Điền thông tin phù hợp vào bảng:
Hòa bình | Hợp tác | |
Quan niệm |
|
|
Biểu hiện |
|
|
Ý nghĩa, tầm quan trọng |
|
|
Trách nhiệm của học sinh |
|
|
Soạn GDCD VNEN 9 bài 3: Hòa bình, hợp tác và phát triển được VnDoc sưu tầm và đăng tải, hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chuẩn bị bài giảng trước khi đến lớp. Mời các bạn tham khảo
Trả lời:
Những điều em biết về hòa bình, hợp tác và phát triển là:
Những điều em muốn biết về hòa bình, hợp tác và phát triển là:
1. Tìm hiểu về hòa bình và hợp tác
a. Bằng những kiến thức đã biết về hòa bình, hợp tác, thảo luận nhóm và ghi những thông tin phù hợp vào bảng theo mẫu dưới đây:
Hòa bình | Hợp tác | |
Quan niệm | ||
Biểu hiện | ||
Ý nghĩa, tầm quan trọng | ||
Trách nhiệm của học sinh |
Điền thông tin phù hợp vào bảng:
Hòa bình | Hợp tác | |
Quan niệm |
|
|
Biểu hiện |
|
|
Ý nghĩa, tầm quan trọng |
|
|
Trách nhiệm của học sinh |
|
|
b. Lấy ví dụ thực tế về một số hoạt động bảo vệ hòa bình mà lớp em/ trường em/ địa phương em đã tổ chức?
Những hoạt động bảo vệ hòa bình mà lớp em/ trường em/ địa phương em tổ chức là:
c. Lấy ví dụ thực tế về một số hoạt động hợp tác giữa địa phương em với các địa phương khác, giữa Việt Nam với các nước khác?
Một số hoạt động hợp tác giữa địa phương em với các địa phương khác, giữa Việt Nam với các nước khác:
2. Tìm hiểu về phát triển
a. Khái niệm phát triển (Sgk)
b. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phát triển đất nước (sgk)
c. Thảo luận nhóm
Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Cho ví dụ thực tế để chứng minh.
Trước đây người ta thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển, nên chạy theo chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thu nhập bình quân đầu người bằng bất cứ giá nào. Nhưng càng ngày người ta càng nhận ra rằng, tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển. Giờ đây, bên cạnh chú ý đến tăng trưởng kinh tế người ta còn quan tâm đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bởi việc chỉ tập trung phát triển mà lãng quên môi trường và tài nguyên thiên nhiên đã khiến cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.
Điển hình mới đây nhất là vụ xả nước thải chưa xử lí ra biển ở khu công nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh. Sự phát triển kinh tế của vùng đó đã được người dân công nhận, nhưng khu công nghiệp lại tập trung phát triển mà không chú ý đến khâu xử lí nước thải mà xả nước bẩn ra biển dẫn đến hậu quả vùng biển Hà Tĩnh và một số tỉnh lân cận ô nhiễm nghiêm trọng, sinh vật biển chết thối quanh bờ biển, người dân vùng ven biển phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến phát triển xã hội và phát triển con người? Cho ví dụ thực tế để chứng minh?
Trước đây người ta thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển, nên chạy theo chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thu nhập bình quân đầu người bằng bất cứ giá nào. Nhưng càng ngày người ta càng nhận ra rằng, tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển. Nói cách khác, ngày nay không thể chỉ chú ý đến tốc độ tăng trưởng mà còn phải quan tâm đến tính chất của tăng trưởng, tức là đạt được tăng trưởng bằng cách nào, những ai tham gia, thể chế nào được hình thành và những ai được hưởng lợi thành quả của sự tăng trưởng ấy?... Có những nước nhờ nguồn tài nguyên giàu có (dầu mỏ, kim loại quý hiếm...), ủy thác cho các công ty xuyên quốc gia khai thác, xuất khẩu và chia lời, nên thu nhập quốc dân tính theo đầu người tăng nhanh và đạt mức rất cao. Nhưng chỉ một tầng lớp nhỏ bên trên được hưởng lợi, đa số người dân vẫn nghèo đói vì sự tăng trưởng kinh tế nói trên không tác động đến phần còn lại của nền kinh tế quốc dân. Nguồn ngoại tệ thu được chảy vào các ngân hàng của các nước phát triển chứ không được tái đầu tư. Sự tăng trưởng kinh tế như vậy không thể coi là "sự phát triển".
Điều gì đang xảy ra đối với sự nghèo khổ, thất nghiệp và sự bất bình đẳng? Nếu như cả ba vấn đề này trở nên ít nghiêm trọng hơn thì đó là nền kinh tế đang trải qua một thời kỳ phát triển. Nếu một hoặc hai trong các vấn đề trung tâm ấy trở nên xấu đi, đặc biệt, nếu cả ba cùng bị xấu đi mà coi kết quả đó là "phát triển" thì thật lạ lùng, ngay cả khi thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng lên. Như vậy, phát triển phải là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ con người và phát triển xã hội.
Nếu chi phát triển kinh tế mà không phát triển con người và phát triển xã hội thì sự phát triển đó sẽ không bền vững.
Lấy một ví dụ thực tế của địa phương em hoặc trên đất nước về việc thực hiện chủ trương phát triển bền vững của Đảng ta.
Ví dụ:
Địa phương em thuộc vùng miền núi chủ yếu là đất đồi, nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế, huyện Yên Thế đã khuyến khích bà con tận dụng vườn đất đồi để phát triển trồng vải và chăn nuôi gà thả vườn. Với chính sách hỗ trợ ban đầu, huyện đã mở lớp tập huấn, hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc cây vải cũng như gà thả vườn bằng những phương pháp khoa học và hiện đại nhất của viện nông nghiệp Việt Nam.
Sau khi học lớp bồi dưỡng kiến thức, các hộ dân nhận tiền hỗ trợ và triển khai trồng vải trên vùng đất đồi, tận dụng vùng đất trống dưới tán cây, các hộ dân đã chăn nuôi gà thả đồi. Trong quá trình thực hiện, các cán bộ nông nghiệp huyện và viện nông nghiệp liên tục đến xem xét tình hình và hướng dẫn cụ thể hơn cho bà con. Đến nay, vải Bắc Giang và gà đồi Bắc Giang đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước và thậm chí xuất khẩu sang nước ngoài. Thu nhập người dân tăng lên đáng kể, mô hình đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người thất nghiệp trước đây, đời sống ấm no hơn. Từ 20 hộ dân ban đầu nay mô hình trồng vải nuôi gà đã lan rộng ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, giúp cho tỉnh Bắc Giang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn....
d. Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần tham gia phát triển địa phương, phát triển đất nước.
Hãy ghi những việc làm phù hợp của học sinh để góp phần tham gia phát triển địa phương, phát triển đất nước:
Những việc làm phù hợp của học sinh để góp phần tham gia phát triển địa phương, phát triển đất nước:
3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hòa bình, hợp tác và phát triển.
Đọc, suy ngẫm và lí giải về các ý kiến dưới đây:
=> Theo em, hòa bình là không xảy ra chiến tranh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh, đó chính là sự uy hiếp, sự mâu thuẫn, bất quan điểm... Vậy, để bảo vệ hòa bình, chúng ta phải biến những bất đồng, mâu thuẫn đó thành sự hòa hợp và có điểm tương đồng với nhau. Vậy làm bằng cách nào, đó là xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các cộng đồng, quốc gia, giữa các nhóm, giữa các cá nhân. Khi đó, mọi hiềm khích sẽ được xóa bỏ, hòa bình sẽ lên ngôi.
=> Có lẽ, trên thế giới chưa có đất nước nào bị chiến tranh mà nền kinh tế vẫn phát triển và bền vững không bị khủng hoảng. Chính vì vậy, yếu tố đầu tiên quyết định đến sự phát triển kinh tế là đất nước đó hòa bình. Mặt khác, nếu đất nước hòa bình nhưng chỉ hoạt động đơn độc, tự mày mò, tự tìm kiếm thì liệu đến bao giờ đất nước đó mới phát triển và bắt kịp được xu thế của xã hội. Vì vậy, yếu tố quan trọng thứ hai đó chính là sự hợp tác. Hợp tác để học hỏi, để tiếp thu và được chuyển nhượng cái hay, cái tiến bộ. Vì vậy, hòa bình và hợp tác là hai yếu tố quan trọng của phát triển cá nhân, cộng đồng và xã hội.
=> Một người hiêu biết, một cộng đồng tiến bộ, một đất nước văn minh sẽ giải quyết mọi mâu thuẫn, xích mích bằng những cách văn minh, không phải là vũ trang. Vì vậy, nó sẽ giúp việc bảo vệ hòa bình và hợp tác thêm hiệu quả.
1. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hòa bình, hợp tác và phát triển
2. Em/ nhóm em/ lớp em/ trường em đã tham gia những hoạt động bảo vệ hòa bình, hoạt động hợp tác, hoạt động phát triển cộng đồng nào? Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động đó? Em có mong muốn, đề xuất gì cho các hoạt động tiếp theo?
Những hoạt động của em, lớp em, trường em để bảo vệ hòa bình, hoạt động hợp tác, hoạt động phát triển cộng đồng là:
Khi được tham gia các hoạt đông đó em cảm thấy rất vui, vì đó là những việc làm tốt, những việc làm có ý nghĩa cho bản thân. Thông qua hành động của mình, em đã góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ hòa bình và hợp tác giúp mình ngày càng phát triển hơn.
Trong thời gian tới, em mong muốn nhà trường kết hợp với tổ chức khác, kêu gọi mọi người quyên góp ủng hộ các em nhỏ miền núi để các em được ấm hơn trong mùa đông sắp tới.
3. Em nghĩ gì về hành vi bạo lực ở học sinh Trung học cơ sở hiện nay?
Theo em được biết, tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng. Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo,chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau. Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.
Có thể nói, nguyên nhân của tình trạng này một phần ở cái tôi cá nhân quá cao của giới trẻ cũng như sự chú trọng về học văn hóa mà lãng quên giáo dục "tiên học lễ, hậu học văn" của nhà trường. Và hơn nữa cũng không thể không nhắc đến thiếu sót trong sự bảo ban, dạy dỗ con cái của nhiều bậc phụ huynh...
Như vậy, học sinh, bố mẹ, nhà trường đều có một phần trách nhiệm ở trong đó, vì vậy, để hạn chế tình trạng này, các bạn học sinh nên rèn luyện để nâng cao nhận thức và hiểu biết để giải quyết mọi chuyện trong hòa bình thay vì bạo lực. Nhà trường nên có những môn học kĩ năng sống cho học sinh, có sự liên kết với phụ huynh và địa phương để xử lí khi có hiện tượng bạo lực. Các bậc phụ huynh nên chú trọng dạy con cách sống thay vì quan trọng hóa con điểm 9, điểm 10....
Hi vọng, bằng sự cố gắng đó, tình trạng bạo lực học đường sẽ ngày càng thuyên giảm.
Trường em có hiện tượng này không? Theo em, hành vi bạo lực học đường đã gây nên những hậu quả như thế nào?
Trường em thi thoảng vẫn có hiện tượng bạo lực học đường.
Theo em, hành vi bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả:
Em và các bạn cần làm gì để phòng chống các hành vi bạo lực học đường?
Để phòng chống các hành vi bạo lực học đường, em và các bạn cần:
4. Cùng các bạn trong nhóm vẽ một bức tranh hoặc xây dựng một thông điệp để bảo vệ hòa bình/ về hợp tác/ về phát triển cộng đồng, đất nước.
1. Cùng các bạn trong nhóm, trong lớp hợp tác lập kế hoạch một hoạt động phòng chống bạo lực học đường ở lớp/ ở trường em và thực hiện hoạt động đó theo kế hoạch đã lập ra.
Ví dụ: Nhân dịp đợt sinh hoạt lớp cuối tháng, lớp em sẽ tổ chức sinh hoạt có chủ để " Bạn biết gì về bạo lực học đường". Theo đó, trước buổi sinh hoạt, các bạn sẽ phân công nhau tìm hiểu kiến thức bạo lực học đường. Một số bạn phụ trách câu hỏi nhanh cho trò chơi? Một số bạn đóng kịch nói về hậu quả bạo lực học đường. Một số bạn thuyết trình về "bạo lực học đường" và cuối cùng là lắng nghe ý kiến của các bạn về bạo lực học đường và cùng nhau tìm ra giải pháp để đẩy lùi "bạo lực học đường".
2. Cùng các bạn trong nhóm, trong lớp hợp tác lập kế hoạch một hoạt động phát triển cộng đồng và thực hiện hoạt động đó theo kế hoạch đề ra.
Ví dụ: Hoạt động cộng đồng: "Phát bánh trung thu cho các em nhỏ ở làng SOS"
Phân công công việc:
Cả lớp sẽ cùng nhau tìm kiếm và liên hệ với một số nhà ủng hộ (có thể bố mẹ, ông bà, anh em người thân khá giả, nhà mạnh thường quân....) để xin tiền để mua bánh tặng các em.
Ngoài ra, các nhóm phụ trách thêm một số việc như sau:
1. Tìm hiểu một số hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân ta và nhân dân thế giới.
Một số hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân ta và nhân dân thế giới:
2. Tìm hiểu về một số hoạt động hợp tác của địa phương em/ của nước ta với các địa phương khác/ nước khác trên thế giới
Một số hoạt động hợp tác của nước ta với nước ngoài:
3. Tìm hiểu một số thành tựu phát triển nổi bật của địa phương em, của nước ta (trên các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường)
Thành tựu phát triển nổi bật của địa phương em, của nước ta trong năm qua:
Soạn bài 3: Hòa bình, hợp tác và phát triển - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 17. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
.......................................................................
Ngoài Soạn GDCD VNEN 9 bài 3: Hòa bình, hợp tác và phát triển. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt