Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn GDCD trường THCS Thanh Am, Long Biên

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn GDCD trường THCS Thanh Am

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn GDCD trường THCS Thanh Am, Long Biên do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề cương ôn tập học kì I môn GDCD lớp 9 dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài môn GDCD. Mời các bạn cùng tham khảo

TRƯỜNG THCS THANH AM

Năm học 2018-2019

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD LỚP 9

A/ HỆ THỐNG BÀI HỌC

1. Tự chủ

2. Dân chủ và kỉ luật.

3. Chủ đề: Tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trên trên thế giới.

4. Bảo vệ hòa bình

5. Năng động, sáng tạo.

B/ BÀI TẬP:

1/Bài tập sau mỗi bài học trong sách giáo khoa.

2/Tạo được tình huống, giải quyết được một số tình huống có liên quan đến từng chủ đề.

3/Tìm và giải thích được một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao, danh ngôn,…liên quan đến từng chủ đề.

4/Liên hệ bản thân …

C. MỘT SỐ CÂU HỎI CỤ THỂ

Câu 1: Thế nào là tự chủ? Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?Tìm một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện tự chủ?

Câu 2: Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Nêu 4 việc làm thực hiện dân chủ của bản thân và 4 việc làm thực hiện kỉ luật của bản thân?

Câu 3: Thế nào là hòa bình? Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

Câu 4: Ý nghĩa của năng động, sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo?

Câu 5: Năng động, sáng tạo là gì? Biểu hiện của năng động, sáng tạo? Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự năng động, sáng tạo trong học tập và cuộc sống?

Câu 6: Bài tập tình huống

Tình huống 1:

Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói: “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.

a. Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.

b. Nếu em là Dũng em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 2:

Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì.

a) Em có tán thành những hành vi trên không? Vì sao?

b) Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì?

Gợi ý đáp án đề cương ôn tập lớp 9 môn GDCD trường THCS Thanh Am

Câu 1:

*Thế nào là tự chủ?

Làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi, bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.

*Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

- Suy nghĩ trước khi hành động.

- Sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ, hành động để sửa chữa, rút kinh nghiệm.

*Tìm một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện tự chủ?

- Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

- Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.

- Giàu người ta chẳng có tham

Khí thì ta liệu ta làm ta ăn.

Câu 2: Thế nào là dân chủ và kỉ luật?

DC là: Mọi người được biết, được bàn, làm, kiểm tra

Kỉ luật là:

- Tuân theo quy luật của cộng đồng

- Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao

*Nêu 4 việc làm thực hiện dân chủ của bản thân

- Tham gia thảo luận, thống nhất nội quy nhà trường.

- Tham gia đóng góp ý kiến về giáo dục qua báo.

*4 việc làm thực hiện kỉ luật của bản thân?

- Thực hiện nội quy của nhà trường.

- Không quay coppy bài khi kiểm tra.

- Không vứt rác bữa bài.

- Không nói tục, chửi bậy.

Câu 3:

*Thế nào là hòa bình?

Là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

* Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Câu 4: Ý nghĩa của năng động, sáng tạo?

- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.

- Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian đạt mục đích.

- Vinh dự cho bản thân gia đình và xã hội.

*Học sinh cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào?

- Rèn luyện tính siêng năng cần cù chăm chỉ

- Biết vượt qua khó khăn thử thách

- Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt được mục đích

*Tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo?

- Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

- Cơm ăn một bát sao no

Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng

Sâu cấy lúa, cạn gieo bông

Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.

Câu 5: Năng động, sáng tạo là gì?

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra các mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

*Biểu hiện của năng động, sáng tạo?

- Trong lao động: Chủ động giám nghĩ, giám làm tìm ra cái mới, cách làm mới năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp….

- Trong học tập: Phương pháp học tập khoa học say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại để phát hiện cái mới. Không thỏa mãn với những điều đã biết…

- Trong sinh hoạt: Lạc quan, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì nhẫn nại

* Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự năng động, sáng tạo trong học tập và cuộc sống?

HS tự liên hệ.

Câu 6: Bài tập tình huống

Tình huống 1:

a. Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.

Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói: “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”. Hành vi của Dũng là chưa thể hiện tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới.

b. Nếu em là Dũng em sẽ ứng xử như thế nào; hs tự trả lời

Tình huống 2:

a.Không tán thành những hành vi mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”, một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì. Vì những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái.

b. Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn, can ngăn các bạn không đánh bạn T. Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn.

.......................................................................

Ngoài Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn GDCD trường THCS Thanh Am, Long Biên. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Công nghệ 9

    Xem thêm