Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kiểu nhà nào sau đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?

Kiểu nhà nào sau đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Kiểu nhà nào sau đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?

  1. Nhà chung cư
  2. Nhà sàn
  3. Nhà nông thôn truyền thống
  4. Nhà mặt phố

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Nhà sàn

Kiểu nhà sàn được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất.

1. Nhà sàn là gì?

Nhà sàn là kiến trúc truyền thống, thường thấy ở khu vực miền núi nước ta. Không chỉ là nơi che mưa che nắng, nhà sàn còn bảo vệ đồng bào dân tộc vùng cao khỏi sự tấn công của thú dữ. Tuy xã hội vẫn không ngừng phát triển, nhiều loại hình nhà ở mới đã ra đời nhưng chúng ta thi thoảng vẫn sẽ bắt gặp được kiến trúc nhà này dù là ở nông thôn hay thành thị.

Trên thực tế, những nhà sàn nguyên bản ở miền núi sử dụng những nguyên, vật liệu khá thô sơ như tre, gỗ, nứa, vầu… Đặc biệt, nền nhà được xây dựng trên những cột gỗ cao, nằm cách khá xa mặt đất. Mục đích của việc làm như vậy là để tránh ngập khi có mưa lớn và tránh động vật hoang dã vào trong nhà.

Thiết kế căn bản là vậy, nhưng mỗi một dân tộc lại có cách xây dựng khác nhau để phù hợp với điều kiện sống và tập quán của mình. Chẳng hạn như người Nùng, Tày, họ thường chọn nơi có núi đồi để xây nhà sàn tựa lưng vào đó. Phần trước mặt sẽ dùng để canh tác. Về thiết kế, bề ngang nhà sàn người Nùng thường rộng, lòng nhà sâu, thường có 6-8 cột. Còn dân tộc Thái, nhà sàn nhìn trực tiếp ra rừng, thể hiện ý chí và sức sống mãnh liệt.

2. Chức năng của nhà sàn

* Những công trình nhà ở xây cao này có nhiều chức năng phong phú, cụ thể:

- Là không gian sinh hoạt, nơi ở và che nắng, che mưa cho con người.

- Đối phó với hiện tượng ngập lũ ở cả đồng bằng và miền núi.

- Tránh thú dữ và ngăn chặn các loại côn trùng như ruồi, muỗi, rắn rết,…

- Là không gian tiến hành các tập tục hoặc nghi lễ của mỗi dân tộc. Nổi bật nhất là chức năng tổ chức lễ hội để truyền lại văn hóa cho các thế hệ sau.

- Là không gian sinh hoạt cộng đồng của một buôn làng. Già làng sẽ tập hợp các cư dân trong buôn làng tại đây để thông báo những điều quan trọng.

- Là nơi lưu trữ các hiện vật truyền thống của buôn làng hay dân tộc. Đó là thể là các nhạc cụ (cồng, chiêng, trống đồng), sinh vật để dâng tế hoặc các vật tặng thưởng, giấy khen.

3. Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

Hầu hết những nhà sàn tại Tây Nguyên đều được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của cả cộng đồng anh em trong bản, trong thôn. Nhà sàn chủ yếu được xây dựng từ những kiến trúc sư vai trần chân đất, vật liệu được sử dụng cấu thành lên nhà sàn đều là những vật liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, lá tranh, dây mây,…

Tây Nguyên là một vùng đất tụ họp nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có một thiết kế nhà sàn đặc trưng riêng thể hiện được nét văn hóa của chính dân tộc đó. Đa phần những ngôi nhà sàn thường được thiết kế bằng gỗ là chính để tạo nên cảm giác thoáng mát vào mùa hè cũng như ấm áp vào mùa đông.

Điều kiện tại Tây Nguyên nói riêng và những vùng cao nói chung không đầy đủ như những vùng đồng bằng, bởi thế trong việc thiết kế nhà ở, con người đã khéo léo tận dụng những đặc điểm của tự nhiên để tự biết cách bảo vệ mình. Việc sử dụng gỗ cho nhà sàn là một trong những sự sáng tạo của người dân vùng cao.

