Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Ra-ma buộc tội

Giáo án đọc thêm Ra-ma buộc tội Ngữ văn 10

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Ra-ma buộc tội là giáo án điện tử lớp 10 môn Ngữ văn, được soạn phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Tiết 17-18 Ngày soạn: .....................

Đọc thêm: RA MA BUỘC TỘI

(Trích "Ra-ma-ya-na" - Sử thi Ấn Độ - Va-mi-ki)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

  • Thấy được diện mạo tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu;
  • Hiểu được đặc điểm nghệ thuật sử thi Ra-ma-ya-na.

II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

  • Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lý tưởng.
  • Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi Ấn Độ: thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu kịch tính, giọng điệu kể chuyện.

2. Kỹ năng:

  • Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại sử thi.
  • Phân tích tâm lý, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật.

3. Phương tiện:

SGV, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng, tranh ảnh.

III. NỘI DUNG LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ (3 phút):

Qua đoan trích Uy-lít-xơ trở về em nhận thấy được phẩm chất, tính cách của hai nhân vật Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ như thế nào?

2. Bài mới (50 phút):

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh

- GV: Giới thiệu hiểu biết của em về Van -mi-ki ? Quá trình hình thành sử thi Ra-ma-ya-na?

- HS: trả lời

- GV mở rộng

Vanmiki: Sống ở thế kỉ III TCN, được nhân dân Ấn Độ xem là nhà thơ đầu tiên của dân tộc mình. Thuộc đẳng cấp Bàlamôn, bị cha mẹ ruồng bỏ phải trốn vào rừng sâu làm thảo khấu. Sau được Na -ra-đa dạy bảo mà trở thành đạo sĩ.

- GV: Sử thi này có ảnh hưởng như thế nào đối với Ấn Độ và thế giới?

Có ảnh hưởng rộng lớn:

+ Ấn Độ: Được soạn ra từ nhiều thứ tiếng dân tộc khác nhau, được cải biên thành ca kịch và nhiều hình thức nghệ thuật khác. Người Ấn Độ coi đây là một thánh kinh. Người Ấn Độ khẳng định: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Rama còn làm say mê lòng người và cứu rỗi họ ra khỏi vòng tội lỗi”

+ Tác phẩm còn đựoc phổ biến sâu rộng ở các nước đặc biệt là khu vực Đông Nam Á: Rama Kiên (Thái Lan), Kiêm Kê (Campuchia), Xỉn xay (Lào), Ramayana (Chăm- VN), Dạ thoa vương (Lĩnh Nam chích quái- VN)

- GV: Hãy tóm tắt sử thi Ra-ma-ya-na ?

- HS tóm tắt.

- GV chốt lại ý.

Hoạt động 2: Đọc, tóm tắt tác phẩm

- GV: Vị trí của đoạn trích ?

- HS trả lời.

- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích

Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa văn bản

- GV: Ngoài việc khẳng định sức mạnh chiến đấu, Ra-ma còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì?

- HS: trả lời

- GV: Vì sao Ra-ma ra sức cứu Xita rồi lại kết tội và ruồng bỏ nàng? Tại sao Ra-ma nói những lời đay nghiến Xita trước mặt những người khác?

- HS: trả lời:

Rama nói với Gianaki tội nghiệp khiêm nhường đứng ở trước mặt chàng, đang khao khát những lời nói yêu thương của chồng sau bao ngày xa cách. Rama đã gọi Xita là"phu nhân cao quý", đây ko phải là cách gọi hạ thấp nhưng lại bộc lộ xa lạ, lạnh lùng, quan cách và đầy trịnh trọng, dường như không một chút thân mật. Hoàn toàn khác với cách gọi vợ đầy âu yếm của Uylixơ khi gặp vợ: “Nàng ơi" với Pênêlôp (đoạn trích" Uylixơ trở về").

