Vai trò của trang phục trong cuộc sống là gì?
Vai trò của trang phục trong cuộc sống là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vai trò của trang phục trong cuộc sống là gì?
Câu hỏi: Vai trò của trang phục trong cuộc sống là gì?
Trả lời
+ Trang phục có vai trò che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại cho thời tiết và môi trường.
+ Trang phục góp phần tôn vinh nét đẹp của người mặc.
+ Qua trang phục, thể hiện được những thông tin về người mặc như sở thích, nghề nghiệp.
1. Định nghĩa về trang phục
- Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như để đội như mũ, nón, khăn,... và để đi như giày, dép, ủng,... Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sức,... Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ thân thể. Tiếp đó, trang phục cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
- Vì những khác biệt văn hóa, trang phục của từng quốc gia, địa phương có những điểm khác nhau. Lý do xuất phát từ những khác biệt về lịch sử, trình độ văn minh, kinh tế, địa lý, khí hậu, tín ngưỡng, phong tục, tập quán... Trang phục cũng là thứ có thể giúp nhận biết đẳng cấp, giai cấp của người mặc.
2. Đặc điểm của trang phục
- Chất liệu là thành phần cơ bản để tạo ra trang phục. Chất liệu may trang phục đa dạng và có sự khác biệt về độ dày, mỏng, độ nhàu và độ thấm hút.
- Kiểu dáng là hình dạng bề ngoài của trang phục, thể hiện tính thẩm mĩ, tính đa dụng của các bộ trang phục.
- Màu sắc là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của trang phục. Trang phục có thể sử dụng một màu hoặc phối hợp nhiều màu với nhau.
- Đường nét, hoạt tiết là yếu tố được dùng để trang trí, làm tăng vẻ đẹp và tạo hiệu ứng thẩm mĩ cho trang phục như đường kẻ, đường cong, đăng ten, nơ, ren, …
3. Ý nghĩa của trang phục
- Cảm nhận từ cái đẹp luôn là phạm trù trừu tượng, bởi mỗi người có một ý kiến riêng, sở thích riêng, cảm nhận riêng,… thông thường việc bạn mặc đẹp hay không luôn là sự đánh giá của phần đông người xung quanh bạn như đồng nghiệp, bạn bè, anh chị em,… những người xung quanh bạn. Chung quy lại, mặc đẹp có nghĩa là phù hợp, phù hợp với dáng người, nước da, phù hợp về màu sắc, đặc biệt là phù hợp với hoàn cảnh, môi trường.
- Học sinh phải mặc đồng phục tới trường, nhân viên công sở phải mặc đồng phục công sở chỉnh chu, nghiêm túc, trong mắt khách hàng, đối tác. Vì những khác biệt về văn hóa, độ tuổi, trang phục của từng quốc gia, địa phương có những điểm khác nhau, lý do xuất phát từ những khác biệt về lịch sử, trình độ văn minh, kinh tế, địa lý, khí hậu, tín ngưỡng, phong tục, tập quán,… trang phục cũng có thứ có thể giúp nhận biết đẳng cấp, giai cấp của người mặc.
4. Phân loại trang phục
- Có 4 cách phân loại trang phục:
+ Theo thời tiết: trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nóng
+ Theo công dụng: trang phục mặc lót, trang phục mặc thường ngày, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục thể thao,…
+ Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi, trang phục thanh thiếu niên
+ Theo giới tính: trang phục nam, nữ
- Ví dụ về phân loại:
+ Lễ phục
+ Trang phục truyền thống (như áo dài là trang phục truyền thống của người Việt)
+ Trang phục dân tộc
+ Trang phục thể thao
+ Trang phục tôn giáo
+ Trang phục lễ hội
+ Trang phục sân khấu
+ Trang phục trẻ em
+ Quân phục
+ Trang phục công an
+ Trang phục theo mùa (như trang phục mùa đông, trang phục mùa hè,...)
+ Trang phục công sở (như đồng phục,...)
+ Trang phục đi biển
5. Một số loại vải thông dụng trong cuộc sống hiện nay
Vải sợi thiên nhiên
- Nguồn gốc: được dệt bằng các sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên như sợi bông (cotton), sợi tơ tằm, sợi len, …
- Tính chất:
+ Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu
+ Vải len có khả năng giữ nhiệt tố
Vải sợi hóa học
- Vải sợi nhân tạo:
+ Nguồn gốc: được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ gỗ, tre, nứa,... như sợi vít- cô, sợi a-xê-tat
+ Tính chất: Có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, ít nhàu
- Vải sợi tổng hợp:
+ Nguồn gốc: được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ,… như sợi ni-lông, sợi pô-li-ét-te
+ Tính chất: bền, đẹp, giặt nhanh khô, không bị nhàu nhưng có độ hút ẩm thấp, mặc không thông thoáng.
- Vải sợi pha:
+ Nguồn gốc: được dệt bằng sợi có kết hợp từ hai hay nhiều loại sợi khác nhau
+ Tính chất: có ưu điểm của các loại sợi thành phần
- Nghề dệt lụa: là một nghề lâu đời ở Việt Nam, với những làng nghề truyền thống như làng lụa Vạn Phúc, Bảo Lộc, Mã Châu, Tân Châu, Nha Xá, … Đây vừa là nơi sản xuất ra các sản phẩm lụa nổi tiếng, vừa là các điểm tham quan du lịch văn hóa đặc sắc.
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Vai trò của trang phục trong cuộc sống là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải bài tập Công nghệ 6, Công nghệ 6 Cánh Diều, Tài liệu học tập lớp 6 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.