Tại khu vực Tây Nguyên, để có thể khắc phục được mưa nắng thì người Tây Nguyên thường thiết kế nhà sàn theo hướng Bắc – Nam để đón được gió mát và không bị hắt nắng và buổi chiều. Ở Tây Nguyên, một gia đình thường sống nhiều thế hệ, bởi thế một nhà sàn ở Tây Nguyên thường được thiết kế từ 3 đến 7 gian nhà tùy theo số lượng thế hệ sinh sống. Chiều rộng của nhà thường khoảng 5.6 – 7m với chiều dài khoảng 3m/gian tùy thuộc vào số lượng gian nhà của mỗi gia đình.

Một ngôi nhà sàn tại Tây Nguyên để có thể xây dựng đòi hỏi không ít thời gian cũng như nhân công. Nhà sàn Tây Nguyên được xây dựng bằng sự hỗ trợ của cả cộng đồng trong bản, trong thôn nên tốn tương đối nhiều công sức. Trong nhà sàn, thường sử dụng những vật liệu nguyên cây nguyên khối, không có dây đeo bám trên thân cây. Chiều rộng của cột trong nhà sàn thường rộng khoảng 30 – 40cm chỉ được đặt chồng lên nhau hoặc ghép lại vào nhau trùng khít để tạo thành một kết cấu vững chắc.

Trong nhà sàn của người Tây Nguyên, cầu thang thường được làm từ thân gỗ lớn với 7 bậc thang được đẽo bằng tay, bên trái có trạm hình mặt trăng khuyết và đôi bầu vú tượng trưng cho sự nuôi dưỡng. Bên phải cầu thang là hình con rùa tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.

Nhà sàn Tây Nguyên được tạo hình nghệ thuật trên những thân cột, xà ngang bằng những chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, hình ảnh chim, voi, rùa, kỳ đà,… tất cả những hình ảnh này đều thể hiện việc sùng bái thiên nhiên cũng như sự mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

4. Ưu điểm và nhược điểm của nhà sàn

* Ưu điểm

- Sàn gỗ tự nhiên đa dạng màu sắc kiểu dáng vân gỗ, dễ kết hợp với nhiều phong cách trang trí nội thất khác nhau.

- Nó rất dễ dàng để duy trì và bảo dưỡng. Thường xuyên quét dọn và lau nhà thường xuyên là đủ.

- Sàn tự nhiên không có bụi, vẩy da hoặc các chất gây dị ứng khác, góp phần vào một môi trường sạch hơn, lành mạnh hơn. Đây là một lợi ích lớn cho những người bị dị ứng hoặc hen suyễn.

- Sàn tự nhiên rất bền và có thể được chà nhám, đánh bóng để giữ cho nó trông như mới bất kì tại thời điểm nào.

- Sàn gỗ tự nhiên giá rẻ hiện đại có thể được nhuộm màu để phù hợp với xu hướng hiện tại.

- Không giống như thảm hút ẩm và khuyến khích nấm mốc phát triển, gỗ tự nhiên không bị nấm mốc dễ dàng duy trì, tuổi thọ cao.

* Nhược điểm

- Nó đắt nhất trong các vật liệu dùng lắp sàn nhà.

- Nó có khả năng hấp thụ độ ẩm với một mức độ nhất định nhưng mức độ ảnh hưởng đến sàn tự nhiên cao cấp thấp hơn

- Nó dễ trầy xước.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Kiểu nhà nào sau đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải bài tập Công nghệ 6, Công nghệ 6 Cánh Diều, Tài liệu học tập lớp 6 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cu Bin
    Cu Bin

    hay quá

    Thích Phản hồi 16/05/22
    • Nai Con
      Nai Con

      đúng câu cần tìm để ktra

      Thích Phản hồi 16/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Lý thuyết Công nghệ 6

      Xem thêm