Giáo án bài Ca dao hài hước Ngữ Văn 10
Giáo án bài Ca dao hài hước - giáo án điện tử ngữ văn lớp 10
Giáo án bài Ca dao hài hước Ngữ Văn 10 được trình bày ngắn gọn giúp các em học sinh dễ nắm được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật hóm hỉnh của người dân. Ngoài ra, các em còn được rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua bài giáo án điện tử ngữ văn 10 này
CA DAO HÀI HƯỚC
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng, thông minh hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.
- Hiểu được tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ.
3. Thái độ:
- Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
- Hoạt động 1 (5 phút)
1.Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Câu hỏi: Đọc thuộc hai bài ca dao than thân đã học? Nêu ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh tấm lụa đào và củ ấu gai?
* Đáp án: SGK+ bài cũ.
* Tên HS trả lời:
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: Tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình), tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội của người bình dân việt nam xưa không chỉ thể hiện trong văn xuôi tự sự với thể loại truyện cười mà còn được thể hiện khá độc đáo trong thơ trữ tình dân gian. Đó là những bài ca dao hài hước, ca dao trào phúng. Tiếng cười lạc quan của người lao động ở đây sẽ được biểu hiện rất giòn giã, khoẻ khoắn phong phú và độc đáo.
Tài liệu liên quan cùng chủ đề Ca dao hài hước thuộc môn Ngữ Văn lớp 10: