Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn GDCD VNEN 9 bài 11: Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc

Bài 11: Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc

Soạn GDCD VNEN 9 bài 11: Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc được VnDoc sưu tầm và đăng tải giới thiệu tới các bạn học sinh, với lời hướng dẫn ngắn gọn chi tiết giúp các bạn học sinh học tốt môn GDCD lớp 9. Mời các bạn tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Hát tập thể

Cả lớp cùng hát bài "Khát vọng tuổi trẻ" - tác giả Vũ Hoàng

Thảo luận:

  • Theo em, nội dung bài hát nói lên điều gì?
  • Em có suy nghĩ gì về lời bài hát "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay"?
Bài làm:

Bài hát: Khát vọng tuổi trẻ

Đường dài tương lai quê hương đang gọi mời.

Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây ngày mới.

Dù lên rừng hay xuống biển.

Vượt bão giông vượt gian khổ.

Tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước bạn ơi.

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta,

mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta,

mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.

(Tác giả: Vũ Hoàng)

Theo em, nội dung bài hát như những lời động viên, thôi thúc thế hệ trẻ cùng chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước, vì tương lai của quê hương và Tổ quốc.

Khi nghe lời bài hát: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay" em có suy nghĩ:

Nội dung của câu hát thực chất nói về hai vấn đề: quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Mỗi người đều có Tổ quốc, đó là quốc gia, là quê hương, xứ sở – nơi họ sinh ra và lớn lên. Sống trong quốc gia, xã hội đó, con người được hưởng những quyền lợi nhất định, song họ cũng phải tham gia vào việc xây dựng quốc gia, xã hội ấy. Câu hát đặt ra vấn đề: Mỗi người hãy cống hiến, làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình để góp phần xây dựng một quốc gia, xã hội giàu mạnh, rồi từ đó chính họ sẽ được hưởng những quyền lợi mà sự giàu mạnh ấy mang lại. Chúng ta sẽ không ngồi chờ hay đòi hỏi những quyền lợi mà bản thân mình không góp sức vào việc tạo nên những quyền lợi ấy.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về xây dựng và bảo vệ tổ quốc

a. Đọc câu chuyện "Thánh Gióng" và trả lời câu hỏi:

Theo em, sức mạnh nào đã giúp một đứa bé lên ba (chưa hề biết đi) vùng dậy, vươn vai trở thành một tráng sĩ anh hùng?

Từ hành động của cậu bé Gióng, em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân?

Bài làm:

Theo em, sức mạnh giúp một đứa bé lên ba (chưa hề biết đi) vùng dậy, vươn vai trở thành một tráng sĩ anh hùng đó chính là tấm lòng yêu nước, sự căm thù giặc ngoại xâm.

Từ hành động của cậu bé Gióng, em nhận thấy rằng xây dựng và bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của mỗi công dân. Non sông, đất nước Việt Nam là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, xương máu khai phá, bồi đắp mới có được. Mặc dù, ngày nay đất nước hoà bình, nhưng còn có rất nhiều thế lực đang âm mưu thôn tính, phá hoại tổ quốc ta. Bởi vậy, hơn ai hết, mỗi một công dân tự xây dựng cho mình một tấm lòng yêu nước, một trái tim quả cảm để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng của mình.

b. Thảo luận các ý kiến về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới đây

(bảng trang 93 sgk)

