Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách làm thực đơn

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cách làm thực đơn được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng thực đơn

1. Thực đơn là gì?

Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày.

Trình tự sắp xếp trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục về ăn uống của từng vùng, miền và thể hiện sự phong phú, dồi dào về thực phẩm.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG (1)

TÍNH CHẤT BỮA ĂN

Thường ngày (2)

Cỗ, tiệc (2)

a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.

– 3 đến 4 món ăn

– Thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản.

– 4 đến 5 món ăn trở lên

– Thực phẩm cao cấp, chế biến công phu.

b) Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn

Canh – mặn – xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm.

– Canh (hoặc súp)

– Rau, củ, quả tươi hoặc trộn hỗn hợp hay muối chua

c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả về mặt kinh tế.

– Thay đổi thức ăn trong cùng một nhóm

– Cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn

– Chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình

– Thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau.

Để thực hiện các món ăn ghi trong thực đơn cần lưu ý:

- Chất lượng thực phẩm: tươi ngon.

- Số lượng thực phẩm: vừa đủ dùng (kể cả gia vị)

- Thực phẩm được lựa chọn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho việc ăn uống

- Đối với thực đơn gia đình nên quan tâm đến tuổi tác, sức khỏe, sở thích, công việc của các thành viên trong gia đình

3. Hình thức trình bày bàn ăn

Căn cứ vào tính chất của bữa ăn để từ đó đưa ra cách trình bày phù hợp.

Ví dụ:

– Bữa cơm thường: đơn giản, nhẹ nhàng do là bữa ăn hàng ngày.

– Bữa cỗ, tiệc: trang trí công phu, tinh xảo kết hợp nhiều loại hoa, rau củ quả.

Những công việc cần làm để trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn:

Chuẩn bị dụng cụ

– Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa để tính số bàn ăn phù hợp và các loại bát (chén), đĩa, thìa (muỗng,…) cho đầy đủ và phù hợp.

– Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp tính chất bữa ăn.

Bày bàn ăn

– Bàn ăn cần được trang trí lịch sự, đẹp mắt.

– Món ăn đưa ra theo thực đơn, được trình bày đẹp, hài hòa về màu sắc và hương vị.

– Cách bày bàn, bố trí chỗ ngồi, cách phục vụ phụ thuộc vào tính chất của bữa ăn.

II. Cách lên thực đơn cho gia đình hằng ngày

1. Một số món ăn

- Có từ 3 – 4 món thuộc loại chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản

- Bao gồm 4 nhóm: bột đường, chất đạm, rau củ, chất béo.

- Vd: Trứng gián, rau muống luộc, thịt lợn kho, cà muối.

2. Các món ăn

- 3 món chính: canh, mặn, xào.

- 1 hoặc 2 món phụ (nếu có): rau, củ (tươi hoặc trộn); dưa chua kèm nước chấm

3. Yêu cầu

- Lựa chọn món ăn thuộc thể loại đã nêu trên để tạo thành 1 thực đơn sao cho hợp lí.

- Ví dụ: thịt luộc, rau muống luộc, trứng luộc, nước chấm.

III. Thực đơn dùng cho các bữa tiệc

- Thành phần gồm nhiều món ăn được trình bày công phu.

- Được chế biến từ những thực phẩm cao cấp

- Số lượng các món ăn nhiều và đầy đủ các thành phần.

1. Một số món ăn

- Có 4 đến 5 món trở lên.

- Tùy vào vật chất tài chính, thực đơn có thể tăng cường lượng và chất.

2. Các món ăn

a) Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống

- Thực phẩm phải thay đổi để có đủ loại thịt, cá, rau

- Phải tôn trọng trình tự của các món ăn ghi trong thực đơn

+ Món chính: thịt gà, cá, thịt lợn.

+ Món phụ: nem rán, đậu rán,..

+ Món tráng miệng: hoa quả.

+ Đồ uống: nước ngọt, bia,..

b) Yêu cầu

- Học sinh chọn món ăn thuộc thể loại vừa nêu trên (mỗi loại 1 món) để tạo thành thực đơn

- Ví dụ thực đơn: nem rán, thịt gà luộc, canh khoai, xôi, thịt bò xào hành tây.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cách làm thực đơn. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải bài tập Công nghệ 6, Công nghệ 6 Cánh Diều, Tài liệu học tập lớp 6 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Vi Emm ✔️
    Vi Emm ✔️

    hay lắm

    Thích Phản hồi 16/05/22
    • Trùm
      Trùm

      thêm nhiều dạng như này nữa nhé ad

      Thích Phản hồi 16/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Lý thuyết Công nghệ 6

      Xem thêm