp luật vì theo khoản 13, điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: Cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời “... anh chị em con chú, con bác...”
  • Theo em, hôn nhân là việc hệ trọng nên mỗi người cần phải xem kĩ càng, lựa chọn đúng người, đúng theo quy định của pháp luật. Có như vậy, gia đình mới được hoà thuận và hạnh phúc.

II. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

a. Thảo luận theo nhóm để giải quyết tình huống sau:

  • Câu chuyện của chị Tâm có phổ biến trong xã hội hiện nay không?
  • Thái độ và cách ứng xử của chồng và các con đối với chị Tâm như thế nào khi chị ở nhà làm nội trợ?
  • Theo em, mong muốn của chị Tâm có thể được giải quyết không? Những quy định pháp luật nào có thể giúp được chị?
Bài làm:

Em thấy, câu chuyện của chị Tâm rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

Khi chị Tâm ở nhà làm nội trợ chồng và con không quan tâm nhiều đến chị, khiến chị cảm thấy mình là người dư thừa.

Theo em, mong muốn đi làm lại của chị Tâm vẫn có thể giải quyết được. Bởi theo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân là phải:

  • Bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.
  • Tôn trọng danh dự nhân phẩm nghề nghiệp của nhau.

Vì vậy, khi việc gia đình đã ổn định và không cần nhiều thời gian thì chồng chị Tâm nên tôn trọng mong ước của chị để chị có thể đi làm trở lại.

2. Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà với con cháu

a. Trò chơi "Ai nhanh hơn":

Các nhóm hãy nhanh tay, nhanh mắt để dính các hình ảnh dưới đây vào những nội dung tương ứng ở bảng sau:

Việc làm thể hiện nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ với cháu, conViệc làm không thể hiện nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ với cháu, con
Bài làm:
Việc làm thể hiện nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ với cháu, conViệc làm không thể hiện nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ với cháu, con

Hình 2,

hình 3,

hình 4,

hình 6,

hình 8

Hình 1,

hình 5,

hình 7,

hình 9

3. Tìm hiểu nguyên nhân và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ; anh chị em với nhau.

a. Cùng đọc bài đồng dao và chia sẻ:

  • Bài đồng dao đã nhắc những ai trong gia đình?
  • Những công việc nhân vật "ta" trong bài đồng dao đã làm thể hiện tình cảm, trách nhiệm gì đối với những người thân trong gia đình?
Bài làm:
  • Bài đồng dao đã nhắc đến: mẹ, cha, bà, chị, anh.
  • Những công việc của nhân vật "ta" trong bài đồng dao đã thể hiện sự yêu quý, kính trọng, và quan tâm chăm sóc bố mẹ, ông bà, anh chị.

Em hãy viết vào các mảnh ghép những việc làm thể hiện nghĩa vụ và tình yêu thương của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Mỗi mảnh ghép tương ứng với một hành động, việc làm cụ thể mà em có thể làm để giúp đỡ ông bà, cha mẹ:

  • Khi cha mẹ đi làm về, con có thể.......
  • Khi cha mẹ/ ông bà ốm, con/ cháu có thể.....
  • Khi mẹ nấu ăn, con có thể.........
Bài làm:
  • Khi cha mẹ đi làm về, con có thể lấy nước cho cha mẹ uống, đấm bóp lưng cho cha mẹ đỡ mỏi.
  • Khi cha mẹ/ ông bà ốm, con/ cháu có thể ở bên chăm sóc, nấu cháo cho bố mẹ/ ông bà ăn cho nhanh khỏi ốm.
  • Khi mẹ nấu ăn, con có thể phụ giúp mẹ những công việc vặt như nhặt rau, rửa rau hay bóc hành tỏi...

b. Tìm ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ:

  • Ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau:
Ca dao/ tục ngữÝ nghĩa
1. Chị ngã em nâng
2. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
3. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

4. Anh em trên kính dưới nhường

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui

  • Anh chị em trong gia đình có quyền và nghĩa vụ như thế nào với nhau?
Bài làm:
  • Ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau:
Ca dao/ tục ngữÝ nghĩa
1. Chị ngã em nângChị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất.
2. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đầnAnh em trong gia đình đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và, ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
3. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhauĐã là anh em cùng mẹ cùng cha thì nên yêu thương nhau, đùm bọc chia sẻ lẫn nhau vì chẳng có ai mà có thể đùm bọc hơn là người thân, anh em ruột thịt.

4. Anh em trên kính dưới nhường

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui

Anh em trong nhà mà yêu thương nhường nhịn lẫn nhau thì trong nhà sẽ luôn yên vui và êm ấm.
  • Anh chị em trong gia đình có quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.

4. Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, gia đình.

Theo em, hôn nhân và gia đình có ý nghĩa gì đối với mỗi người, với xã hội?