Nhìn Gianaki, "lòng Rama đau như dao cắt". nhưng vì sợ tai tiếng nên chàng "bèn nói với nàng, trước mặt những người khác". Một lần nữa chàng khẳng định"chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù...Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta..". Sau chiến thắng, được gặp lại vợ nhưng lòng Rama không hề thanh thản. Có một sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm, giữa danh dự - bổn phận với tình yêu trong Rama và cuối cùng, lí trí- danh dự- bổn phận đã chiến thắng. Do vậy chàng vẫn tiếp tục nói những lời không phải với Xita.

- GV: Trước thái độ của Ra-ma, Xita như thế nào? Nàng đã làm gì để thanh minh cho mình?

- HS: trả lời.

- GV: Thái độ của Ra-ma khi Xita bước lên giàn hoả thiêu

- GV: Tâm trạng của như thế nào khi được chồng cứu?

- HS: trả lời.

- GV: Thái độ Xi ta khi nghe những lời buộc tội của Ra ma?

- HS: trả lời.

- GV: Xi ta thanh minh cho mình như thế nào?

- HS: trả lời.

- GV: nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá chung

- GV: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

- HS trả lời

- GV: Nghệ thuật thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật trong đoạn trích?

- GV: Ý nghĩa của văn bản?

- HS trả lời.

Hoạt động 5: Củng cố, kiểm tra, đánh giá

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Sử thi Ra-ma-ya-na.

- Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III trước CN: văn vần, tiếng Phạn được đạo sị Van–mi-ki hoàn thiện.

- Một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ

- Gồm 24.000 câu thơ đôi, chia thành 24 khúc ca lớn kể về những kì tích của hoàng tử Ra ma.

- Tóm tắt (SGK/55)

3/ Đoạn trích.

a. Vị trí: Chương 79, khúc 6 của sử thi Ra- ma-ya-na.

b. Bố cục: 2 phần

c. Nội dung: .....

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.

1. Nội dung:

a. Diễn biến tâm trạng của Ra-ma.

- Khẳng định tài năng và sứ mạng của mình

- Thái độ ghen tuông, nghi ngờ Xita (ngôn từ lạnh lùng, xa cách; giọng điệu đay nghiến, ghen tuông, xua đuổi Xita, buông những lời xúc phạm tầm thường. Thái độ và hành động vô cảm...)

→ Vì danh dự dòng họ và tình yêu mãnh liệt

- Không nói lời nào, mắt dán xuống đất và đau khổ vô biên khi Xita ta bước lên giàn hỏa thiêu, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu

→ Đứng trên tư cách kép (con người xã hội và con người cá nhân), đứng giữa tình yêu và danh dự, Ra-ma đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của 1 đức vua anh hùng

→ Ca ngợi phẩm chất người anh hùng lý tưởng Ra-ma.

2. Diễn biến tâm trạng của Xi ta.

- Vui và hạnh phúc sau khi được chồng cứu

- Kinh ngạc, đau khổ, tủi nhục trước thái độ và những lời sỉ nhục của chồng.

- Dùng lời lẽ dịu dàng, đoan trang thanh minh cho mình, đem tình yêu, danh dự làm bằng chứng thuyết phục.

- Hành động: bước lên giàn hoả thiêu để chứng minh phẩm hạnh của mình.

→ Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ lý tưởng trong sáng, chân thực, thủy chung, giàu lòng tự trọng, có nhân cách cao quý của người phụ nữ Ấn Độ cổ đại.

2. Nghệ thuật:

- Xây dựng nhân vật lý tưởng với tâm lý, tính cách, triết lý, hành động.

- Sử dụng hình ảnh, điển tích,ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính,... giàu yếu tố sử thi.

3. Ý nghĩa văn bản:

- Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lý tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vôgiá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay.

- Người Ấn Độ tin rằng: "Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi".

III. Luyện tập

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2 phút):

  • Dặn dò: học bài
  • Chuẩn bị bài mới: “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”.

RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu liên quan cùng tác phẩm Ra Ma buộc tội:

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm