Giáo án Ngữ văn 10 bài: Văn bản

Giáo án Ngữ văn lớp 10

Giáo án Ngữ Văn lớp 10 bài Văn bản được biên soạn khoa học rõ ràng giúp các em học sinh nắm vững nội dung bài học về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ. Với bài giáo án điện tử lớp 10 môn Văn này, các thầy cô còn nâng cao kĩ năng thực hành nhận diện, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. Sau đây mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

  • Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
  • Các loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.

2) Kĩ năng:

  • Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
  • Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
  • Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.

3) Thái độ:

Hiểu rõ khái niệm, đặc điểm văn bản, ý thức tạo lập văn bản trong học tập và cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

SGV, giáo án, chiếu phần văn bản trong SGK

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới: Phong cách ngôn ngữ bao quátụư sử dụng tất cả các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân. Cho nên nói và viết đúng phong cách là đích cuối cùng của việc học tập Tiếng việt, là một yêu cầu văn hoá đặt ra đối với con người văn minh hiện đại... Ta tìm hiểu bài văn bản.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của VB

* Cho 4 nhóm HS lên trình bày:

Câu 1 / Tr 24:

Mỗi VB trên được người nói / viết tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng ở mỗi VB như thế nào?

Câu 2 / Tr 24

Mỗi VB đề cập vấn đề gì? Vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong từng VB không? (nói rõ hơn trong Sách giáo án, Tr 30)

Câu 3 / Tr 24:

- Ở những VB có nhiều câu ( VB2,3 ), ND của VB được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn ntn?

- VB 3 có bố cục ntn?

Câu 4 / Tr 24:

- Về hình thức, VB 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc ntn?

Câu 5 / Tr 24:

- Mỗi VB trên được tạo ra nhằm mục đích gì?

* GV khái quát các vấn đề cần ghi nhớ

I. Khái niệm và đặc điểm:
  • VB1: Trong hoạt động giao tiếp chung. Để đáp ứng nhu cầu truyền thụ kinh nghiệm sống. Và dung lượng là 1 câu.
  • VB 2: Trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người. Nhu cầu than thân. Gồm 04 câu.
  • VB 3: Trong hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước với toàn thể đồng bào. Kêu gọi nhân dân kháng chiến chống Pháp. Có 15 câu.

- Tất cả đều được triển khai nhất quán trong từng VB.

- Các câu có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, cùng thể hiện một chủ đề.

- Kết cấu ba phần rất rõ ràng:

  • Phần mở đầu: "Hỡi đồng bào toàn quốc".
  • Phần thân bài: "Chúng ta muốn... dân tộc ta".
  • Phần kết: đoạn còn lại.

- Rất riêng:

  • Mở đầu: Là lời kêu gọi khẩn thiết, thân tình.
  • Kết thúc: là quyết tâm chiến thắng kẻ ngoại xâm
  • VB 1: Mang đến cho người đọc một kinh nghiệm sống.
  • VB 2: Nói cho mọi người biết thân phận không làm chủ được mình của phụ nữ thời PK.
  • VB 3: Kêu gọi toàn dân chống giặc ngoại xâm.

* GHI NHỚ:

4. Củng cố: - Nắm vững đặc điểm của văn bản, các loại văn bản.

5. Dặn dò:

  • Nêu khái niệm văn bản? Có mấy loại văn bản?
  • Chuẩn bị làm bài viết số 1.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Bài liên quan:

Đánh giá bài viết
12 15.534
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thêm