Bài làm:

Theo em, ý nghĩa của hôn nhân và gia đình đối với mỗi người, với xã hội là:

  • Đối với mỗi người: Hôn nhân chính là một cuộc sống mới bắt đầu, ở đó có một gia đình nhỏ có rất nhiều tiếng cười nhưng cũng không kém những cãi vã, to tiếng với nhau. Nhưng tất cả những hành động đó đều cùng một mục đích xây dựng mái ấm nhỏ của mình được hạnh phúc và phát triển.
  • Đối với xã hội: Hôn nhân là tổ chức cộng động ra đời sớm nhất trong xã hội và cũng là tổ chức mang tính bền vững nhất. Chính vì vậy, hôn nhân bền vững sẽ góp phần tạo nên xã hội bền vững và bình yên.

b. Giúp bạn

Bạn Lan thắc mắc: Quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình được quy định trong hiến pháp và cụ thể hoá trong luật hôn nhân và gia đình. Không biết vì sao pháp luật phải có những quy định chặt chẽ như vậy? Việc đó có ý nghĩa gi?

Tìm những ví dụ cụ thể để giải thích giúp bạn.

Bài làm:

Ví dụ: Nếu không có luật hôn nhân và đình về hành vi cấm bạo lực phụ nữ thì ngày nay tình trạng đó liệu đã thuyên giảm được như bây giờ. Với việc đưa ra các điều luật như thế này nhằm giúp cho các gia đình vừa thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đồng thơi bảo vệ sức khoẻ mọi người...góp phần đưa gia đình ngày càng ấm êm và hạnh phúc.

C. Hoạt động luyện tập

1. Nhanh tay, nhanh mắt

a. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Kết hôn đúng pháp luật là nam, nữ đủ tuổi

A. được hai bên gia đình đồng ý và tổ chức lễ kết hôn

B. Tự nguyện đi đăng kí kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã/ phường

C. yêu nhau, tự nguyện tổ chức đám cưới khi gia đình đồng ý

D. tự nguyện tổ chức đám cưới không cần sự đồng ý của gia đình.

Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là:

A. Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam đủ từ 22 tuổi, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên

C. Nam từ 20 tuổi, nữ đủ từ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ 22 tuổi, nữ từ 20 tuổi trở lên

Tảo hôn được hiểu là người kết hôn với người nữ khi

A. người nữ nhỏ tuổi hơn

B. người nam nhỏ tuổi hơn

C. cả hai bằng tuổi nhau

D. một trong hai hoặc cả hai chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật

Bài làm:

Kết hôn đúng pháp luật là nam, nữ đủ tuổi:

Đáp án: C. yêu nhau, tự nguyện tổ chức đám cưới khi gia đình đồng ý

Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là:

Đáp án: C. Nam từ 20 tuổi, nữ đủ từ 18 tuổi trở lên

Tảo hôn được hiểu là người kết hôn với người nữ khi:

Đáp án: D. một trong hai hoặc cả hai chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật

b. Nối mỗi nội dung ở cột II với cột I sao cho phù hợp:

III
A. Tình yêu chân chính1. là trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái
B. Nghĩa vụ của cha mẹ2. là cơ sở quan trọng của hôn nhân
C. Nghĩa vụ của ông bà3. là kết hôn khi chưa đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật
D. Quyền, nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình4. là sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu
E. Tảo hôn5. là thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
Bài làm:

Ta nối như sau:

A - 2: Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân

B - 1: Nghĩa vụ của cha mẹ là trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái

C - 4: Nghĩa vụ của ông bà là sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu

D - 5: Quyền, nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình là thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

E - 3: Tảo hôn là kết hôn khi chưa đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật

2. Giải quyết tình huống

Tình huống 1 (trang 61 sgk)

Câu hỏi:

  • Dựa vào quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, em hãy nhận xét suy nghĩ và việc làm của các nhân vật trong tình huống trên.
  • Theo em, chị T cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Bài làm:

Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình em thấy:

  • Anh P làm như vậy là không đúng bởi anh P là chồng anh phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và chăm sóc vợ của mình, cùng vợ xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • Chị T chính vì không nghe lời khuyên của bố mẹ nên dẫn đến việc gia đình không êm ấm.
  • Bố mẹ anh P làm như vậy cũng không đúng khi không tìm cách giải quyết công việc êm ấm mà còn bảo con trai bắt vợ nghỉ nghề dạy học về làm ruộng. Trong khi đó nghề dạy học lại là nghề cao quý mà nhiều người mong muốn mà không được.

Theo em, chị T nên nói cho anh P hiểu, vợ chồng nên tôn trọng, giúp đỡ, hỗ trợ nhau những lúc khó khăn. Nếu anh ấy vẫn không nghe thì chị có thể nhờ cán bộ thôn, xã giúp đỡ để nói rõ những quy định trong hôn nhân và gia đình để anh ấy hiểu và suy nghĩ lại.

