Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Suy nghĩ của em về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Suy nghĩ về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho riêng mình nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Văn mẫu suy nghĩ về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Việc chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, cũng như chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại hơn đó chính là tâm nguyện của Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh thời muốn gửi gắm. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì sự giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt dường như đang có những bước chuyển biến không mấy tích cực cho lắm.

Thực tế hiện nay, đặc biệt đó chính là đất nước đang ngày bước vào trong xu thế hội nhập quốc tế. Ta như thấy được bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cũng như tiếp nhận những cái đẹp của tiếng nói, hay đó có cả những chữ viết nước ngoài,… Tất cả những điều này dường như đã làm cho sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực và cũng thật đáng được quan tâm.

Trong những ngày gần đây thì xả xã hội như đang dậy sóng đó chính là vụ việc của PGS Bùi Hiền cũng đã công bố bản hoàn chỉnh đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ tiếng Việt. Đề xuất của PGS Bùi Hiền đó chính là bảng chữ cái tiếng Việt gồm 33 chữ cái tương ứng với 33 âm vị. Ông cũng đã mất tới 40 năm nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ, thì lúc này đây PGS Bùi Hiền mới công bố bản hoàn chỉnh công trình nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ, trong đó gồm cả phần phụ âm và nguyên âm. Ngay từ khi công bố nó đã nhận được những sự “đáp trả” dữ dội của nhân dân. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng làm như vậy thì ngôn ngữ tiếng Việt như cũng dần mất đi nét đẹp trong sáng mà tiếng Việt từng có được. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến khen là sáng tạo để có thể chuyển đổi và viết nhanh hơn trong thời kỳ hội nhập và là một công trình công phu. Đây cũng được xem là một trong những sự cải biến tiếng Việt nhưng còn xét về mặt có được áp dụng hay không thì vẫn còn là một tranh cãi lớn, chưa có hồi kết.

Bên cạnh đó ta như thấy được việc đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như trong xã hội hiện đại ngày nay ngày càng có nhiều người, đặc biệt nhất vẫn là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài vào để “khoe” sự hiểu biết của mình. Các bạn thêm chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, ta như cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển vượt bật của khoa học cũng như công nghệ, trong đó thì đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin. Trong xã hội thì cũng có rất nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt. Chính vì điều này cho nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web…, song chúng ta cũng phải nói đến việc đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) để có thể thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, hơn nữa lại còn diễn đạt được đủ nghĩa, dễ hiểu. Đồng thời nó cũng thể hiện được cả sự trong sáng như show (biểu diễn). Theo đó những từ như live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic mang ý nghĩa là nhạc cổ điển, nhạc country nghĩa là nhạc đồng quê,…Đáng nói hơn là chúng lại sử dụng một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Chúng ta như thấy được đã cũng lại có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên cũng đã khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh. Người ta cho rằng tiếng Anh chính là một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế nên mới dùng “tạp” nhiều như vậy trong tiếng Việt. Nhưng thực ra, nếu như chúng ta có thể muốn diễn ngôn ngoại ngữ hoàn toàn có thể nói riêng đối với những bạn bè, đối tượng học, chứ các bạn về nhà cũng có thể nói lẫn tạp một câu tiếng anh với ông bà, hay những người nông dân lao động có vẻ không được ổn lắm.

Trong giai đoạn nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Thế rồi trước Cách mạng tháng Tám 1945, lúc này đây thì phong trào cứu quốc, dường như cũng đã nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh lúc đó cũng từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp trong lời nói tiếng Việt của chính mình.

Trong thực tế ta như thấy được nếu như muốn để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, thì lúc này Nhà nước có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học của nước nhà cũng lại phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định thật chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, trong đó đặc biệ chú ý nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Có lẽ rằng, trong các trường học cũng phải chú trọng đồng thời cũng cần đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Tiếng Việt là tiếng mang được điệu hồn quốc túy của dân tộc, nên mỗi một người công dân Việt Nam chúng ta hãy biết sử dụng sao cho tiếng Việt trong sáng nhất, đẹp nhất và đúng ý nghĩa nhất.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Suy nghĩ về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10...

Đánh giá bài viết
1 182
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10

    Xem thêm