Giáo án bài Lập dàn ý bài văn nghị luận
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
Giáo án bài Lập dàn ý bài văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Giáo án điện tử môn Ngữ văn 10 này sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu để soạn giáo án ngữ văn 10 cũng như giúp các em học sinh biết được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận, tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng việt và vốn sống thực tế.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được tác dụng, yêu cầu của việc lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận.
- Nắm được các bước lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức và hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, thiết kế bài giảng, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK, vở soạn bài.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Yêu cầu cần đạt |
Thế nào là lập dàn ý? Lập dàn ý có tác dụng như thế nào? Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận ta phải làm gì? Em hiểu thế nào là luận đề, luận điểm, luận cứ? Muốn tìm ý ta phải xác định những gì? Cho HS làm | Suy nghĩ, trả lời Theo dõi SGK, trả lời Suy nghĩ, phát biểu Thảo luận, trả lời câu hỏi Làm việc với SGK, trả lời câu hỏi | I. Tác dụng của việc lập dàn ý: 1. Khái niệm: Là việc lựa chọn, sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của bài văn. 2. Tác dụng:
→ Có vai trò quan trọng, không thể thiếu khi viết bài văn nghị luận. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận: 1. Tìm ý cho bài văn: * Luận đề: vấn đề trung tâm được đưa ra để bàn luận. * Luận điểm: ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng. * Luận cứ: lí lẽ vận dụng để làm sáng tỏ luận điểm. a. Xác định luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. |