Tình huống 2 (trang 62 sgk)

  • Luân phiên phụng dưỡng mẹ có phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ không? Vì sao?
  • Xác định những vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các con cụ B.P?
  • Nếu là cháu (nội/ngoại) của cụ B.P, em sẽ ứng xử như thế nào?
  • Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với cha mẹ như thế nào?
Bài làm:

Luân phiên phụng dưỡng mẹ không phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ vì nghĩa vụ của con là yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ đau ốm.

Những vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các con cụ B.P là: không chăm sóc mẹ, không phụng dưỡng mẹ khi mẹ đau ốm, để mẹ lang thang lề đường, đòi chia gia tài của mẹ, sợ phiền hà khi chăm sóc mẹ...

Nếu là cháu của cụ B.P, em sẽ nói rõ với bố mẹ mình để bố mẹ hiểu việc làm của mình như vậy là sai đối với bổn phận của một người con. Để bố mẹ đón bà về chăm sóc và phụng dưỡng.

Em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với cha mẹ là:

  • Yêu quý, kính trọng bố mẹ
  • Luôn vâng lời bố mẹ, không làm bố mẹ buồn
  • Chăm sóc bố mẹ lúc bố mẹ mệt hoặc đau ốm.

D. Hoạt động vận dụng

Sưu tầm/ vẽ tranh với các chủ đề về hôn nhân và cuộc sống gia đình

Bài làm:

Gợi ý: Các em có thể sưu tầm những bức tranh về:

  • Bức tranh về nạn tảo hôn
  • Bức tranh gia đình hạnh phúc
  • Bức tranh về mối quan hệ cha mẹ, con cái
  • Bức tranh mối quan hệ anh chị em trong nhà

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Hãy viết thư thể hiện mong muốn của mình về gia đình trong tương lai bằng hình thức viết thư cho người bạn thân, bạn bè

Bài làm:

Ví dụ:

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2019

Lan Anh thân mến!

Nhận được thư của cậu nên tớ rất vui. Cậu có khỏe không? Việc học như thế nào rồi? Thời tiết bên đó chắc khắc nghiệt lắm nhỉ: ban ngày trời nóng như mùa hè, tối lại trở lạnh như mùa đông. Cậu cố gắng ăn uống, giữ gìn sức khỏe nếu không dễ bị cảm lắm đấy.

Chỗ mình bây giờ sang đông rồi, thời tiết hôm nào cũng lạnh. Vì thế, cứ đi ra ngoài là tớ lại bao mình lại như chú gấu vậy.

Mùa đông mang đến những cơn gió lạnh buốt, thi thoảng có một vài cơn mưa làm nhiệt độ lạnh giảm thêm. Nên hôm nay dù là ngày giáng sinh nhưng cả nhà mình lại quây quần cùng nhau bên mâm cơm gia đình. Ai cũng cười nói vui vẻ và bàn những câu chuyện tếu, chuyện của tương lai.

Tớ còn nhớ, bố tớ có hỏi, sau này con muốn có một gia đình như thế nào? Ban đầu nghe bố hỏi vậy tớ cũng ngạc nhiên lắm, nhưng rồi tớ cũng nói cho bố nghe mong muốn của mình. Đó là tớ mong muốn tớ có được một người chồng như bố tớ thôi, không cần quá nhiều tiền, không cần quá đẹp trai chỉ cần đủ tình thương yêu và sự bao bọc đối với tớ và gia đình tớ là được. Rồi chúng tớ sẽ cố gắng từ từ vun đắp cho hạnh phúc gia đình, rồi có những đứa bé thật xinh xắn để hạnh phúc trở nên trọn vẹn. Tớ chỉ mong một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình là tớ mãn nguyện lắm rồi. Cậu có đồng ý như vậy với tớ không? Chắc đọc đến đây cậu phì cười bởi một đứa nhóc như tớ đã suy nghĩ xa xôi về tương lai của mình đúng không? Thực sự, tớ cũng chưa nghĩ tới đâu, chỉ là câu hỏi bông đùa của bố và hằng ngày được chứng kiến cảnh bố mẹ chăm sóc nhau, nhìn cảnh anh hai trêu chọc, đùa vui cùng tớ khiến tớ cũng mong ước gia đình mình sau này như vậy thôi. Chứ bây giờ, nhiệm vụ của tớ là vẫn phải học thật giỏi để bố mẹ tớ vui lòng, cậu cùng tớ cố gắng nhé!

Thôi đêm đã khuya rồi, tớ phải đi ngủ để ngày mai còn đi học. Khi nào nhận được thư của tớ, Lan Anh nhớ phản hồi lại cho tớ nhé. Hãy kể cho tớ nghe về cuộc sống bên ấy và những dự định của cậu nhé. Nhớ cậu nhiều.

Bạn Thân

Ngọc Mai

Soạn GDCD VNEN 9 bài 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 51. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học

.......................................................................

Ngoài Soạn GDCD VNEN 9 bài 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn GDCD 9 VNEN

    Xem thêm