Bài làm:
Nội dungĐúngSaiGiải thích
1. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dânxNghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của tất cả mọi công dân Việt Nam.
2. Trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, Nhà nước có quyền trưng mua, trưng dụng có bồi thường tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo giá thị trườngxKhi nhà nước xảy ra vấn đề quốc phòng, tất cả mọi người dân đều có trách nhiệm chung tay cùng nhà nước để bảo vệ tổ quốc.
3. Để xây dựng và bảo vệ đất nước, cách tốt nhất là chúng ta cần đoàn kết và nỗ lực xây dựng để đất nước ngày càng phát triển vững mạnh về mọi mặtxNhư Bác Hồ đã từng nói: Đoàn kết là sức mạnh có thể làm nên tất cả. Và xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng vậy.
4. Chỉ khi nào nhập ngũ, chúng ta mới có cơ hội để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốcxDù ở bất cứ nơi đâu trong đâu, chúng ta cũng có thể thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc bằng những hành động thiết thực và phù hợp với lứa tuổi.
5. Tích cực tham gia giữ gìn trật tự, an ninh tại địa phương bằng những việc làm thiết thực là góp phần thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốcxBảo vệ tổ quốc không có nghĩa là cầm súng. Trong thời bình, bảo vệ tổ quốc là những hành động thiết thực trong cuộc sống dù lớn hay bé.
6. Trong thời bình hiện nay, nên tập trung vào nhiệm vụ xây dựng đất nước, không nên quá chú trọng vào nhiệm vụ bảo vệ tổ quốcxMặc dù thời bình, nhưng có rất nhiều thế lực phản động, thế lực bên ngoài đang lăm le thôn tính nước ta, vì vậy xây dựng tổ quốc luôn đi đôi với bảo vệ tổ quốc.
7. Nữ giới thì không phải thực hiện nghĩa vụ quân sựxTrong thời bình, nữ giới không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
8. Công dân phải trung thành với tổ quốc. Tội phản bội tổ quốc là tội nặng nhấtxĐiều này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013 tại điều 44.
9. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dânxĐiều này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013 tại điều 45
10. Xây dựng tổ quốc là trách nhiệm của những người lao động, còn bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của quân đội, công an.xQuân đội, công an chỉ là lực lượng nòng cốt và chủ chốt, còn tất cả mọi công dân đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
11. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có thực hiện được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà khoa học.xNhà khoa học chỉ đóng góp một phần trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cái cốt lỗi vẫn là ở sự lãnh đạo của nhà nước và sự học hỏi, tiếp thu và đoàn kết xây dựng của toàn thể nhân dân.
12. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sốngxThanh niên là thế hệ trẻ, có nhiều nhiệt huyết, sáng tạo, luôn biết lắng nghe và tiếp thu. Vì vậy, tạo điều kiện và môi trường học tập tốt cho thành niên sẽ giúp cho đất nước có những lớp cán bộ tài năng góp phần đưa đất nước ngày càng đi lên.
13. Tích cực mua sắm sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.xMua sắm không liên quan đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó chỉ là nhu cầu của con người.
14. Chỉ học giỏi các môn khoa học tự nhiên thì mới có thể góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcxMỗi môn học có những vai trò và ứng dụng khác nhau, bởi vậy môn nào cũng quan trọng.
15. Thanh niên ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo thì không thể tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.xDù bất cứ nơi đâu, hải đảo hay miền núi, vùng sâu, vùng xa... tất cả mọi người đều có thể tham gia vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhất là thế hệ trẻ thanh niên, luôn là lá cờ đầu tiên phong để tất cả mọi người cùng hưởng ứng.

c. Từ kết quả thảo luận trên, em hãy chia sẻ quan điểm của mình về trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân.

Bài làm:

Theo em, mỗi một công dân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là sứ mệnh cao cả và thiêng liêng. Dù chúng ta đang ở nơi đâu, vùng hải đảo, miền núi xa xôi hay thậm chí ở cả nước ngoài, mỗi chúng ta đều phải biết được mình đang gánh trên vai trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Có thể nói, để có được đất nước như ngày hôm nay, không biết đã có bao nhiêu anh hùng chấp nhận ngã xuống, chấp nhận hi sinh...Bởi vậy, chúng ta phải biết trân quý từng tấc đất, cây cỏ trên đất nước mình. Từ đó, cố gắng đoàn kết xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của người có trách nhiệm và người thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chỉ ra những biểu hiện cụ thể người có trách nhiệm và người thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Biểu hiện của người có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốcBiểu hiện của người không có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Bài làm:
Biểu hiện của người có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốcBiểu hiện của người không có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tích cực tham gia vào công tác an ninh, quốc phòngTrốn tránh nghĩa vụ quân sự
Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy địnhTổ chức uống rượu, đua xe trái phép
Luôn tìm tòi, sáng tạo những sản phẩm khoa học, công nghệTham gia vào tổ chức phản động, truyền bá tư tưởng đồi truỵ, đòi lật đổ chính quyền
Ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, luyện tập quân sự
Tuyên truyền, kêu gọi mọi người xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

3. Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

a. Trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một cán bộ đoàn đã đưa ra chương trình hành động của thanh niên trong thời kì mới. Hãy thảo luận và chia sẻ suy nghĩ của em về chương trình hành động này:

(sgk trang 95, 96)

Bài làm:

Theo em, thanh niên hiện đang chiếm số đông trong dân số cả nước, đây chính là lực lượng giúp Việt Nam ở trong thời kỳ "dân số vàng". Điều đó cho thấy, hơn bao giờ hết, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Thanh niên tiếp tục là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đất nước; hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ mà đất nước và nhân dân giao phó. Thanh niên Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình đối với các thế hệ thanh niên trong khu vực và trên thế giới. Bằng chứng là nhiều thanh niên Việt Nam thành công trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tay nghề...

Cũng như thanh niên thế giới, thanh niên Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ, thách thức, vì thế, họ cần chủ động trang bị những nhận thức, kiến thức, kỹ năng cần thiết để trực tiếp tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

b. Theo em, thanh niên là lực lượng nòng cọt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì những lí do nào sau đây?

A. Thanh niên là nhóm tiêu xài, hưởng thụ lớn nhất trong xã hội

B. Thanh niên là những người có sức khoẻ, có tri thức

C. Thanh niên là lực lượng dễ tiếp thu cái mới và cái luôn sáng tạo

D. Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước

E. Thanh niên là những người giàu kinh nghiệm và có thu nhập cao

G. Thanh niên là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện

H. Thanh niên là lực lượng lao động đông đảo, chủ chốt của xã hội

I. Thanh niên là những người giàu ước mơ, nhiệt tình trong mọi công việc.

Bài làm:

Theo em, thanh niên là lực lượng nòng cọt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì:

B. Thanh niên là những người có sức khoẻ, có tri thức

C. Thanh niên là lực lượng dễ tiếp thu cái mới và cái luôn sáng tạo

D. Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước

G. Thanh niên là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện

H. Thanh niên là lực lượng lao động đông đảo, chủ chốt của xã hội

I. Thanh niên là những người giàu ước mơ, nhiệt tình trong mọi công việc.

4. Cùng hành động xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Đọc năm điều Bác Hồ dạy thanh niên, thảo luận đưa ra kế hoạch học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân thực hiện năm điều đó.

Bài làm:

Kế hoạch học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân:

  • Phải phấn đấu trở thành người công dân tốt, sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tích cực học tập lao động, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
  • Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, có đủ khả năng cống hiến và trưởng thành.
  • Tích cực trong lao động sản xuất để làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.
  • Trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng làm và làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trước hết là tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, phấn đấu để trở thành người Thanh niên, Thiếu niên gương mẫu về mọi mặt và làm nòng cốt trong các phong trào đoàn thanh niên.
  • Đồng thời mỗi đoàn viên không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo các nội dung của chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới với 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động của Đoàn thanh niên.

