Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?

Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?

Trả lời:

- Bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính, phải ngon bổ, và không tốn kém và lãng phí.

- Đối với thành viên trong gia đình đang có biểu hiện béo thì không nên ăn đồ ăn chứa chất béo, cần bổ xung các thức ăn giàu các chất cần thiết cho những người gầy trong thành viên trong gia đình.

1. Cách tổ chức bữa ăn hợp lý cho các thành viên trong gia đình

+ Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Thức ăn cho trẻ phải từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều (nhất là trẻ dưới 3 tuổi). Chế biến phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hóa của trẻ (cơm mềm, dẻo, thức ăn chín mềm,…). Cho trẻ ăn nhiều bữa. Phối hợp nhiều loại thức ăn để bữa ăn đủ chất và cân đối, gồm nhiều loại thực phẩm: gạo, thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, dầu, mỡ, rau, củ, quả tươi…Thường xuyên thay đổi thực phẩm và cách chế biến món ăn để trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất. Khi thay đổi món ăn phải tập cho trẻ thói quen dần, tránh thay đổi đột ngột. Không cho trẻ ăn nhiều món lạ cùng một lúc vì sức đề kháng của trẻ còn yếu, sự thích nghi với thức ăn lạ chưa cao. Hạn chế thức ăn nhiều đường (không quá 10 gam đường/ngày), tuyệt đối không ăn kẹo, bánh trước bữa ăn. Cần chú ý tới vệ sinh thực phẩm và vệ sinh trong ăn uống để đề phòng tránh nhiễm khuẩn và bệnh đường ruột ở trẻ. Cần cho trẻ uống đủ nước. Trẻ càng bé càng cần đủ nước. Nước uống của trẻ cần đun sôi kỹ. Mùa đông cho trẻ uống nước ấm, mùa hè uống nước mát. Rèn luyện cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống: ăn đúng giờ, ăn nóng, hợp vệ sinh, sạch sẽ. Không la mắng và phạt trẻ trước và trong khi ăn. Không bắt ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn.

+ Người lớn (đang tuổi lao động): Người lao động nhiều cần năng lượng chất đạm cao hơn người nhàn rỗi. Lao động càng nặng nhọc, nhu cầu về năng lượng càng cao. Đối với những người lao động trí óc, hoặc ít hoạt động nên hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều chất béo và chất đường bột. Chế độ ăn uống thừa năng lượng, gây cho cơ thể bị béo phì làm ảnh hưởng không tốt đến tim mạch (nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch…).

+ Người cao tuổi (người già): số lượng ít hơn, chất lượng cao hơn, ăn nhiều rau, quả hơn, ăn nhạt, ăn ít đường, ít mỡ hơn, đa dạng thực phẩm hơn...

+ Phụ nữ mang thai: Tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua đa dạng thực phẩm nên có ít nhất 10 loại thực phẩm/1 bữa chính. Lượng lương thực, thực phẩm trung bình một ngày tăng dần tùy theo từng giai đoạn (3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối) mang thai. Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, bà mẹ cần uống bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo qui định của y tế. Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc. Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi. Giảm ăn mặn nhất là đối với những người mẹ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi đẻ. Phụ nữ có thai không nên quá kiêng khem, ít ăn rau, củ, quả, cá hay mỡ… gây bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của mẹ và thai nhi, giảm lượng sữa sau sinh. Những thực phẩm sẵn có như cua, ốc, tôm, tép, trứng, rau xanh, quả chín nên được ưu tiên lựa chọn.

+ Người bệnh tăng huyết áp: Ăn giảm muối hơn bình thường, nên sử dụng dưới 6g/ ngày; Giảm chất béo, nên dùng dầu thực vật tức là các loại dầu và các hạt có dầu; Ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều kali, muối khoáng như ổi, chuối, cam, bưởi… Nước uống vừa phải, nên uống chè sen, chè hoa hoè, nước râu ngô, nước rau luộc…

Đối với người bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường)

Người bệnh đái tháo đường: Đủ chất đạm (thịt/cá), béo (dầu/mỡ), bột (gạo/ngô/khoai), vitamin và các chất khoáng, đủ nước để giữ cân nặng bình thường. Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn. Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày; Duy trì được cân nặng bình thường; Ăn giảm muối, mỡ...; Ăn giàu chất xơ (rau, củ quả) vì nó có tác dụng làm giảm tăng đường máu.

Bữa ăn cần phù hợp với thói quen ăn uống của bệnh nhân, đơn giản và không quá đắt tiền. Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều về khối lượng các bữa ăn và số lần ăn trong ngày.

2. Bữa ǎn gia đình nên đảm bảo đủ 4 món

Dù ǎn ở nhà hay ǎn ở ngoài đường phố, người nấu ǎn cũng như người ǎn cần nắm được những yêu cầu cơ bản của tổ chức một bữa ǎn. Bữa ǎn, dù ǎn sáng, ǎn trưa hoặc ǎn tối đều phải nhằm cung cấp đồng bộ đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, cụ thể như sau:

– Món ǎn cung cấp đủ nǎng lượng cho mọi hoạt động chủ yếu dựa vào chất bột: gạo (cơm), ngô, bột mì…

– Món ǎn chủ lực giàu đạm, béo: đậu phụ, vừng, lạc hoặc thịt, cá, trứng.

– Món rau, quả cung cấp cho cơ thể vitamin chất khoáng và chất xơ.

– Món canh

3. Số bữa ǎn/ ngày

Số bữa ăn/ngày phụ thuộc lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động. Đối với người trưởng thành, khỏe mạnh, cần ǎn 3 bữa/ngày. Người lao động nặng nhọc, người ốm, cắt dạ dày, trẻ em cần ǎn 5 – 6 bữa/ ngày.

Qua nghiên cứu tỷ lệ hấp thu tiêu hóa cho thấy, với cùng một lượng lương thực, thực phẩm như nhau, nhưng nếu chia thành 3 bữa thì tỷ lệ hấp thu chất đạm tǎng lên 3% so với 2 bữa ǎn. ǎn ba bữa chính vì thế là một cách ǎn khoa học và tiết kiệm.

4. Tại sao phải thay đổi món ăn

+ Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.

+ Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.

+ Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.

+ Trong bữa ăn không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải bài tập Công nghệ 6, Công nghệ 6 Cánh Diều, Tài liệu học tập lớp 6 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹
    ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹

    😃😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 17/05/22
    • Củ Mật
      Củ Mật

      cho tôi xin đề thi học kì 2 môn văn đc k

      Thích Phản hồi 17/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Lý thuyết Công nghệ 6

      Xem thêm