Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 6 bài 5

Trắc nghiệm Địa lí 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Câu 1: Kí hiệu bản đồ là

  1. Hình vẽ
  2. Màu sắc
  3. Điểm
  4. A, B, C

Câu 2: Kí hiệu bản đồ có mấy loại:

  1. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Kí hiệu bản đồ có mấy dạng:

  1. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 4: Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

  1. Đường
  2. Diện tích
  3. Điểm
  4. Hình học

Câu 5: Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam

  1. Từ 0m-200m màu xanh lá cây
  2. Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt
  3. Từ 500m-1000m màu đỏ
  4. A, B, C

Câu 6: Kí hiệu đường thể hiện:

  1. Ranh giới
  2. Sân bay
  3. Cảng biển
  4. Vùng trồng lúa

Câu 7: Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu

  1. Tượng hình
  2. Hình học
  3. Diện tích
  4. Điểm

Câu 8: Để thể hiện sự phân bố của các loại cây trồng vật nuôi, người ta sẽ sử dụng loại kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu tượng hình
  2. Kí hiệu chữ
  3. Kí hiệu diện tích
  4. Kí hiệu hình học

Câu 9: Trước khi đọc bản đồ, trước hết chúng ta cần đọc

  1. Bảng chú giải.
  2. Tỉ lệ bản đồ.
  3. Màu sắc bản đồ.
  4. Tên bản đồ.

Câu 10: Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu

  1. Điểm.
  2. Đường.
  3. Diện tích.
  4. Hình học.

Câu 11: Để thể hiện nhà máy, điểm dân cư lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu

  1. Diện tích.
  2. Đường.
  3. Điểm.
  4. Khoanh vùng.

Câu 12: Đường đồng mức là đường nối những điểm

  1. Xung quanh chúng.
  2. Có cùng một độ cao.
  3. Ở gần nhau.
  4. Cao nhất trên bề mặt Trái Đất.

Câu 13: Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình có đặc điểm là

  1. Càng dốc
  2. Càng thoải
  3. Bằng phẳng
  4. Càng thấp

Câu 14: Để thể hiện sân bay, bến cảng lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu

  1. Điểm.
  2. Đường.
  3. Diện tích.
  4. Khoanh vùng.

Câu 15: Kí hiệu đường thường dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí nào?

  1. Sân bay, bến cảng.
  2. Vùng trồng lúa, cây công nghiệp.
  3. Diện tích đất trồng, rừng.
  4. Đường giao thông, sông ngòi.

Câu 16: Để thể hiện đường giao thông, hướng di chuyển của gió, người ta sẽ sử dụng loại kí hiệu nào?

  1. Kí hiệu điểm
  2. Kí hiệu đường
  3. Kí hiệu diện tích
  4. Kí hiệu hình học

Câu 17: Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là

  1. Xem tỉ lệ
  2. Đọc độ cao trên đường đồng mức
  3. Tìm phương hướng
  4. Đọc bản chú giải

Câu 18: Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố

  1. Phân tán rải rác
  2. Kéo dài
  3. Tập trung tại một chỗ
  4. Tất cả đều đúng

------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm Địa lí 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, ý nghĩa của kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, đặc điểm các loại kí hiệu bản đồ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 6, Giải VBT Địa Lí 6, Giải tập bản đồ Địa lí 6, Giải bài tập Địa lí 6, Giải SBT Địa lí 6, Lý thuyết Địa lí 6, Tài liệu học tập lớp 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
24
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 6

    Xem thêm