Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 34

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 34: Nội dung và hình thức của văn bản văn học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn: Thao tác nghị luận

Câu 1. Dòng nào dưới đây giải thích sai lí do vì sao với văn bản văn học, người ta không thể tách biệt nội dung khỏi hình thức?

  1. Vì nội dung chỉ có thể hiện trong hình thức.
  2. Vì hình thức phải là hình thức của một nội dung cụ thể nào đó.
  3. Vì hình thức và nội dung có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng.
  4. Vì nội dung có trước và quyết định hình thức.

Câu 2. Dòng nào dưới đây giải thích không đúng lí do vì sao trong nghiên cứu văn học, người ta lại cần phải phân chia nội dung và hình thức của văn bản văn học?

  1. Vì không phân chia thì không thể hiểu được văn bản văn học.
  2. Vì để tiện cho việc đi sâu tuần tự vào các lớp của văn bản văn học.
  3. Vì để tiện cho việc hiểu dần dần mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực cuộc sống.
  4. Vì cần thiết cho việc chuyên nghiên cứu một phương diện nào đó của tác phẩm

Câu 3. Được coi là thuộc về nội dung của văn bản văn học các khái niệm nào sau đây?

  1. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật
  2. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, thể loại, cảm hứng nghệ thuật
  3. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, ngôn từ, cảm hứng nghệ thuật
  4. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, cảm hứng nghệ thuật

Câu 4. Được coi là thuộc về hình thức của văn bản văn học các khái niệm nào sau đây?

  1. Ngôn từ, kết cấu, thể loại, chủ đề
  2. Ngôn từ, kết cấu, thể loại, tư tưởng
  3. Ngôn từ, kết cấu, thể loại
  4. Ngôn từ, kết cấu, thể loại, đề tài

Câu 5. Đề tài của văn bản văn học là gì?

  1. Là các vấn đề đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
  2. Là phạm vi tài liệu được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và đề cập trong văn bản.
  3. Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
  4. Là tất cả những gì được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Câu 6. Chủ đề của văn bản văn học là gì?

  1. Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản văn học.
  2. Là nội dung chính được nói đến trong văn bản văn học.
  3. Là đề tài chính được đề cập trong văn bản văn học.
  4. Là nội dung bao trùm của văn bản văn học.

Câu 7. Tư tưởng của văn bản văn học là gì?

  1. Là những gì thuộc về thế giới tinh thần mà tác giả sáng tạo nên trong văn bản văn học.
  2. Là những tư tưởng, tình cảm mà tác giả ca ngợi, gửi gắm trong văn bản văn học.
  3. Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu cùng với nhận thức, quan niệm mà tác giả muốn trao đổi, gửi gắm, đối thoại với người đọc.
  4. Là sự giải thích, miêu tả đối với chủ đề đã nêu hoặc nhận thức, quan niệm mà tác giả muốn trao đổi, gửi gắm, đối thoại với người đọc.

Câu 8. Cảm hứng nghệ thuật của văn bản văn học là gì?

  1. Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
  2. Là tình cảm, hứng thú của tác giả thể hiện qua văn bản.
  3. Là những tình cảm, hứng thú được thể hiện một cách nghệ thuật.
  4. Là tất cả những trạng thái cảm xúc của tác giả và nhân vật.

Câu 9. Ngôn từ của văn bản văn học là gì?

  1. Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học.
  2. Là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học.
  3. Là yếu tố quan trọng nhất của văn bản văn học.
  4. Đáp án A và B đều đúng

Câu 10. Nhận định nào không thỏa đáng khi bàn về ý nghĩa quan trọng của ngôn từ trong văn bản văn học?

  1. Không có ngôn từ thì nhà văn không có phương tiện, chất liệu để sáng tạo văn bản văn học.
  2. Không có ngôn từ thì người đọc không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu, thưởng thức văn bản văn học.
  3. Không có ngôn từ thì nhà văn và người đọc không thể hiểu biết, thông cảm và quý trọng lẫn nhau.
  4. Không có ngôn từ thì không tồn tại chi tiết, tình tiết, hình tượng, nhân vật,... nghĩa là không có văn bản văn học.

Câu 11. Kết cấu của văn bản văn học là gì?

  1. Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
  2. Là cách tổ chức nên cấu trúc văn bản văn học.
  3. Là cách xây dựng tác phẩm văn học.
  4. Là cách liên kết các câu, các đoạn, các phần của văn bản.

Câu 12. Thể loại của văn bản văn học là gì?

  1. Là sự thống nhất, hài hòa giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.
  2. Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản.
  3. Là các thể văn khác nhau với những quy định cụ thể, chặt chẽ, tiện lợi, dùng để sáng tác văn học.
  4. Là hệ thống những quy ước, quy định về hình thức của văn bản văn học.

Câu 13. Khái niệm hình thức mang tính nội dung thường được sử dụng để nhấn mạnh điều gì?

  1. Tầm quan trọng của nội dung.
  2. Tầm quan trọng của hình thức.
  3. Sự thống nhất giữa hình thức và nội dung.
  4. Không có hình thức thuần túy.

Đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn: Thao tác nghị luận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

D

A

A

C

C

A

C

A

D

C

A

B

C

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 34: Nội dung và hình thức của văn bản văn học gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung, đặc điểm và hình thức của văn bản văn học...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 34: Nội dung và hình thức của văn bản văn học cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 10, Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn Văn 10, Văn mẫu lớp 10, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 10, soạn bài lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 10

    Xem thêm