C. Hoạt động luyện tập

1. Xác định ý kiến đúng và giải thích lí do:

A. Tình cảm dành cho những người thân, gia đình chắp cánh cho tình yêu quê hương, tình yêu đất nước

B. Người yêu tổ quốc trước hết phải biết yêu bản thân, yêu gia đình

C. Những người có hành vi tàn phá môi trường, tham ô, lãng phí là những người không yêu nước

D. Cách tốt nhất để bảo vệ đất nước là xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

E. Chỉ có những người đã chiến đấu và ngã xuống, hi sinh vì tổ quốc mới thực sự là những người yêu nước.

Bài làm:

Những ý kiến đúng là:

A. Tình cảm dành cho những người thân, gia đình chắp cánh cho tình yêu quê hương, tình yêu đất nước

B. Người yêu tổ quốc trước hết phải biết yêu bản thân, yêu gia đình

C. Những người có hành vi tàn phá môi trường, tham ô, lãng phí là những người không yêu nước

D. Cách tốt nhất để bảo vệ đất nước là xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

2. Thảo luận về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Khi thảo luận về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay, bạn Thanh cho rằng, trong điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mới là quan trọng và giữ vai trò quyết định, còn nhiệm vụ bảo vệ đất nước chỉ quan trọng khi đất nước ở trong hoàn cảnh chiến tranh. Theo em, ý kiến của bạn Thanh đúng hay sai? Tại sao?

Bài làm:

Theo em, ý kiến của bạn Thanh là sai bởi vì: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt của cách mạng nước ta; là quan hệ có tính quy luật trong truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc.

Chúng ta đang sống trong thời bình, nhưng không có nghĩa chúng ta chỉ mải mê xây dựng đất nước mà quên đi nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Ở bên ngoài, có rất nhiều thế lực đang lăm le, thôn tính nước ta. Vì vậy, ngoài việc chú trọng xây dựng đất nước, chúng ta cũng không quên bảo vệ đất nước, bảo vệ những thành quả hàng nghìn năm ông cha đã gây dựng nên.

3. Xác định trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của thanh niên

a. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: (Tình huống trang 97 sgk)

Em có đồng ý với quan điểm trên của Hùng không? Vì sao?

Bài làm:

Em không đồng ý với quan điểm của Hùng vì không phải chỉ có những hành động, việc làm lớn lao mới được xem là xây dựng đất nước. Mà xây dựng đất nước đôi khi đơn thuần chỉ là những hành động rất nhỏ bé đầy thiết thực trong cuộc sống. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhiệm vụ khác nhau để xây dựng đất nước. Như vậy, tất cả các công dân Việt Nam từ lớn tới bé, từ trẻ tới già đều có thể xây dựng quê hương đất nước bằng những việc làm và hành động của mình.

b. Thông qua câu chuyện, tình huống đã học và từ thực tế cuộc sống, em hãy cho biết thanh niên cần phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

Bài làm:

Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc:

  • Phải tích cực học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ Tổ quốc, tham gia xung kích, đi đầu trong mọi lĩnh vực.
  • Sống có lý tưởng, có văn hóa, trau dồi đạo đức, làm tròn bổn phận của người công dân tốt và xung kích tình nguyện vì cộng đồng.
  • Luôn tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc. Thường xuyên trau dồi thêm kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, cải tiến phương thức để đạt hiệu quả làm việc cao hơn.
  • Học tập và làm theo những điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm thiết thực
  • Phải luôn có những định hướng đúng đắn để sống đúng, sống đẹp, trở thành một thanh niên gương mẫu...

4. Tìm hành vi, thái độ góp phần thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng tổ quốc

A. Chăm chỉ, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động

B. Sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội

C. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, có lí tưởng sống đúng đắn

D. Khi được giao nhiệm vụ thì nên chọn những việc nhẹ nhàng, phù hợp với sở thích của bản thân

E. Luôn quan tâm đến tình hình mọi mặt của quê hương, đất nước

G. Thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước.

H. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

I. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc

K. Tích cực giữ gìn, thừa kế và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

L. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, lối sống thực dụng, đề cao hưởng thụ.

Bài làm:

Hành vi, thái độ góp phần thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng tổ quốc:

A. Chăm chỉ, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động

B. Sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội

C. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, có lí tưởng sống đúng đắn

E. Luôn quan tâm đến tình hình mọi mặt của quê hương, đất nước

G. Thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước.

H. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

K. Tích cực giữ gìn, thừa kế và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

L. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, lối sống thực dụng, đề cao hưởng thụ.

D. Hoạt động vận dụng

Tuổi trẻ chung tay hành động

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói "Thế hệ cha anh đã rửa được nỗi nhục đất nước, thế hệ ngày nay phải rửa được nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu"

  • Em có suy nghĩ gì về câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp? Là một học sinh em và các bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh
  • Hãy viết một bài hùng biện khoảng 200 chữ thuyết trình về nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kì mới.
Bài làm:

Câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp giúp em nhận thấy được trọng trách và tầm quan trọng của thế hệ trẻ ngày nay. Thời chiến tranh, nỗi nhục lớn nhất là mất nước, thời nay, chiến tranh đã lùi xa thì nỗi nhục lớn nhất chính là sự nghèo nàn, lạc hậu. Do đó, từ hàng nghìn năm trước, cha ông đã dốc hết sức lực, thậm chí tính mạng của mình để bảo vệ nền độc lập của đất nước thì ngày nay, thế hệ trẻ cần phải đánh tan nỗi nhục đó, đưa đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ví dụ:

Như chúng ta đã biết từ Văn Lang đến hết Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương. Việt Nam chuyển qua giai đoạn chìm đắm trong 1000 năm Bắc thuộc, mãi đến khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán lập ra nhà Ngô mới mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. Trải qua những triều đại phong kiến trong lịch sử với biết bao cuộc chiến tranh hoạn lạc. Kết thúc ở triều đại nhà Nguyễn, Việt Nam lại tiếp tục trường kỳ kháng chiến chống đế quốc.

Bắt đầu từ Âu Lạc, Việt Nam có khoảng hơn 2269 năm lịch sử, đất nước bị dày xéo bời những đế quốc xâm lăng, đã có hàng vạn cuộc chiến tranh lớn nhỏ xảy ra. Nhưng tất cả đều bị đánh bại bởi trái tim vàng, tinh thần thép, dòng máu yêu nước sục sôi đang chảy trong huyết quản của dân tộc Việt Nam, của tôi và của tất cả các bạn đang ngồi đây! Với bề dày lịch sử và dòng máu mẹ tiên cha rồng trong suốt thời gian giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc, có biết bao tấm gương anh hùng hào kiệt đã ngã xuống, gửi thân mình vào đất mẹ, chỉ để đổi lấy hòa bình cho tổ quốc. Trong số ấy có biết bao anh hùng trẻ tuổi.

Từ thời kỳ khởi thủy có Mạc Quan vị anh hùng tuổi 16, rồi hai chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị, Nữ tướng Xuân Nương, dậy binh khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm. Cho tới Mục Chi, Nguyễn Chi Phương, Hoàng Diệu, Phạm Thế Hiển, Trần Quốc Tuấn đều là những danh tài trẻ tuổi tới thời kỳ kháng chiến đánh đuổi đế quốc như: Lý Tự Trọng, chị Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Vừ A Dính, Phan Đình Giót. Với những trang vàng lịch sử, và sự hi sinh xương máu của cha anh để hôm nay tôi được đứng đây cùng với các bạn, chúng ta được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của tổ quốc đã bao giờ bạn tự hỏi chúng ta cần làm gì để xứng đáng với truyền thống hào hùng của dân tộc, tiếp bước cha anh trong thời kỳ hội nhập đổi mới? Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già dân tộc từng nói:

“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì? Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?”

Bước vào thế kỷ XXI thời kỳ hội nhập Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước mỗi chúng ta ai ai cũng phải tự gắn cho mình trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, xây dựng nước nhà hùng mạnh.

