Giáo án bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
Giáo án bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học được biên soạn kỹ lưỡng bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về văn bản văn học như: đề tài, chủ đề và tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
A. Mục tiêu bài học
- Giúp HS hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học
- Thấy tõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, thiết kế bài dạy
C. Phương pháp
Chia nhóm, thảo luận, nêu vấn đề
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập của học sinh.
3. Bài mới: Lời vào bài
Hoạt động của GV & HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1 Cho HS đọc nội dung vấn đề 1- SGK Hãy xác định đề tài của tác phẩm "Tắt đèn" từ đó rút ra kết luận đề tài là gì? Cho HS tìm chủ đề của tác phẩm Lão Hạc, Cảm xúc mùa thu, Lặng lẽ Sapa ..vv Vậy chủ đề là gì? HS dựa vàop SGK phát biểu tư tưởng của tác phẩm: Tắt đèn, và một số VD giáoviên đưa ra, từ đó rút ra khái niệm tư tưởng của tác phẩm văn học. | I. Các khái niêm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học: 1. Các khái niệm về nội dung a. Đề tài:
VD: Nguyễn Khuyến trong chùm thơ thu, nhà văn chọn đề tài mùa thu để miêu tả cảnh thu ở bắc bộ, qua đó người đọc thấy được sự gắn bó của tác giả với làng cảnh nông thôn. * Các nhà văn thường chọn đề tài mình hiểu biết sâu sắc và có cảm hứng b. Chủ đề:
Trong các tác phẩm có giá trị lớn có khi có nhiều chủ đề có chủ đề chính, có chủ đề đan xen (Sử thi Đăm săn) c. Tư tưởng của văn bản: Khái niệm: Là ý kiến tác giả trước chủ đề, nghĩa là sự lý giải, nhận thức, tâm sự trao đổi, nhắn gửi của tác giả với người đọc về chủ đề trong tác phẩm, nó là linh hồn của tác phẩm. VD: Tư tưởng của "Tức cảnh Pác Bó" là vui, sang, với cuộc sống đạm bạc ở Việt bắc của Bác Hồ thời kháng chiến chống Pháp. |