Thực hành: Cắm hoa
Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6: Thực hành cắm hoa trang trí được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Công nghệ 6 hiệu quả hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Thực hành cắm hoa
I/ Cắm hoa dạng thẳng đứng
1/ Dạng cơ bản
a) Sơ đồ cắm hoa (h.2.24)
* Quy ước về góc độ cắm các cành hoa vào bình cắm:
- Cành cắm thẳng đứng là cành 0º;
- Cành cắm ngang miệng bình về hai phía là cành 90º.
* Góc độ cắm của 3 cành chính ở dạng cắm thẳng đứng trong bình cao và bình thấp:
* Có thể dùng hoa hoặc cành lá làm cành chính.
b) Quy trình cắm hoa (h.2.25)
* Vật liệu, dụng cụ: Cành thông nhỏ hoặc lá măng làm cành chính, hoa đồng tiền làm cành phụ; bình thấp, mút hoặc bàn chông (đế ghim).
* Quy trình cắm hoa:
- Cắm các cành T có độ dài khác nhau xen vào cành chính và điểm thêm cành lá nhỏ che kín miệng bình (h.2.25d).
2/ Dạng vận dụng
a) Thay đổi góc độ các cành chính (h.2.26)
Quan sát hình 2.26 và đưa ra ý kiến:
- Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản:
- Vật liệu, dụng cụ cắm hoa: giỏ hoa, mút xốp, hoa đồng tiền, hoa cúc, một vài lá cây.
- Có thể thay bằng những hoa lá nào có ở địa phương em?
+ Có thể thay bằng lá lưỡi hổ, lá bạch đàn,...
+ Có thể thay hoa bằng hoa hồng, hoa lan,…
b) Bỏ bớt một hoặc hai cành chính
Dự kiến về sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cắm hoa theo sơ đồ hình 2.27:
- Lá cây bàng, hoa cúc, ngọn thông, đế xốp.
- Hoa cúc làm cành chính, lá bàng, ngọn thông làm cành phụ.
II/ Cắm hoa dạng nghiêng
1/ Dạng cơ bản
a) Sơ đồ cắm hoa (h.2.28)
Hãy quan sát hình 2.28 và nêu góc độ cắm của các cành chính ở dạng nghiêng. So sánh với sơ đồ cắm hoa dạng thẳng, em có nhận xét gì về vị trí và góc độ cắm của các cành chính.
Lời giải:
- Góc độ cành chính ở dạng nghiêng là 45º.
- Ở dạng thẳng cành chính nghiêng từ 10-15°, còn ở dạng nghiêng thì cành chính có độ nghiêng là 45°
b) Quy trình cắm hoa (h.2.29)
* Vật liệu, dụng cụ: hoa hồng, lá dương xỉ; bình thấp, để ghim hoặc mút xốp.
* Quy trình cắm hoa:
- Cắm các cành phụ T gồm hoa, lá xen vào cành chính che kín miệng bình (h.2.29d).
2/ Dạng vận dụng
a) Thay đổi góc độ của các cành chính
Hãy quan sát hình 2.30 và nêu:
- Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản.
- Vật liệu, dụng cụ cắm hoa.
- Có thể thay thế bằng loại hoa, lá nào khác để cắm dạng này?
Lời giải:
* Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản.
* Vật liệu, dụng cụ cắm hoa: 7 bông hoa cúc, 1 nhánh lá dương xỉ, bình cổ thấp, mút xốp, dao, kéo .
* Có thể thay thế bằng hoa hồng, hoa đồng tiền, lá cau,…
b) Bỏ bớt một hoặc hai cành chính, thay đổi độ dài của cành chính (h.2.31)
* Vật liệu, dụng cụ:
- 2 nhánh hoa lan;
- 1 nhánh lá cau cảnh;
- 1 nhánh lá măng;
- Bình cao, hình tròn.
* Quy trình cắm hoa:
- Đệm lá cau cảnh phía sau và đệm lá măng che kín miệng bình.
III/ Cắm hoa dạng tỏa tròn
1/ Sơ đồ cắm hoa
- Ở dạng cắm hoa tỏa tròn, độ dài của các cành chính đều bằng nhau nhưng màu hoa khác nhau để cắm xen kẽ làm bình hoa thêm rực rỡ.
- Các cành phụ cắm xen vào các cành chính và ở dưới toả ra xung quanh.
2/ Quy trình cắm hoa
* Vật liệu, dụng cụ:
- Nhiều loại hoa, có màu sắc hài hòa như màu trắng, vàng sẫm, vàng nhạt; hoặc tương phản như màu trắng, tím, đỏ…;
- Lá măng, lá dương xỉ, hoa cúc kim…
- Bình cắm thấp, mút xốp,…
* Quy trình cắm hoa:
- Cắm các cành cúc màu trắng xen kẽ màu vàng sẫm và vàng nhạt xung quanh bình.
- Cắm thêm lá dương xỉ, hoa cúc kim… vào khoảng trống giữa các hoa, lá và ở dưới toả ra xung quanh.
IV/ Cắm hoa tự do
Em hãy tự chọn bình cắm và các loại hoa có ở địa phương phù hợp với màu bình cắm để cắm một bình hoa theo ý của mình.
Chú ý: Tự chọn số lượng hoa và chiều dài cành hoa cần cắm. Thực hiện cắm hoa dạng tự do không nhất thiết phải tuân theo đầy đủ nguyên tắc cắm hoa cơ bản mà có thể bớt một số cành chính, thay đổi độ dài, góc độ cắm của các cành…
--------------------------------------------------------------
Với nội dung bài Thực hành: Cắm hoa trang trí trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững về phương pháp, cách cắm hoa trang trí làm đẹp cho nhà...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 6: Thực hành cắm hoa trang trí. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải Vở bài tập Công nghệ 6, Tài liệu học tập lớp 6.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.