Thị trường hoạt động của marketing dịch vụ

Thị trường hoạt động của marketing dịch vụ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Chúng ta cần phải mở rộng quan niệm thị trường trong Marketing quan hệ, có như vậy chúng ta mới có phương pháp nghiên cứu đúng đắn mang lại hiệu quả và có những chính sách, giải pháp Marketing thích hợp.

Thị trường khách hàng

Doanh nghiệp trước hết phải tập trung vào thị trường khách hàng. Đó là nhu cầu của người mua đối với loại sản phẩm dịch vụ nào đó. Mức tác động thấp nhất của marketing vào thị trường này là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và thu hút khách hàng mới. Có thể tiếp cận khách hàng thông qua Marketing giao dịch và Marketing quan hệ. Khách hàng dịch vụ rất nhạy cảm, cần nghiên cứu các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị chi phối họ.

Trong giao dịch cần tôn trọng quy luật phát triển của tư duy và sự biến đổi tâm lý. Giao dịch cũng có quy luật, phải chủ động đề xuất vấn đề, cố định và giải quyết vấn đề. Quá trình đó là một hệ thống, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Marketing giao dịch thường quan tâm đến một số nội dung như: tập trung vào lực lượng bán, mở rộng nhận thức khái niệm dịch vụ trong khách hàng, quan tâm tới tiêu thụ trong thời kỳ ngắn hạn, nhấn mạnh vào dịch vụ khách hàng, tiếp cận có mức độ với khách hàng, chất lượng dịch vụ được coi trong hàng đầu. Trong Marketing dịch vụ quan tâm nhiều tới việc duy trì khách hàng và kinh doanh lặp lại. Thiên hướng này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu suất Marketing cao hơn. Do vậy cần chú ý tới khách hàng hiện tại. Đối với việc thu hút khách hàng mới sẽ trở nên quan trọng khi xuất hiện sự sụt giảm về chất lượng dịch vụ hoặc khi nhu cầu đã có sự thay đổi dẫn tới lượng khách hiện tại giảm dần.

Thị trường chuyển giao

Thị trường chuyển giao xuất hiện giữa doanh nghiệp và các loại khách hàng của mình. Thi trường này hình thành từ nội tại giữa các dịch vụ thành phần, các dịch vụ phụ của hệ thống quá trình dịch vụ do nhiều thành viên tham gia cung ứng. Họ phụ thuộc nhau, cung cấp dịch vụ cho nhau và cho khách hàng. Do đó mức độ trung thành và sự thỏa mãn của họ là yếu tố rất quan trọng. Không phải chỉ khách hàng tiêu dùng dịch vụ mới là nguồn của sự chuyển giao. Giữa các thành viên trong hệ thống cung ứng cũng có sự chuyển giao dịch vụ để cả hệ thống tạo nên dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp cho khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn đối với ngân hàng, thị trường chuyển giao sẽ là công ty bảo hiểm, các lĩnh vực buôn bán bất động sản, tài chính, các công ty luật, khách hàng hiện tại và sự chuyển giao nội bộ. Do đó thị trường chuyển giao còn được quan là thị trường trung gia, thị trường lựa chọn đa chiều, thị trường tổ chức….

Thị trường cung cấp

Thị trường cung cấp ngày càng có nhiều biến đổi và trở nên quan trọng không chỉ đối với dịch vụ mà còn đối với hàng hóa hiện hữu. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, phân công lao động càng sâu sắc, sự phụ thuộc lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh càng nhiều, đó là nhân tố chủ yếu thúc đẩy thị trường này phát triển. Một số xu thế xuất hiện trên thị trường này mà chúng ta cần quan tâm:

- Nghiên cứu thị trường mục tiêu.

- Thỏa mãn nhu cầu có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh

- Thực hiện cân bằng động các mối quan hệ sản phẩm dịch vụ với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.

Thị trường tuyển dụng

Nguồn lao động có kỹ năng luôn cần thiết và bức xúc trong chuyển giao dịch vụ. Đây là nguồn lực ngày càng khan hiếm đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ và các tổ chức kinh doanh khác. Thị trường tuyển dụng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó bao hàm cả yếu tố phi kinh tế như nhân khẩu, xã hội, tự nhiên… Quan hệ cung cầu trong thị trường này diễn ra rất phức tạp và biến động. Do yêu cầu chất lượng dịch vụ cao, nhu cầu lại năng động nên đòi hỏi lao động vừa có kỹ năng chuyên sâu cao lại vừa đa dạng hóa ở một số loại ngành.

Những công nhân viên có kỹ năng nghề nghiệp như vậy đều được hình thành từ những nhóm có độ tuổi sung sức cho phép, đồng thời phải qua cơ chế đào tạo của xã hội, chẳng hạn hệ thống đào tạo dạy nghề, hệ thống đại học, cao đẳng… Rõ ràng những nhân viên đáp ứng được yêu cầu thị trường dịch vụ phải qua một vài cấp học và phải có thời gian thực tập công việc. Cần phải nghiên cứu kỹ quan hệ cung cầu từng thời kỳ mà có chiến lược marketing khai thác hoặc làm giàu nguồn tài nguyên lao động. Đặc biệt đối với chiến lược khai thác đào tạo, có thể mở các lớp đào tạo trong doanh nghiệp theo yêu cầu chuyên biệt hoặc đặt hàng đối với các trường, trung tâm đào tạo, tài trợ cho những học sinh giỏi có nhiều triển vọng, gửi cán bộ, nhân viên có nhiều khả năng đi học.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thị trường hoạt động của marketing dịch vụ về tập trung vào lực lượng bán, mở rộng nhận thức khái niệm dịch vụ trong khách hàng, quan tâm tới tiêu thụ trong thời kỳ ngắn hạn, nhấn mạnh vào dịch vụ khách hàng, tiếp cận có mức độ với khách hàng, chất lượng dịch vụ được coi trong hàng đầu...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Thị trường hoạt động của marketing dịch vụ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 460
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm