Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Thực hành biện pháp tu từ phép điệp và phép đối

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10

Giáo án bài Thực hành biện pháp tu từ phép điệp và phép đối được thiết kế rõ ràng, chi tiết. Bài giáo án điện tử Ngữ văn 10 này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn bài giảng dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu được phép điệp và phép đối trong sử dụng tiếng việt, biết nhận diện phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ.

Giáo án bài Nỗi thương mình

Giáo án bài Văn bản văn học

THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
(Tiết 1)


A. MỤC TIÊU

Giúp HS:

  • Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.
  • Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác phẩm nghệ thuật.
  • Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết.

B. PHƯƠNG TIỆN.

  • SGK, SGV
  • Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10.

C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc, vấn đáp, trao đổi thảo luận

D. LÊN LỚP.

I. Ổn định tổ chức.

II. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện như thế nào trong bài thơ Bánh trôi nước?

III. Bài mới:

Đọc ngữ liệu

Trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi SGK

Em hiểu như thế nào về phép điệp?

I. Luyện tập về phép điệp (Điệp ngữ)

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

a. Ngữ liệu 1: Bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.

(1) "nụ tầm xuân" được lặp lại nguyên vẹn ở câu thứ hai và câu thứ ba có tác dụng làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.
Nếu thay thế bằng:

  • Hoa tầm xuân: không gợi được hình ảnh người con gái ở độ tuổi cập kê.
  • Hoa cây này: không còn là hình ảnh được giữ mãi trong kí ức.

(2) Lặp lại cụm từ "chim vào lồng", "cá mắc câu" ở bốn câu cuối của bài ca dao đã góp phần nhấn mạnh nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân, tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến.

b. Ngữ liệu 2: Các câu tục ngữ này có hiện tượng lặp từ, tạo tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói để câu nói dễ nhớ, dễ thuộc hơn, ko mang màu sắc tu từ.

2. Kết luận:

Khái niệm: Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn b (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) để nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.

Mô hình: nếu gọi a là một nhân tố của phép điệp trong chuỗi lời nói, ta có:
a + a + b + c + d...
hay: a + b + c + a + d...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 10

    Xem thêm