Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giâm cành là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Giâm cành là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Giâm cành là gì?

Trả lời:

Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới.

I. Sinh sản sinh dưỡng do con người

- Là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận của cơ quan dinh dưỡng và dựa vào khả năng tái sinh của cây. Gồm 3 hình thức:

1. Giâm cành

- Khái niệm: giâm cành là cắt 1 đoạn cành nào đó có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- Một số cây thường được trồng bằng cách giâm cành như: sắn, rau ngót, mía, dâu …

- Đặc điểm của của cây đem giâm cành là: cành phải có các mấu, trên cành có đủ mắt, chồi, có khả năng tạo rễ phụ nhanh.

Ưu điểm của giâm cành

– Khả năng nhân giống nhanh, thuận lợi khi trồng diện tích lớn

– Tạo ra nhiều cây với nguồn nguyên liệu ít, tiết kiệm tiền mua giống

– Cây trồng giữ được đặc tính của bố mẹ

– Rút ngắn thời gian sinh trưởng để cây nhanh cho ra hoa, quả

2. Chiết cành

- Khái niệm: chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Một số cây thường dùng để chiết cành là: bưởi, nhãn, cam, chanh…

Những cây này thường được dùng để chiết cành chứ không dùng giâm cành vì chúng ra rễ phụ rất chậm nếu đem giâm xuống đất có thể làm chết cành đem đi giâm.

3. Ghép cây

- Khái niệm: ghép cây là đem cành (cành ghép) hoặc mắt (mắt ghép, chồi ghép) của cây này ghép với cây khác cùng loại (gốc ghép) để cho cành ghép hoặc mắt ghép tiếp tục phát triển.

- Khi mắt ghép phát triển được 1 thời gian người ta sẽ cắt phần trên của gốc ghép đi để tập trung chất dinh dưỡng nuôi mắt ghép.

II. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây

Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

Cây rau má bò trên mặt đất ẩm: Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ. Mỗi mấu thân như vậy sẽ tạo thành một cây mới.

Củ gừng để ở nơi ẩm: khi đó củ gừng sẽ nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

Củ khoai lang để ở nơi ẩm: củ khoai lang hút ẩm, nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

Lá thuốc bỏng có hình thành các cây con có chồi và rễ quanh rìa lá, một thời gian, các cây con rơi xuống đất ẩm ta được cây mới.

III. Câu hỏi luyện tập

Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?

Đáp án:

Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.

Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?

Đáp án:

Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.

Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.

* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.

* Những cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam, cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt?

Đáp án:

Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).

Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?

Đáp án:

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Giâm cành là gì? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải bài tập Công nghệ 6, Công nghệ 6 Cánh Diều, Tài liệu học tập lớp 6 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Xucxich14
    Xucxich14

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 16/05/22
    • Quỳnh Trâm
      Quỳnh Trâm

      😋😋😋😋😋😋😋

      Thích Phản hồi 16/05/22

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm

      Lý thuyết Công nghệ 6

      Xem thêm