Nếu như trong kháng chiến phong trào Thanh niên “Ba sẵn sàng” với khẩu hiệu “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ” đã được lịch sử dân tộc ghi nhận, bạn bè thế giới ngợi ca. Thì ngày nay các phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Học vì ngày mai lập nghiệp”, “Thanh niên tình nguyện”, “Hiến máu nhân đạo” đã và đang thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia.

Năm 2000 năm đầu tiên của thế kỷ XXI, Đảng và Chính phủ đã quyết định đặt tên là năm thanh niên, chúng ta đã gửi thông điệp tháng ba đến bạn bè trên toàn thế giới.

Trong những năm qua chúng ta đã mở rộng quan hệ bạn bè và hợp tác với hàng trăm tổ chức thanh niên, sinh viên Quốc tế. Vị thế và ảnh hưởng của Thanh niên Việt Nam đã được khẳng định ở nhiều phương diện .Trong thời chiến, chúng ta có những vị anh hùng thật oanh liệt, trong thời bình chúng ta cũng có những anh hùng thật đáng tự hào, như: Liệt sỹ Nguyễn Đức Tâm đã hi sinh khi chống chọi với cơn bão số 5 năm 2017 hay thiếu úy Triệu Văn Phong đã hi sinh khi tham gia phá án buôn bán ma túy tại Điện Biên. Và chúng ta cũng thật tự hào về những bạn trẻ đã khẳng định mình trên những sân chơi trí tuệ thế giới...

Bước vào thời kỳ hội nhập Thanh niên Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra thật nhiều thách thức. Sự hội nhập kinh tế - văn hóa cũng đã khiến một bộ phận thanh niên có lối sống thực dụng, ích kỷ, đi vào tệ nạn xã hội, những con số thống kê về tội phạm trong độ tuổi thanh niên là một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Vậy tôi và các bạn cần làm gì?

Được sinh ra và lớn lên trên quê hương đất Tổ, mảnh đất hùng thiêng, được học tập và rèn luyện ở ngôi trường THPT Đoàn Thị Điểm yêu dấu với một bề dày truyền thống, được sinh hoạt trong một tổ chức thanh niên luôn năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết là một điều thật may mắn đối với tôi. Là một thanh niên tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ, tôi thấy mình:

Một là, phải thật nỗ lực trong học tập góp 1 phần trí tuệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tham gia xây dựng môi trường văn hóa học đường, trung thực, đấu tranh các hành vi tiêu cực, gian lận.

Hai là, xung kích tình nguyện trên mọi lĩnh vực.

Ba là , sống có lý tưởng, luôn năng động và sáng tạo, mơ ước xây dựng quê hương giàu đẹp.

Hơn ai hết, chính chúng ta hãy cùng nắm lấy tay nhau tạo thành một khối đại đoàn kết, nhân lên sức mạnh băng qua mọi thác ghềnh bão tố để đưa Việt Nam ta trở thành một đất nước hùng cường.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hãy tìm hiểu một số tấm gương về các anh hùng dân tộc có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, viết cảm nghĩ của mình về một trong các nhân vật đó

Bài làm:

Gợi ý:

Một số anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là:

  • Hồ Chí Minh
  • Võ Nguyên Giáp
  • Nguyễn Huệ
  • Võ Thị Sáu
  • Hai Bà Trưng
  • Ngô Quyền....

Cảm nghĩ về một vị anh hùng dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ, đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Người luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên". Vẻ đẹp của Người mang đậm dấu ấn Việt Nam, một vẻ đẹp đơn sơ nhưng cũng thật giản dị, mộc mạc, cao quý lạ thường. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim người, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam. Tấm gương người cũng vì thế mà trở thành tấm gương mà chúng ta noi theo, cần “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.

Soạn GDCD VNEN 9 bài 11: Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 92. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

.......................................................................

Ngoài Soạn GDCD VNEN 9 bài 11: Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn GDCD 9 VNEN

    Xem thêm