Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?

VnDoc xin giới thiệu bài Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?

Câu hỏi: Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?

Trả lời:

+ Cần phải chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa an hoàn chỉnh, cân bằng chất dinh dưỡng

+ Tránh tình trạng thừa chất và thiếu chất trong các bữa ăn trong gia đình một thời gian dài, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như con người như thừa chất và thiếu chất

1. Vai trò của các chất dinh dưỡng.

a) Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng

- Chất béo:

+ Các loại bơ, đậu, mỡ có trong thịt, trứng, sữa, các loại hạt có dầu.

+ Tuy nhiên để tránh trường hợp mắc bệnh mỡ trong máu, bạn nên cung cấp chất béo từ dầu thực vật, cá và các chế phẩm đậu nành thay vì chất béo có từ động vật.

- Chất bột đường:

+ Các thực phẩm thuộc nhóm bột đường:

+ Carbohydrate đơn: sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro…

+ Carbohydrate phức tạp: đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám...

- Chất đạm:

+ Đạm có trong thực vật và động vật.

+ Nên dùng 50% đạm thực vật và động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày.

- Vitamin-chất khoáng

+ Vitamin A:

Thức ǎn động vật như gan, trứng, cá là nguồn chủ yếu cung cấp vitamin A.

Các loại rau có lá xanh thẫm (rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống, rau khoai lang, kinh giới, xương sông, lá lốt, rau thơm, cà rốt... các loại quả màu vàng, da cam (gấc, đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa...) là thức ǎn có nhiều b-caroten (tiền vitamin A).

+ Vitamin nhóm B

Có chứa nhiều trong thức ǎn động vật như thịt, thức ǎn thực vật như đậu đỗ, cám gạo... Vitamin B dễ bị hòa tan trong nước, bị phân huỷ bởi nhiệt nên bị mất trong quá trình chế biến.

+ Vitamin C:

Rau quả tươi là thức ǎn chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm...

Vitamin C dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ǎn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.

b) chức năng của các chất dinh dưỡng

- Chức năng của chất béo:

+ Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

+ Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

- Chức năng chất bột đường:

+ Nhóm bột đường là nhóm có dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động của cơ thể. Carbohydrate đơn có cấu trúc đơn giản, dễ hấp thụ hơn so với Carbohydrate phức tạp có thời gian tiêu hóa chậm hơn. Một gram Carbohydrate có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 4 kcal năng lượng, chiến đến 60% - 65% tổng năng lượng một ngày.

- Chức năng của protein

+ Protein là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid.

+ cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống. Protein vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức ăn vào máu, từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào.

- Protein có vai trò như chất đệm, giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion.

- Protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.

- Chức năng nhóm chất Vitamin- chất khoáng

+ Các Vitamin nhóm B, đặc biệt là Vitamin B6 & B12 cần thiết cho các tế bào máu, hỗ trợ việc mang oxi đi khắp cơ thể, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Vitamin B có nhiều trong ngũ cốc, các loại đậu, mè,…

+ Canxi là một trong những khoáng chất chính tạo nên xương. Canxi trong cơ thể được tích trữ ở xương. Vì vậy, nếu không được bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết, khi đó cơ thể sẽ lấy canxi từ xương. Nếu quá trình này diễn ra liên tục trong một thời gian dài, xương bị mất dần canxi, ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương.

2. Chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn uống cân bằng phải cung cấp các chất phytochemical có hoạt tính sinh học như chất xơ, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Một chế độ ăn uống cân bằng nên cung cấp khoảng 60-70% tổng lượng calo từ carbohydrate, 10-12% từ protein và 20-25% tổng lượng calo từ chất béo..

Một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng gồm những thành phần thiết yếu sau đây:

Trái cây: Cần lựa chọn trái cây tươi có sẵn theo mùa, hạn chế các loại trái cây đóng hộp.

Rau cải: Là nguồn chủ yếu cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những loại rau cải nên ăn hằng ngày bao gồm: cải chân vịt (spinach), cải xoăn, đậu que, bông cải xanh...

Ngũ cốc (lúa, lúa mì, ngô, đậu, cao lương, các loại khoai): Cần ăn những loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt. Thời nay, người ta có khuynh hướng tiêu thụ các loại bột trắng tinh luyện. Tuy nhiên, trong quá trình tinh luyện bột, thật đáng tiếc khi phần vỏ bên ngoài của các hạt ngũ cốc vốn chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất lại bị loại bỏ!

Protein: Thịt, cá và các loại đậu như đậu que, đậu đũa, đậu Hòa Lan là nguồn cung cấp protein tốt nhất. Chúng rất cần thiết cho sự tăng trưởng cơ và sự phát triển của não. Protein từ các loại thịt nạc, thịt ít mỡ như gà, một vài phần nạc của bò, heo và protein từ cá là những lựa chọn tốt nhất.

Nguồn cung cấp protein rất tốt khác là các loại hạt. Mỗi ngày, nhớ “lai rai” vài loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, óc chó (walnut), hướng dương. Ngoài ra, đậu hũ và những sản phẩm làm từ đậu nành cũng là nguồn cung cấp protein quý giá.

Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cung cấp cho cơ thể canxi, vitamin D và những chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Tuy nhiên, sữa và các sản phẩm từ sữa cũng có nhiều chất béo, do đó nên chọn những sản phẩm đã giảm hoặc loại bỏ chất béo.

Dầu: Dầu cung cấp những chất béo thiết yếu cho cơ thể như dầu olive. Khi trộn rau cải để làm món xà lách, sẽ rất tuyệt nếu cho một ít dầu olive vào.

Để có một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, chúng ta cũng cần tránh hoặc hạn chế rượu bia, giảm muối, đường, chất béo rắn, chất béo bão hòa.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải bài tập Công nghệ 6, Công nghệ 6 Cánh Diều, Tài liệu học tập lớp 6 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đánh giá bài viết
1 20
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cu Bin
    Cu Bin

    🖐🖐🖐🖐🖐🖐

    Thích Phản hồi 17/05/22
    • Thần Rồng
      Thần Rồng

      verry good

      Thích Phản hồi 17/05/22

      Lý thuyết Công nghệ 6

      Xem thêm