Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Tình hình của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những điểm gì nổi bật?

4
4 Câu trả lời
  • Captain
    Captain

    Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:

    * Về kinh tế:

    - Nông nghiệp:

    + Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

    + Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

    - Công nghiệp:

    + Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

    + Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

    * Về xã hội:

    - Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

    * Về chính trị:

    - Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

    - Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

    ⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn:

    + Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.

    + Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

    0 Trả lời 03/09/21
    • Bi
      Bi

      Nhật Bản là một quốc đảo ở phía Đông Bắc Châu Á.

      Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

      * Về kinh tế:

      - Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.


      - Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

      - Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

      * Về xã hội:

      - Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.

      - Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.

      - Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

      * Về chính trị:

      - Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.

      - Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”

      0 Trả lời 03/09/21
      • Song Ngư
        Song Ngư

        - Chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Xã hội Nhật Bản xuất hiện mâu thuẫn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội → Đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu với lực lượng sản suất tiến bộ tư bản chủ nghĩa.

        - Các nước tư bản Phương Tây dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

        - Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn: Hoặc là tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ bảo thủ hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật bản phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

        0 Trả lời 03/09/21
        • Ỉn
          Ỉn

          - Kinh tế:

          + Nền nông nghiệp lạc hậu, mất mùa đói kém kéo dài.

          + Địa chủ bóc lột nông dân nặng nề, mức tô cao lên đến 50%

          + Ở thành thị, kinh tế phát triển nhất là thủ công nghiệp

          + Mầm mống kinh tế tư bản phát triển nhanh

          - Xã hội :

          + Tầng lớp Đaimyô là quý tộc, làm chủ lãnh địa của họ

          + Tầng lớp tư sản dần xuất hiện, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến.

          + Tầng lớp tư sản công nghiệp ngày càng giàu có những không có quyền lực chính trị.

          + Tầng lớp nông dân và thị dân bị bóc lột nặng nề.

          - Chính trị

          + Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến đến thế kỉ XIX, Thiên Hoàng là người đứng đầu những quyền lực thuộc về dòng họ Tô-ku-ga-oa.

          + Các nước phương tây dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản “mở cửa”, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

          0 Trả lời 03/09/21

          Lịch Sử

          Xem thêm