Vai trò của chất xơ đối với cơ thể
Vai trò của chất xơ đối với cơ thể được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vai trò của chất xơ đối với cơ thể?
Câu hỏi: Vai trò của chất xơ đối với cơ thể?
Lời giải:
Vai trò của chất xơ đối với cơ thể:
- Chất xơ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư, vì nó làm giảm độc tính của tác nhân gây ung thư bằng cách hòa loãng hay vô hiệu hóa tác nhân này, làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong ruột, làm giảm độ acid của phân bã và thay đổi môi trường vi trùng trong ruột.
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Làm giảm lượng cholesterol trong máu
- Tham gia điều hòa đường huyết
- Giảm cân
1. Chất xơ là gì?
Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ gồm các phân tử cacbonhydrat (monosaccarit hoặc polisaccarit) và được chia thành 2 loại:
- Chất xơ hòa tan là chất có thể hòa tan trong chất lỏng vào đường ruột dưới dạng gel. Có trong các loại rau lá, trái cây có độ nhớt cao (rau đay, mồng tơi...) và một số loại đậu (đậu nành, đậu ngự).
- Chất xơ không tan: Ngược lại với chất xơ tan, chất xơ không tan là chất không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột. Nó có thể được trao đổi chất trơ và cung cấp trương nở hoặc tiền sinh, chuyển hóa lên men trong ruột già. Sợi trương nở hấp thụ nước khi chúng di chuyển qua hệ tiêu hóa, làm dịu việc đại tiện. Sợi không hòa tan có xu hướng đẩy nhanh sự di chuyển của thực phẩm qua hệ thống tiêu hóa.Nguồn thực phẩm có chứa chất xơ không tan gồm vỏ các loại thực phẩm (lúa mì, gạo lứt, lúa mạch nguyên vỏ, một số loại rau, củ, quả).
2. Phân loại chất xơ
Vậy chất xơ gồm những loại phổ biến nào và chúng mang những đặc điểm ra sao?
Nhìn chung, người ta phân loại chất dinh dưỡng này thành chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại kể trên đều giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể và đem lại lợi ích cho sức khỏe, hệ miễn dịch của chúng ta.
Đối với chất xơ hòa tan, khi ở trong đường ruột chúng có thể tồn tại dưới dạng gel. Đặc biệt, bạn có thể tiêu hóa dễ dàng hơn nhờ bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau củ, trái cây hoặc một số loại đậu.
Trong quá trình nghiên cứu chất xơ là gì, bạn đừng bỏ qua việc tìm hiểu về chất xơ không hòa tan nhé. Đây là một dạng không có khả năng hòa tan với chất lỏng khi đi vào đường ruột. Nhìn chung, chất xơ không hòa tan có hàm lượng tương đối cao trong một số thực phẩm, ví dụ như gạo lứt, lúa mạch nguyên vỏ,…
3. Vai trò của chất xơ
* Hỗ trợ quá trình tiêu hóa:
- Chất xơ có tác dụng chống táo bón vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu. Ở những người bị táo bón lâu ngày thường khó tính bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
- Điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột: Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp của vi khuẩn có lợi tại ruột nên hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.
* Làm giảm lượng cholesterol trong máu:
Cơ thể tổng hợp muối mật tại gan bằng nguyên liệu là cholesterol và đổ vào ruột non qua ống mật chủ. Tại ruột chất xơ hút nước sẽ nở ra và giữ muối mật trong các lớp nhầy rồi đẩy theo phân ra ngoài do đó làm giảm sự hấp thu lại muối mật. Đặc biệt hơn chất xơ còn có tác dụng làm giảm cholesterol có hại (LDL) và tăng cholesterol có lợi (HDL). Vì vậy khẩu phần ăn có nhiều chất xơ sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.
* Tham gia điều hòa đường huyết:
Chất xơ có tác dụng làm tinh bột lưu lại lâu hơn trong dạ dày tạo cảm giác no và làm chậm quá trình phân giải và hấp thu glucose làm lượng đường máu tăng lên từ từ, không tăng đột ngột nên điều hòa được lượng đường huyết. Người bị bệnh đái đường chế độ ăn nên tăng cường chất xơ vì có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường:
* Giảm cân:
Khẩu phần ăn nhiều chất xơ sẽ ít năng lượng nhưng lại tạo cảm giác no, làm giảm thèm ăn đồng thời ngăn cản hấp thu các chất béo do đó hỗ trợ việc giảm cân đối với người bị béo phì
* Chất xơ với bệnh ung thư:
Hiện nay người ta đã thấy rõ vai trò của chất xơ đối với việc làm giảm nguy cơ đối với ung thư đại tràng thông qua các vi khuẩn có lợi tại ruột tạo ra các chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp tăng bài xuất các chất có khả năng gây ung thư ra khỏi cơ thể. Đồng thời người ta còn thấy tác dụng của chất xơ đối với giảm nguy cơ ung thư vú do làm giảm lượng estrogen trong máu
* Một số lưu ý khi dùng chất xơ:
- Nên sử dụng chất xơ trong thiên nhiên hơn chất xơ chế biến, vì chất xơ trong thiên nhiên có hai loại tan trong nước và không tan trong nước.
- Không nên ăn chất xơ nấu quá nhừ vì nó chuyển thành dạng bột đường. Vì vậy nếu có thể ăn rau vừa chín tới, đặc biệt rau sống và rau còn giòn.
- Rửa trái cây và rau trước khi dùng để loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật. Tốt nhất ăn trái cây không nên gọt vỏ vì lớp này có nhiều chất xơ không hòa tan trong nước.
- Giữa hai bữa ăn, nên dùng trái cây khô khi đói.
- Chất xơ trong khẩu phần ăn tăng từ từ để bộ máy tiêu hóa thích nghi được với món ăn khó tiêu này và tránh đầy bụng.
- Uống nhiều nước, vì chất xơ hút khá nhiều nước trong ruột.
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Vai trò của chất xơ đối với cơ thể. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải bài tập Công nghệ 6, Công nghệ 6 Cánh Diều, Tài liệu học tập lớp 6 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.